Cuốn báo cáo với hơn 200 trangđưa ra rất nhiều dữ kiện thú vị về ngành thủy sản. Dưới đây là 10 điểm nổi bật:
1. Sản phẩm tươi, đông lạnh hay loại khác?
Khoảng 46% khối lượng thủy sản (tương ứng 67 triệu tấn) tung ra thị trường là các sản phẩm sống, tươi hoặc ướp lạnh, trong khi 30% khối lượng (khoảng 44 triệu tấn) là ở dạng đông lạnh. Phần còn lại, khoảng 12% (17 triệu tấn) là các sản phẩm khô, ướp muối, hun khói hoặc ở dạng khác, và 13% (19 triệu tấn) là các sản phẩm chế biến và bảo quản.
2. Thương mại thủy sản
Thủy sản là một trong những phân khúc thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, chiếm khoảng 78% các sản phẩm thủy sản nằm trong cạnh tranh thương mại toàn cầu.
3. Giá trị thương mại thủy sản
Thương mại thủy sản thế giới đã phát triển đáng kể về giá trị, với kim ngạch XK tăng từ 8 tỷ USD năm 1976 lên 148 tỷ USD năm 2014, với tốc độ tăng trưởng danh nghĩa hàng năm là 8% và tốc độ tăng trưởng thực tế là 4,6%.
4. Tiêu thụ thủy sản
EU, Mỹ và Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào NK thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Năm 2014, tổng giá trị NK của 3 khu vực trên chiếm 63% và tổng khối lượng NK chiếm 59% tổng NK thủy sản thế giới. Cho đến nay, EU là thị trường NK thủy sản lớn nhất, với giá trị khoảng 54 tỷ USD năm 2014.
5. Nguồn cung thủy sản
Nhìn chung, trong 5 thập kỷ qua, nguồn cung thủy sản phục vụ tiêu thụ thực phẩm trên thế giới tăng nhanh hơn so với mức tăng trưởng dân số, với mức tăng trung bình hàng năm là 3,2% trong giai đoạn 1961-2013, so với tốc độ tăng trưởng dân số thế giới là 1,6%.
6. Số lượng tàu thuyền đánh bắt trên biển lớn
Năm 2014, tổng số tàu đánh bắt trên thế giới ước tính khoảng 4,6 triệu chiếc. Trong đó, số lượng tàu trong khu vực châu Á là lớn nhất, khoảng 3,5 triệu chiếc và chiếm 75% tổng số tàu đánh bắt trên thế giới, tiếp đến là châu Phi (gần 15%), Mỹ Latinh và Vùng Caribe (6%), Bắc Mỹ (2%) và Châu Âu (2%).
7. Lạm thác
Khoảng 31,4% trữ lượng thủy sản đang bị khai thác quá mức. Dựa trên phân tích của FAO về trữ lượng các loài thủy sản năm 2013, khoảng 58,1% trữ lượng thủy sản được khai thác triệt để và 10,5% trữ lượng chưa được khai thác.
8. ‘Chương trình nghị sự năm 2030'
Tháng 9/2015, các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã thông qua Chương trình nghị sự năm 2030 về phát triển bền vững ngành thủy sản, trong đó đặt mục tiêu về an ninh lương thực và dinh dưỡng trong việc sử dụng các nguồn lợi để đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, chương trình cũng đưa ra định hướng tương lai về các chính sách thủy sản toàn cầu.
9. Nguồn cung cấp Protein quan trọng
Năm 2013, thủy sản chiếm khoảng 17% nguồn protein động vật và 6,7% các nguồn protein được tiêu thụ.
10. Nuôi trồng thủy sản
Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản toàn cầu năm 2014 đạt 93,4 triệu tấn, trong đó khai thác biển đạt 81,5 triệu tấn và khai thác nội vùng đạt 11,9 triệu tấn. Năm 2014, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 73,8 triệu tấn. Sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới chiếm 44,1% tổng sản lượng thủy sản năm 2014, tăng so với 42,1% năm 2012 và 31,1% năm 2004.
Nguồn: www.vasep.com.vn