Tóm tắt: Ngành công nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng Ấn độ đang phải đối mặt với một loại bệnh nghiêm trọng mới được đặt tên là Bệnh mảng trắng do vi khuẩn (Bacterial white patch disease). Trước đây, bệnh chỉ gây chết từ từ, nhưng khi bùng phát thành dịch, thì trong vòng 3 – 5 ngày, tỉ lệ chết lên đến 70%. Dấu hiệu chính của bệnh là xuất hiện các mảng trắng đục trên vỏ giáp đầu ngực, cơ thể có màu xanh dương nhạt, hoại tử cơ đuôi và cơ bụng trên diện rộng, giảm khả năng bắt mồi. Nguyên nhân gây bệnh WPD được xác định là do vi khuẩn Bacillus cereus - dạng que (Mã số ở ngân hàng lưu trữ gene: KF673474.1).
Ngoài ra, vi khuẩn B.cereus WPD có khả năng gia tăng độc lực với máu và gây tỉ lệ chết cao trên tôm thẻ chân trắng L.vannamei và Artemia khi cảm nhiễm ở nồng độ 104 đến 108 cfu/ml.
Loài vi khuẩn này làm cho tôm nuôi chết mỗi ngày, tỉ lệ sống giảm thấp và hệ số FCR rất cao, thỉnh thoảng có hiện tượng tôm rớt đáy hàng loạt trong 2 – 3 ngày, buộc người nuôi phải thu hoạch sớm. Dấu hiệu điển hình của bệnh là hoại tử cơ đuôi và cơ bụng trên diện rộng, vùng hoại tử xuất hiện các mảng trắng đục, ở giai đoạn sau của bệnh, các mảng trắng đục này sẽ chuyển thành từng mảng với các đốm đen li ti; tôm nhiễm bệnh sẽ dần mất màu xanh trên cơ thể, mất khả năng bắt mồi, vỏ nhám, thân có thể đỏ hoặc không, mềm vỏ, ruột trống và mòn đuôi (có thể do ăn lẫn nhau), giai đoạn cấp tính, tỉ lệ chết lên đến 70%.
Kết quả xác định kiểu gene và mô học đã phát hiện nguyên nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm được xác định là do vi khuẩn Bacillus cereus, Gram dương, hình que. Nhiều dòng B.cereus còn được xác định là nguyên nhân gây ra triệu chứng ngộ độc thức ăn (Ehling-Schulz và ctv, 2004).
Hiện tượng tôm chết diễn biến chậm và xuất hiện nhiều đốm trắng trên tôm thẻ L.vannamei với tỷ lệ tiêu thụ thức ăn cao. Dấu hiệu rõ ràng nhất của tôm bị nhiễm bệnh là hoại tử cơ đuôi và bụng trên diện rộng; vùng hoại tử xuất hiện đốm trắng và ở giai đoạn sau của bệnh, các đốm này nhỏ, nhiều hơn và chuyển sang màu đen; cơ thể tôm nhiễm bệnh có màu xanh nhạt; giảm khả năng bắt màu; một vài phần trên cơ thể tôm nhiễm bệnh có màu đỏ, vỏ nhám; đục cơ; nhiều tôm chết có dấu hiệu cơ đuôi biến mất do bị ăn ở giai đoạn cấp tính, tỉ lệ chết lên đến 70%.
B.cereus là nhóm phổ biến, vi khuẩn dạng que và có khả năng sinh bào tử (De Jonghe và ctv, 2008) trong môi trường đất và đất sét, trầm tích, bùn, nước và thức ăn dư thừa (Goepfert và ctv, 1972; Johnson, 1984; Norris và ctv, 1981). Đường ruột của côn trùng sau khi tiêu hóa, có thể là nơi cư ngụ của bào tử B.cereus dạng tiềm sinh, sau đó hình thành nên vi khuẩn. Mặt khác, khi tiến hành phân lập từ ruột của các loài chân khớp, cũng cho thấy đó chính là vi khuẩn B.cereus (Margulis và ctv, 1998).
Ngoài ra, dựa vào kết quả nhuộm Gram trên mô, nguyên nhân gây ra bệnh do đốm trắng do vi khuẩn trên tôm thẻ L.vannamei cũng được xác định là B.cereus
Nguồn: Tiến Sĩ Thavasimuthu Citarasu, S.Velmurugan, P.Palanikuma, P.Velayuthani, M.B.S Donio, M.Michel Babu, C.Lelin, S.Sudhakar - Trung tâm khoa học kỹ thuật biển, trường Đại học Manonmaniam Sundaranar, Taminadu 629502, Ấn Độ - BACTERIAL WHITE PATCH DISEASE, The Practical Asian Aquacultue, Vol 6, Issue 19, Tháng 1 - 3/2015
Lược dịch: KS Lê Hải Quỳnh - Công ty VinhthinhBiostadt