FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Biện pháp giảm chi phí nuôi tôm

Dưới đây chỉ là một trong những vấn đề chính có hiệu quả trong việc giảm chi phí nuôi tôm, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bà con vụ mùa bội thu.

Kiểm soát thức ăn

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí sản xuất (chiếm khoảng 50 – 60%). Lượng thức ăn thất thoát vào trong nước và bùn đáy ao khoảng 20%. Lượng thức ăn dư thừa này phân hủy thành chất dinh dưỡng cho tảo phát triển mạnh và đáy ao dơ do thức ăn dư. Các chất này sẽ làm tiêu hao oxy và sản sinh ra nhiều khí độc như: NH3, H2S,… Tôm sẽ thể hiện các triệu chứng như nổi đầu, giảm ăn, mang đen, sắc tố xấu,… Đây là lúc bệnh tôm xả ra do sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) phụ thuộc vào chất lượng, môi trường và kinh nghiệm trong quản lý thức ăn. Thời gian tôm tiêu thụ thức ăn trung bình thường là từ 2 đến 3.5 tiếng. Do đó, có thể cho tôm ăn nhiều lần trong ngày (4 – 5 lần), lượng thức ăn chiếm khoảng 80% lượng thức ăn cho tôm ăn hàng ngày. Tôm sẽ ăn nhiều vào lúc mặt trời mọc và lặn, vì vậy bà con cần phải tăng lượng thức ăn vào ban ngày và giảm thức ăn vào ban đêm. Khi tôm đang lột xác, thời tiết lạnh, mưa, nắng gắt, hoặc sự thay đổi đột ngột môi trường ao nuôi, bà con nên giảm lượng thức ăn.

Điều chỉnh thức ăn thông qua sàng cho ăn là giải pháp cơ bản có độ chính xác tương đối, vì vậy điều quan trọng là xem khả năng hoạt động, tình trạng sức khỏe, sức ăn, độ trong của nước,…

Chú ý mật độ nuôi

Mật độ thả nuôi hợp lý kết hợp với đầu tư và trang thiết bị đầy đủ như quạt nước, oxy đáy (nếu có) để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong ao > 4 mg/L đối với tôm sú và > 5 mg/L đối với tôm thẻ chân trắng. Thực hiện biện pháp phòng ngừa ngay từ lúc cải tạo ao và trong suốt quá trình nuôi. Tạo và duy trì hệ phiêu sinh thực hợp lý trong ao là hết sức quan trọng: tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, tạo oxy trong ao, ngăn ngừa sự phát triển của tảo đáy và làm cho môi trường nước ít trong, ít biến động, hạn chế tôm bị sốc, làm tăng tỉ lệ sống, tạo điều kiện cho tôm tăng khả năng bắt mồi, phát triển nhanh.

Sử dụng hóa chất

Thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học có chi phí tương đối cao (chiếm 20 – 30%). Để tiết kiệm khoản chi phí này, cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của ao để có kế hoạch sử dụng thuốc và hóa chất kịp thời, đúng liều, tạo ra môi trường ao nuôi an toàn và bền vững cho vụ nuôi. Vụ sản xuất tiếp theo có cơ hội thành công. 

Nguồnhttp://www.blacktigerprawn.info

Dịch bởi: KS. Huỳnh Thị Bích Thinh - Công ty Vinhthinhbiostadt

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi