FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Tôm thẻ chân trắng cần gì ở thức ăn?

Tôm thẻ chân trắng ăn tạp nhưng ưa thích thức ăn có nguồn gốc động vật. Đã có khá nhiều nghiên cứu hướng đến khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng của chúng trong môi trường nuôi (Cuzon et al. 2004).Về cơ bản, thức ăn nuôi tôm thẻ cần có đủ các dưỡng chất cần thiết như đạm (protein), chất béo (lipid), đường (carbonhydrate), vitamin và khoáng chất, được phối chế theo một tỉ lệ phù hợp.

Tôm thẻ chân trắng có nhu cầu protein thấp hơn so với tôm sú, nằm ở khoảng 30 – 32% trong giai đoạn tôm giống đến cỡ tiền trưởng thành (Colvin & Brand, 1977; Kureshy &Davis, 2002). Cũng giống như nhiều động vật thủy sản khác, tôm thẻ chân trắng sử dụng protein là nguồn năng lượng chính (Guillaume, 1999)và cần ít nhất 1,8 – 3,8 g protein/kg tôm/ngày để duy trì hoạt động. Tôm lớn nhanh nếu được cung cấp 24 g protein/kg tôm/ngày ở giai đoạn nhỏ hoặc 42 g protein/kg tôm/ngày ở cỡ 50 – 80 con/kg (Kureshy & Davis, 2002).Thực nghiệm nuôi ở mật độ 60 con/m2 tại Indonesia cho thấy hàm lượng protein của thức ăn từ 30 – 32% có thể duy trì tốt tốc độ tăng trưởng của tôm. Thức ăn có hàm lượng protein cao hơn mức này chỉ nên được sử dụng cho tôm nhỏ trong tháng nuôi đầu tiên hoặc khi nuôi tôm ở những khu vực có độ mặn thấp, cỡ 5 – 10 ppt. Lý do là ở độ mặn thấp tôm sử dụng protein để điều tiết áp suất thẩm thấu và để tăng trưởng(Rosas et al., 2001). Việc sử dụng thức ăn có hàm lượng protein ở mức 30 – 32% để nuôi tôm thẻ chân trắng được coi là giải pháp tích cực giúp tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện để vi khuẩn dị dưỡng phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nguồn protein bắt buộc phải có trong thức ăn nuôi tôm là bột cá. Bột mực hoặc bột tôm krill khi được dùng với tỉ lệ thích hợp với bột cá giúp cải thiện khả năng dẫn dụ của thức ăn và tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi (Lopez et al., 1998;Guillaume, 1999).

Tôm thẻ chân trắng có thể tiêu hóa tốt carbohydrate. Lượng tinh bột trong thức ăn vì thế có thể lên đến 40% (Cruz et al., 1996). Hàm lượng lipid có trong thức ăn nuôi tôm thường ở mức 6 – 8%, đủ cho nhu cầu của tôm. Thức ăn có lipid giàu các acid béo n-3 HUFA như EPA hoặc DHA sẽ giúp tôm tăng trưởng nhanh (Gonzalez-Felix et al., 2003). Hàm lượng cholesterol trong thức ăn cần đảm bảo ở mức 0,5 – 1.5% để tôm có thể lột xác đều, phát triển tốt, đặc biệt khi nuôi trong ao. Tôm cỡ 100 con/kg cần tối thiểu 24 mg triacylglycerols mỗi ngày. Các vitamin C và E được xem là quan trọng đối với tôm thẻ chân trắng (He & Lawrence, 1993). Khi tôm còn nhỏ, lượng vitamin C cần có trong mỗi kg thức ăn là 10 g. Tôm càng lớn, nhu cầu vitamin C càng giảm. Người ta thấy nếu cung cấp vitamin C dạng ascorbyl-2-polyphosphate ở mức 30 mg/kg thức ăn sẽ giúp tôm cải thiện sức đề kháng, ít bị bệnh do virus hoặc vi khuẩn Vibrio, nhờ đó tăng được tỉ lệ sống trong quá trình nuôi. Hàm lượng vitamin E cần thiết cho tôm thẻ chân trắng là 99 mg/kg thức ăn (Cuzon et al., 2004).

Các khoáng chất như kẽm (Zn), phosphorus (P) và đồng (Cu) rất cần thiết cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng. Kẽm là thành phần thiết yếu của nhiều loại men (enzyme) quan trọng cho quá trình trao đổi chất của tôm. Thức ăn được gia công với bột cá đen thường có nhiều kẽm hơn so với bột cá trắng. Nhìn chung, hàm lượng kẽm có trong thức ăn nuôi tôm thường thấp hơn so với nhu cầu của con tôm. Giữa kẽm và phosphorus hữu cơ có tính đối kháng. Khi có sự hiện diện của phosphorus hữu cơ, tác dụng của kẽm bị suy giảm nhiều. Lượng kẽm bổ sung chỉ cần ở mức 15 – 18 mg/kg nhưng nếu có phosphorus hữu cơ trong thức ăn ở mức 1,5% thì phải được nâng lên đến 218 mg/kg (Davis et al., 1992). Đồng là thành phần cấu tạo lên tế bào máu của tôm. Hàm lượng đồng trong nước lợ và nước biển chỉ ở mức 0,5 – 0,6 mg/L. Ở mức cao, đồng có thể gây độc cho tôm nuôi. Thức ăn nuôi tôm được bổ sung thêm đồng ở mức 32 mg/kg có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng của tôm khoảng 6% (Davis et al., 1993). Nghiên cứu cho thấy sử dụng NaH2PO4 làm nguồn bổ sung phosphorus hiệu quả hơn so với CaHPO4 (Velasco et al., 2001).

Các loại thức ăn công nghiệp hiện nay đều có thể đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của tôm nuôi. Nếu có sự bổ sung của các thành phần vi lượng nêu trên vào thức ăn hoặc có thức ăn tự nhiên trong ao nuôi, tôm sẽ phát triển tốt. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của tôm thẻ chân trắng thường chỉ ở mức 1,1 – 1,2. Hệ số này phụ thuộc nhiều vào người nuôi hay nói cách khác là cách quản lý cho ăn. Nếu cho ăn bằng máy tự động, có thể giảm thêm được khoảng 10 – 15% hệ số FCR. Tôm thẻ chân trắng bắt mồi liên tục trong ngày. Theo Hernandez et al. (1999) tôm tiêu hóa thức ăn tốt nhất trong khoảng từ 8 – 10 giờ đêm.Vai trò của thức ăn tự nhiên được thể hiện rất rõ ở các ao nuôi duy trì được màu nước tốt, có hệ sinh vật đáy phát triển hoặc áp dụng các công nghệ biofloc, copefloc. Người ta thấy dạ dày của tôm thẻ chân trắng nuôi trong ao ở tháng nuôi đầu tiên thường chứa nhiều tảo khuê, đặc biệt là Navicula sp.sống bám trên nền đáy ao.

Nguồn: http://mekongshrimp.com

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi