Cũng như các loài động vật giáp xác khác, tôm cũng có khung xương ngoài giới hạn mức độ phát triển của chúng. Để tăng trưởng chúng cần trải qua quá trình lột xác hay có thể nói chúng cần thay mới lớp vỏ hoàn toàn. Vậy làm thế nào để kiểm soát thời điểm then chốt của quá trình lột vỏ nhằm tối ưu hóa tốc độ phát triển của tôm?
Sự phát triển của tôm diễn ra theo từng bước
Khung xương ngoài của tôm thường được gọi là biểu bì hay vỏ. Được cấu tạo từ những thành phần chính là chitin, muối canxi, protein và chất béo nên vỏ tôm rất cứng chắc có vai trò bảo vệ tôm, tuy nhiên chúng cũng làm giới hạn sự phát triển của chính chúng. Khi lớp vỏ này phát triển, cơ thể tôm sẽ chạm tới chúng, do đó, lớp vỏ cần được lột bỏ để tạo thành lớp khác cứng hơn. Vì vậy mà sự phát triển của tôm sẽ không diễn ra liên tục như cá mà nó theo một chuỗi các bước, tức là theo các giai đoạn liên tục.
Trong suốt quá trình lột vỏ, các loài động vật giáp xác hấp thu rất nhiều nước dẫn đến tăng trọng lượng.
Lột vỏ là một hiện tượng liên quan đến hoormon. Thông thường, một đàn tôm trong ao sẽ lột vỏ một cách đồng đều. Chu kỳ lột vỏ của tôm có thể bị gây cản trở bởi stress (ví dụ như khi nước ao nuôi quá trong một cách nhanh chóng) và chính điều này đôi khi sẽ kéo dài thời gian nuôi.
Để phát triển, tôm cần phải loại bỏ lớp vỏ cũ. Khi lớp vỏ mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài, tôm sẽ trải qua một khoảng thời gian khá quan trọng.
Sau khi lột vỏ, tôm sẽ trải qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn sau khi lột vỏ: trong giai đoạn này tôm hồi phục từ lần lột vỏ vừa mới diễn ra. Để có thể mở rộng và củng cố cũng như thích nghi với kích thước mới, tôm phải hấp thu một lượng lớn nước (điểm A). Lớp vỏ mới sẽ cứng lại sau vài giờ (giai đoạn B).
- Giai đoạn trung gian: trong suốt giai đoạn này, vỏ tôm đã hoàn thiện về mặt chức năng. Trọng lượng tôm tăng liên tục và hoạt động ăn của chúng được giữ ổn định và đạt mức lớn nhất.
- Giai đoạn trước khi lột vỏ: tôm sẵn sàng cho đợt lột vỏ tiếp theo. Khả năng ăn của chúng giảm, lớp vỏ mới có thể thấy được bằng mắt thường (bảng dưới).
Giai đoạn sau khi lột vỏ - khoảng thời gian dẫn đến các bệnh và suy giảm chức năng
Lột vỏ gây trở ngại cho cơ thể tôm một cách đáng kể. Trong giai đoạn này, lớp vỏ mới được hình thành chính là lúc tôm dễ bị gây tổn thương nhất. Thay vào đó, hang rào vật lý được hình thành từ lớp biểu bì chưa được hoàn thiện về mặt chức năng; tôm cần huy động chất dữ trự có sẵn trong cơ thể và khoáng hóa lớp vỏ mới. Một số bệnh có xu hướng tấn công trong giai đoạn này, ví dụ như virus đốm trắng (WSS) được chứng minh là dễ tấn công tôm trong giai đoạn này. Thêm vào đó, một lượng lớn nước đi vào gây nên hiện tượng shock thẩm thấu, các chức năng tế bào bị gây cản trở trong chính giai đoạn này, điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường bên trong cơ thể tôm. Trong những trường hợp như vậy, các chất điều hòa thẩm thấu là một biện pháp ưu tiên để duy trì tính toàn vẹn của tế bào.
Làm thế nào tăng khả năng lột của tôm
Để quá trình lột vỏ của tôm diễn ra thuận lợi, chúng tôi đưa ra một số ý sau:
· Lấy mẫu tôm thường xuyên để kiểm tra giai đoạn lột vỏ của chúng.
· Lưu giữ hồ sơ về các giai đoạn lột vỏ vì điều này sẽ giúp dự đoán các thời gian lột tiếp theo.
· Điều chỉnh lượng thức ăn dựa vào các giai đoạn lột vỏ.
· Đảm bảo bổ sung lượng phù hợp canxi và phospho để giúp quá trình hình thành lớp vỏ mới tốt hơn.
· Sử dụng các chất điều hòa thẩm thấu giúp giảm hiện tượng shock thẩm thấu trên tôm, đặc biệt là những ao nuôi có hàm lượng muối cao hoặc thấp, hoặc những nơi khả năng thay nước hạn chế.
Nguồn: http://www.aqua-techna.com/en/productivity/shrimp/molting-farmed-shrimp-growth
Dịch bởi: KS Lưu Thị Hạnh - Công ty Vinhthinhbiostadt