I. Nguồn gốc và tình hình gây hại
Theo Cục BVTV Việt Nam, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã phát đi cảnh báo về việc xuất hiện một loài sâu hại mới xuất hiện ở Châu Á được phát hiện ở Ấn Độ vào tháng 7/2018. Chúng lây lan rất nhanh và gây hại nghiêm trọng tại các vùng bị xâm nhiễm. hiện nay loài sâu hại này đã xuất hiện tại Banglades, Srilanka, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc.
Loài sâu hại có tên tiếng Anh là Fall Armyworn (FAW), tên khoa học là Spodoptera frugiperda, có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ. Tại Việt Nam, Cục BVTV đã đặt tên chúng là “sâu keo mùa thu”. Vào năm 2016, nó đã được báo cáo lần đầu tiên ở Tây và Trung Phi. Đến năm 2018 được ghi nhận xuất hiện tại hơn 30 quốc gia Châu Phi.
Ở Nicaragua, Sự phá hoại trong giai đoạn giữa đến cuối giai đoạn phát triển của ngô đã gây ra tổn thất năng suất 15-73% khi 55-100% số cây bị nhiễm S. frugiperda ( Hruska và Gould, 1997 ). Nghiên cứu của đại học Florida thì mật độ trung bình 0,2 đến 0,8 ấu trùng trên mỗi cây trong giai đoạn muộn có thể làm giảm năng suất từ 5 đến 20%.
Đến tháng 4 năm 2019, Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) đã chính thức xác nhận, loài sâu keo mùa thu (tên tiếng Anh là Fall Armyworm, tên khoa học là Spodoptera frugiperd) đã chính thức xâm nhập vào Việt Nam và đã gây hại tại nhiều địa phương trên cả nước (Nguồn báo nông nghiệp Việt Nam). Tính đến tháng 5, loài sâu này xuất hiện và gây hại cho 300ha ngô trồng ở Đồng Nai.
Do đây là loài mới xuất hiện ở Việt Nam nên nó ít bị ảnh hưởng bởi các loài thiên địch bản địa, kết hợp với sự sinh sản, khả năng di chuyển xa (con trưởng thành có thể bay tới 100 km mỗi đêm và con cái có thể đẻ tới 1000 quả trứng trong đời), số loài cây ký chủ (sâu có thể phá hại trên 80 loài cây) và trong điều kiện nhiệt đới Việt Nam thì sâu có nhiều nên loài này có nguy cơ lây lan và phát triển thành dịch đe dọa các vùng trồng ngô, lúa, mía, rau màu,….của nước ta.
II. Đặc điểm sinh học và gây hại (Nguồn: đại học Florida)
1. Đặc điểm hình thái
Sâu trưởng thành có chiều dài cơ thể 1,6 – 1,7 cm và sải cánh là 3,7 - 3,8 cm, con cái dài hơn. Trứng được đẻ thành bọc, mỗi bọc 150-200 trứng, quả trứng có hình cầu, đường kính 0,75mm. Ấu trùng có mầu xanh nhạt đến nâu sẫm, ở giai đoạn tuổi 6, ấu trùng dài 3-4 cm. Nhộng có chiều dài 1,3-1,7 cm (tùy theo con đực và con cái) và có mầu nâu sáng bóng.
2. Ký chủ
Sâu keo mùa Thu Spodoptera frugiperda là loài sâu hại đa thực, chúng có thể gây hại trên 80 loại cây trồng, gây hại nặng trên nhóm cây họ hòa thảo như: ngô, lúa, kê và cây mía. Ngoài ra cũng đã được phát hiện gây hại trên các loại rau, cây bông.
Ấu trùng gây thiệt hại bằng cách ăn. Ấu trùng tuổi 1 ăn mô lá từ một phía (không thủng lá), để lại lớp biểu tạo thành những đốm trắng nhỏ. Đến đến tuổi 2 hoặc 3, ấu trùng bắt đầu tạo lỗ thủng trên lá và ăn từ mép lá vào trong. Ấu trùng cũng sẽ đục vào điểm sinh trưởng (chồi, v.v.), phá hủy đỉnh sinh trưởng của cây hoặc cắt lá. Ở ngô, đôi khi chúng chui ăn hạt ngô.
4. Một số hình ảnh về sâu keo mùa Thu Spodoptera frugiperda
Hình ảnh 1: Trứng và sâu non mới nở của Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda).
(hình ảnh của James Castner, Đại học Florida)
Hình ảnh 2: Ấu trùng tuổi lớn của sâu keo mùa thu, Spodoptera frugiperda (JE Smith) gây thiệt hại trên ngô.
(hình ảnh của James Castner, Đại học Florida)
Hình ảnh 3: Con trưởng thành đực (trái) và trưởng thành cái (phải), Spodoptera frugiperda (JE Smith).
(bức ảnh của Lyle J. Buss , Đại học Florida)
III. Biện pháp quản lý
Về phòng chống sâu keo mùa thu, Cục BVTV khuyến cáo thực hiện các biện pháp như Biện pháp canh tác: Làm sạch cỏ dại xung quanh ruộng ngô để hạn chế nơi trú ẩn của sâu; làm đất rồi phơi đất khô để ấu trùng, nhộng trong đất chết hoặc dễ dàng bị thiên địch tiêu diệt. Biện pháp thủ công: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đặc biệt ở giai đoạn ngô 3-6 lá để phát hiện ổ trứng, ngắt tiêu hủy. Sử dụng tro bếp hoặc nước xà phòng loãng đổ vào nõn ngô diệt sâu non. Ngoài ra còn có các biện pháp khác như biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm nấm xanh, nấm trắng, vi khuẩn Bt, virus NPV để phun trừ khi sâu tuổi nhỏ; nhân thả ong ký sinh trứng (ong mắt đỏ, …), các loài bắt mồi ăn thịt như bọ đuôi kìm để kiểm soát sâu non mới nở - tuổi nhỏ,....
Trên thế giới, đã ghi nhận khả năng kháng thuốc trừ sâu và việc kiểm soát trở nên khó khăn ( Pitre, 1985 ). Trên ngô, nếu 5% cây con bị cắt hoặc 20% số lượng cây nhỏ (trong 30 ngày đầu tiên) bị nhiễm bệnh, nên sử dụng thuốc trừ sâu ( King và Saunders, 1984 ); trên lúa miến, mức ngưỡng sâu bệnh được coi là một (hoặc hai) ấu trùng trên mỗi lá và hai trên mỗi đầu ( Pitre, 1985 ).
Ngày 03 tháng 5 năm 2019, Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành công văn số 1066/BVTV-QLT về việc sử dụng tạm thời thuốc phòng trừ sâu keo mùa thu gồm các loại thuốc có hoạt chất Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron. Một số nước trên thế giới đã sử dụng thuốc trừ sâu sinh học với thành phần là Bacillus thuringiensis để quản lý sâu keo mùa thu trên các loại cây trồng để kiểm soát, ngăn chặn sự hình thành tính kháng và an toàn sức khỏe người nông dân, không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
Công ty cổ phần tiêu chuẩn sinh học Vĩnh Thịnh đã nhập khẩu và đưa vào danh mục thuốc bảo vệ thưc vật được phép sử dụng sản phẩm HALT 5WP với thành phần là Bacillus thuringiensis để quản lý các loài sâu hại như sâu tơ, sâu xanh, sâu keo mùa thu (Công văn số 1066/BVTV-QLT) trên các loại cây trồng. với ưu điểm nổi bật là sản phẩm nhập khẩu từ Ấn Độ với độc tính cao với sâu hại, chất lượng ổn định, kiểm soát sâu hại hiệu quả kéo dài ngăn chặn hình thành dịch hại nhưng an toàn cho người phun và sử dụng nông sản. Thuốc có 02 thành phần chính là độc tố (diệt sâu nhanh) và bào tử vi khuẩn sống tiếp tục phát triển sinh ra độc tố kéo dài hiệu lực diệt sâu trên đồng ruộng. Sâu hại sẽ bỏ ăn, giảm hoạt động sau khi ăn lá dính thuốc và chết sau 2-5 ngày.
Để kiểm soát sâu keo mùa thu và các loài sâu hại khác như sâu đục thân, sâu cắn gié,… trên ngô hiệu quả thì nên thường xuyên thăm đồng (giai đoạn ngô 3-6 lá) nếu thấy sự xuất hiện sâu non tuổi 1-2 hoặc những vết trắng do sâu hại cắn để lại. Pha 50gr HALT 5WP cho 25-50 lít nước (0,5 – 1kg/ha) phun theo hàng ướt đều 02 mặt lá, có thể phun lập lại lần 02 sau 7 ngày nếu mật độ sâu hại cao. Bà con có thể kết hợp với các thuốc trừ sâu khác theo khuyến cáo để gia tăng hiệu lực và kéo dài thời gian kiểm soát sâu hại.
Sản phẩm HALT 5WP do tập đoàn Biostadt, Ấn Độ sản xuất. Công ty Vinhthinh Biostadt đăng ký lưu hành và thương mại
Trên các loài cây trồng khác nếu thấy xuất hiện sâu non tuổi nhỏ bà con có thể sử dụng 50gram HALT 5WP pha với 25-50 lít nước để phòng trừ.
Lưu ý: Không pha chung với các thuốc diệt khuẩn hoặc thuốc có tính kiềm cao (thuốc gốc đồng). Phun bổ sung HALT 5WP sau khi sử dụng các thuốc trừ vi khuẩn để duy trì khả năng kiểm soát sâu hại của thuốc.
Bài viết được thực hiện bởi: KS. Nguyễn Quốc Thanh- Bộ phận Nông Nghiệp- Công ty Vinhthinh Biostadt
Tư vấn kỹ thuật: 0915 446 744
HOTLINE0912.889.542