Là thành viên của
FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadt20 nam Environ-ACGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcNấm Đồng Tiền (Tên gọi địa phương) trong ao nuôi tôm - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế tác hại của chúng

Nấm Đồng Tiền (Tên gọi địa phương) trong ao nuôi tôm - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế tác hại của chúng

Hiện nay, trong các vùng nuôi lâu năm xuất hiện loài nấm mà người nuôi gọi là Nấm Đồng Tiền. Nhưng căn cứ vào đặc điểm hình thái và sinh trưởng của loài nấm này thì nhận thấy loài này có đặc điểm giống như một loài địa y (một dạng kết hợp giữa nấm (mycobiont) và một loại sinh vật có thể quang hợp (photobiont)) hơn là nấm mốc. Trong bài viết này, chúng tôi tạm gọi loài thực vật này là Nấm Đồng Tiền theo tên gọi dân gian của người nuôi tôm.

Một số hình ảnh so sánh địa y và nấm Đồng Tiền:



Loài nấm này gây thiệt hại không nhỏ cho các ao nuôi và rất khó xử lý nếu ao nuôi nào bị nhiễm loài nấm này. Tôm nuôi sẽ ăn phải các cá thể nấm và dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, tôm bị teo gan, ốp thân, không phát triển…

Việc xử lý loài nấm này thông thường người nuôi thường dùng biện pháp cơ học là chà, tẩy các cá thể nấm này khi phát hiện. Tuy nhiên, việc này vô tình làm cho bào tử nấm phát tán mạnh hơn và các cá thể nấm khi bị chà bong tróc ra sẽ phát sinh độc tố khi tôm ăn phải.




Một số giải pháp mang lại hiệu quả tốt nhất khi xử lý Nấm Đồng Tiền:

Cải tạo ao:


Đối với các ao nuôi đã từng bị nhiễm nấm ở các vụ nuôi trước thì bắt buộc khâu tẩy nấm và tiêu diệt bào tử nấm cần được chú trọng và xử lý triệt để.

Cách thức xử lý như sau:
 
  • Cải tạo vệ sinh ao sạch sẽ.
  • Dùng vôi nung (CaO) hòa với nước thành dung dịch đậm, sệt, tưới đều, quét lên bạt ao. Việc phủ vôi tôi lên bạt ao càng dày sẽ cho hiệu quả xử lý càng cao.
  • Đối với ao phủ bạt bờ và đáy đất thì chúng ta giữ ẩm mặt đáy ao và bón dày vôi nóng khắp đáy ao (liều lượng có thể 700-800kg/1.000m2).
  • Vôi tôi cũng được xử lý trên tất cả các vật dụng và thiết bị của ao bị nhiễm.
  • Cách ly vật dụng ao nhiễm nấm.
  • Phơi 2-3 ngày.
  • Sau đó tiến hành xịt rửa và vệ sinh lại ao nuôi.
  • Phơi thêm một thời gian khoảng 5 - 7 ngày.


Đối với ao đang nuôi và có tôm:


Việc phát hiện sớm nấm xuất hiện trong ao sẽ giúp cho việc xử lý hiệu quả hơn.

Sử dụng enzyme xử lý nước kết hợp vi sinh liều cao tại vị trí nấm xuất hiện sẽ giúp ức chế nấm phát triển một cách hiệu quả và tự nhiên. Hạn chế việc phát tán bào tử nấm và phát sinh độc tố khi tôm ăn các mảnh vỡ của nấm khi xử lý cơ học (chà, tẩy nấm).
  • Dùng Polyzymes / Aquazim chai 100ml cho chu vi bờ 100m, hòa nước và tạt đều dọc mép nước.
  • Sục khí vi sinh Merabac / Ecosen hoặc Ecobac với mật đường 1 hộp (gói) 250g + 5kg mật đường (hoặc đường cát), sau 5 giờ tạt đều mép nước và chỗ xuất hiện nấm.
  • Tăng tầng suất xử lý vi sinh 02 ngày/1 lần nhằm hạn chế chất thải tích tụ quanh bờ ao và hạn chế chất bẩn bám vào các thiết bị nuôi.
  • Kết hợp enzyme xử lý định kỳ để nước ao sạch hơn và ngăn chặn nguồn dinh dưỡng cho nấm phát triển.
  • Bổ sung liên tục men tiêu hóa Lactocel / Prolact hoặc Ecolact và enzyme Superzim vào thức ăn nhằm củng cố hệ thống tiêu hóa của tôm, hạn chế các tác động bất lợi của nấm.

Thực hiện bởi: Bộ phận kỹ thuật - Công ty Cổ Phần Thủy Sản Bình Minh



 
Trở về
Thông tin khác

Tin tức & sự kiện

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi