Là thành viên của
FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcẢnh hưởng của độ mặn đến sức đề kháng của tôm thẻ

Ảnh hưởng của độ mặn đến sức đề kháng của tôm thẻ

Tôm thẻ chân trắng là loài tôm có nguồn gốc ở vùng Đông Thái Bình Dương, nơi môi trường có độ mặn thường ≥ 35o/oo. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy tôm thẻ có thể thích nghi với một khoảng độ mặn khá rộng, chẳng hạn 1-50o/oo (Pante, 1990; Gao và cs., 2016). Ở Đồng bằng Sông Cửu long, tôm thẻ được nuôi thông thường trong khoảng độ mặn 0-10o/oo. Tại một số khu vực hoặc một số thời điểm độ mặn có thể tăng lên 25 o/oo hoặc cao hơn. Độ mặn của một ao nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý của khu nuôi, nguồn nước, thời tiết,…độ mặn thay đổi hoặc biến động bất thường có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả vụ nuôi.    
  
Nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn, Wang và Chen (2005) đã thử nghiệm nuôi tôm thẻ ở các độ mặn 5, 15, 25 và 35o/oo, sau đó cảm nhiễm tác nhân gây bệnh là Vibrio alginolyticus (với mật độ 104 cfu/shrimp). Tỷ lệ sống của tôm được theo dõi, đánh giá trong khoảng thời gian 96 giờ sau khi tiêm vi khuẩn có hại vào tôm. Các tác giả thu được kết quả tỷ lệ sống của tôm ở độ mặn ở 5o/oo và 15o/oo thấp hơn đáng kể so với tôm nuôi ở độ mặn cao hơn (tỷ lệ sống lần lượt là 30.0, 73.3, 93.3 và 83.3% tương ứng với độ mặn 5, 15, 25 và 35o/oo). Ở một thí nghiệm khác, các tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi độ mặn đến sức đề kháng: tôm được nuôi ở bể có độ mặn 25o/oo, và hàng ngày được chuyển sang các bể có độ mặn 5, 15, 25 và 35o/oo. Kết quả đo các chỉ tiêu thể hiện tính trạng sức khỏe và khả năng đề kháng của tôm (tổng tế bào máu, hoạt tính enzyme của hệ miễn dịch, mức độ hình thành gốc tự do, hoạt tính enzyme loại gốc tự do, mức độ quá trình thực bào) đều giảm khi chuyển tôm sang môi trường có độ mặn thấp hơn. Các kết quả này cho thấy sức đề kháng chung của tôm giảm xuống.

Từ kết quả của nghiên cứu này có thể rút ra kết luận độ mặn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi tôm thẻ. Độ mặn thấp sẽ giúp tôm tăng trưởng nhanh, tuy nhiên khả năng chống lại tác nhân gây bệnh kém đi. Đặc biệt sức đề kháng của tôm là một vấn đề cần lưu ý khi độ mặn của nước ao nuôi giảm đột ngột (chẳng hạn trong tình huống thời tiết đang nắng nóng kéo dài chợt có một vài cơn mưa). Điều này có thể giải thích tại sao trong những trường hợp như vậy tôm dễ bị phát tác các dịch bệnh tiềm ẩn như đốm trắng.
 

Nguồn từ: Gao, W., Tian, L., Huang, T., Yao, M., Hu, W., Xu, Q. (2016). Effect of salinity on the growth performance, osmolarity and metabolism-related gene expression in white shrimp Litopenaeus vannamei, Aquaculture Report, 4: 125-129.
Pante, M.J.R. (1990). Influence of Environmental Stress on the Heritability of Molting Frequency and Growth Rate of the Penaeid Shrimp, Penaeus Vannamei. University of Houston-Clear lake, Houston, TX, USA.
Wang, L.U and Chen, J.C. (2005). The immune response of white shrimp Litopenaeus vannamei and its susceptibility to Vibrio alginolyticus at different salinity levels, Fish and Shellfish Immunology, 18: 269-278.


Lượt dịch bởi
KS.Nguyễn Chí Hào - Công ty CP CNSH Tiên Phong
Trở về
Thông tin khác

Tin tức & sự kiện

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi