Là thành viên của
FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcNhững vấn đề quan tâm xoay quanh con tôm

Những vấn đề quan tâm xoay quanh con tôm

Tình hình này, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, các DN chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh.


 

Thiếu tôm nguyên liệu


Từ giữa tháng 8 đến nay, giá tôm thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long tăng khá mạnh. Nguyên nhân do sức cung giảm. Nguyên nhân sức cung giảm do tôm nuôi nhiễm bệnh khá trầm trọng. Sự biến động này, theo thông tin bên ngoài do tôm giống không còn chất lượng cao nhất và môi trường nuôi tôm, nhất là nguồn nước nuôi, ngày càng xấu đi. Có nhiều cuộc họp khẩn, nhiều hội thảo xoay quanh câu chuyện này nhưng theo thực tế chưa làm xoay chuyển tình hình.

Do hấp dẫn về giá tôm, từ tháng 10 đến nay tình hình thả nuôi mới đã diễn tiến khá rầm rộ. Theo thông tin, lượng tôm giống bán ra, có nhà cung ứng đạt 150% so năm rồi. Hiện nay cuối mùa mưa lẫn bão, rủi ro trong nuôi tôm đã giảm, nhưng tình hình ao tôm thả mới bị thiệt hại thì chưa cải thiện. Trong vòng một tháng sau khi thả nuôi, ao tôm đã bị nhiễm bệnh khá phổ biến, bệnh EHP và bước tiếp theo là phân trắng.

Tình hình này, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, các DN chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hy vọng năm 2025, năm sẽ có thời tiết nóng, sẽ thuận hơn trong việc nuôi tôm, sớm cải thiện tình hình tôm nguyên liệu, hoạt động ngành tôm ổn thỏa hơn.
 

Diễn biến thị trường sau khi có thuế AD, CVD từ Hoa Kỳ:


Ấn Độ có thị phần tôm tại Hoa Kỳ cao nhất, 31% ( Báo cáo xuất khẩu thủy sản quý 3/2024 - VASEP). Theo thông tin, tôm Ấn Độ đang bị thuế AD 2,49%, nay bị thêm thuế CVD, mà mức thuế CVD của họ cao nhất, 5,77%. Đó là điều bất lợi sắp tới. Ngành tôm Ấn đang gặp khó khăn vì người nuôi không có lãi, có thể sắp tới sẽ ít nhiều thu hẹp vì rào cản thuế quan này.
 

Tôm Ecuador không bị thuế AD, chỉ bị thuế CVD 3,78% và đang chiếm thị phần lớn thứ hai ở đây, trên 26%, quan trọng hơn là tăng thị phần ở đây liên tục các năm qua.
 

Tôm Indonesia không bị thuế CVD, nhưng bị thuế AD là 3,9%, có thị phần tại Hoa Kỳ đứng thứ ba, hơn 17% và có xu thế giảm.
 

Tôm Việt Nam có thuế CVD là 2,84%, thuế AD cũ là 0%, mức thuế AD sơ bộ mới theo lịch trình tới tháng 3/2025 mới có. Tôm Việt đứng thứ 4 ở đây, thị phần còn khoảng 8%, duy trì vài năm qua.
 

Với tình hình trên, tôm Ấn Độ bị thất thế và tôm Ecudor có lợi thế nhất ở thị trường Hoa Kỳ. Xu thế có thể nêu ra là tôm Ecuador từng bước thay thế tôm Ấn Độ, trở thành nhà cung cấp tôm hàng đầu ở thị trường này. Tôm Indonesia, trước đây chiếm thị phần thứ 2 và bị tôm Ecuador lấn sân, qua mặt một cách mạnh mẽ. Nay tình hình hình tiếp tục kéo dài. Thiết nghĩ DN tôm Indonesia cũng phải biết tính toán lại thị trường để giảm thiểu rủi ro. Tôm Indonesia chiếm thị phần thứ 2 ở Nhật Bản, sau tôm Việt; có lẽ sắp tới sự cạnh tranh tôm Việt và tôm Indonesia ở thị trường Nhật Bản sẽ căng thẳng hơn hiện nay.

Hiện nay tôm Việt có bất lợi lớn nhất là giá thành cao, giảm sức cạnh tranh. Nếu sắp tới đây tôm Việt duy trì được mức thuế AD là 0% thì thị trường Hoa Kỳ còn giữ vững. Nếu thuế này cao 3-5%, chắc chắc các DN tôm Việt phải tập trung vào các sản phẩm không bị thuế AD lẫn CVD mới bám trụ được. Ngành tôm Trung Quốc bị thuế AD tại Hoa Kỳ rất cao, và họ cũng tận dụng khe hở này để còn duy trì một phần tôm tiêu thụ ở đây hàng năm.

Còn những vấn đề khác cần quan tâm, theo góc nhìn cá nhân, trên là những nội dung nóng hơn, nêu ra để cùng trao đổi và có sách lược xử lý cho DN mình trong giai đoạn tới đây.


Nguồn: 
vasep

Trở về
Thông tin khác

Tin tức & sự kiện

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi