Là thành viên của
FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Bệnh phân trắng trên tôm và Giải pháp mới nhất (Bài 1)


BÀI 1:

I. HIỆN TƯỢNG TÔM ĐI PHÂN TRẮNG & NGUYÊN NHÂN

Phân tôm khỏe mạnh có các đặc điểm như chìm dưới nước, có màu của thức ăn tôm ăn, phân tạo thành dãy có chiều dài ngắn khác nhau nhưng không dài hơn chiều dài tổng của các đốt thân và phân không có mùi.

Khi tôm bị phân trắng thì phân tôm có đặc điểm hoàn toàn khác. Phân tôm lúc này nổi trên mặt nước, có màu trắng hơi ngà vàng, dãy phân hơi dai và có mùi tanh, thối. Rõ ràng phân trắng là do thức ăn tôm ăn không được tiêu hóa tốt. Dịch tiêu hóa tiết ra bị thiếu hụt do các tế bào B tiết dịch tiêu hóa của gan tụy và tế bào biểu mô tiết dịch ruột của ruột trước bị suy giảm chức năng hay hư hại. Thức ăn không được tiêu hóa tốt sẽ bị vi khuẩn trong đường ruột phân hủy theo hướng lên men thối tạo ra mùi thối và chuyển màu phân thành màu trắng. Đường ruột tôm lúc này tiết ra nhiều chất nhày hơn. Chất nhày trộn lẫn với thức ăn không được tiêu hóa làm cho phân trắng dai hơn. Ngoài ra, sự thay đổi trên còn làm cho phân có tỷ trọng nhẹ hơn nước nên phân sẽ nổi trên mặt nước.

Bệnh phân trắng hiện nay bao gồm bệnh do kí sinh trùng gregarine (gregarinosis) và hội chứng phân trắng (white feces syndrome: WSF) do tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau

 

II. BỆNH PHÂN TRẮNG DO KÍ SINH TRÙNG GREGARINE

Kí sinh trùng Gregarine là gì & hoạt động gây bệnh như thế nào:

- Phân loại thuộc ngành trùng hai tế bào (Apicomplexa). Tế bào phía trước (P: Protomerite) có phần đầu là bộ phận bám (E: Epimerite) giúp trùng bám vào tế bào biểu mô ruột và tế bào phía sau (D: Deutomerite). Cả hai tế bào đều có nhân với cấu trúc được nhìn thấy rõ ràng khi quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 100 - 400 lần.

Gregarine giành chất dinh dưỡng của ký chủ cho bản thân, chiếm không gian bên trong lòng ống tiêu hóa, làm thay đổi đáp ứng miễn dịch của ký chủ và làm hư hại tế bào biểu mô đường tiêu hóa từ đó tạo điều kiện cho sự xâm nhiễm của vi khuẩn Vibrio cơ hội. Với các lý do trên gregarine có thể làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của ký chủ.

Vòng đời của gregarine ký sinh trên tôm trải qua hai ký chủ. Ký chủ trung gian là nhuyễn thể hai mảnh vỏ và giun đốt sống nền đáy và ký chủ cuối cùng là tôm:

- Kén bào tử (sporocyst) trong ruột ký chủ trung gian được thải ra ngoài theo phân. Tôm ăn thức ăn bị bám dính bởi kén bào tử hay ăn ký chủ trung gian có kén bào tử trong đường ruột sẽ bị nhiễm gregarine.

- Kén bào tử vào đường tiêu hóa tôm sẽ nảy mầm thành hạt bào tử (sporozoite) rồi bám vào gai lồi trong dạ dày hay tế bào biểu mô ruột trước. Sau đó hạt bào tử phát triển thành thể dinh dưỡng (trophozoite) hay ký sinh trưởng thành (trophont) để hoàn thành vòng đời. Ký sinh trưởng thành sẽ sinh sản tạo các bào tử phát triển tiếp qua một số giai đoạn tạo thành hợp tử (zygote) có bào tử (zygospore). Bào tử có hợp tử theo phân tôm ra ngoài và lại nhiễm vào ký chủ trung gian.

Như vậy, tôm trong ao có thể nhiễm gregarine do không xử lý nước cấp vào ao hay không cải tạo ao đầy đủ. Kén bào tử và ký chủ trung gian sẽ theo nước cấp chưa được xử lý vào ao hay chúng sẽ vẫn còn hiện diện đáy ao từ vụ nuôi trước do đáy ao không được xử lý trong quá trình cải tạo ao. 

 

Bệnh do kí sinh trùng gregarine thường chỉ được mô tả trên tôm sau khoảng hai tháng thả nuôi mặc dù theo một số tài liệu ký sinh này cũng có thể hiện diện trên cả hậu ấu trùng trong giai đoạn sản xuất giống. Khi bệnh khởi phát, chúng ta có thể quan sát thấy chỉ một vài cọng phân trắng nổi trên mặt nước ở góc ao cuối hướng gió khi tắt quạt nước trong ao. Sau 7 – 10 ngày số lượng phân trắng hiện diện trong ao tăng dần đến mức rất dễ quan sát dễ dàng nhiều nơi trên mặt nước. Tôm bệnh thường có dãy phân màu trắng trong ruột, gan tụy sưng, mềm, dễ vỡ. Tôm chỉ chết rải rác. Khi bệnh kéo dài khoảng 10 ngày, gan tụy tôm trở nên teo nhỏ, dai, thịt không đầy vỏ (ốp thân) và mức độ tôm chết tăng dần. Tổn thương ở gan tụy thường không thể phục hồi do vậy tôm không tăng trưởng và tỷ lệ và tình trạng ốp thân ngày càng tăng.

Diễn tiến của bệnh có thể được giải thích do:

- Khi tôm nhiễm ký sinh gregarine với cường độ nhiễm nặng, ký sinh chiếm đầy trong lòng ruột làm giảm đi khả năng chứa thức ăn của ruột. Tôm lúc này sẽ bắt mồi kém. Kí sinh trùng gregarine bám vào biểu mô ruột có thể làm hư hại các tế bào này tạo ra các cửa ngõ cho vi khuẩn vibrio cơ hội hiện diện sẵn trong lồng ruột xâm nhập và gây viêm ruột.

- Dịch tiêu hóa tiết ra từ ruột trước suy giảm cũng như ruột bị viêm sẽ tiết ra nhiều chất nhày hơn đưa đến hiện tượng phân trắng bắt đầu xuất hiện do thức ăn không được tiêu hóa tốt. Vi khuẩn vibrio từ vị trí nhiễm cục bộ tại ruột sẽ chuyển sang nhiễm sâu vào bên trong cơ thể và cũng có thể do sức khỏe tôm suy giảm nên vi khuẩn vibio hiện diện sẵn trong cơ thể tôm sẽ gia tăng số lượng và gây nhiễm làm sưng gan tụy.

- Gan tụy bị nhiễm khuẩn sẽ giảm tiết enzyme tiêu hóa và khả năng tích lũy dưỡng chất hấp thụ từ ruột lên. Lúc này tình trạng phân trắng đã trở nên nặng nề hơn và diễn tiến của bệnh tiếp tục tiến triển theo vòng xoáy bệnh lý này. Gan tụy nhiễm Vibrio cơ hội từ lúc đầu sưng to sẽ chuyển dần sang teo nhỏ, mất dần chức năng tiêu hóa và dự trữ dưỡng chất hấp thu.

Chẩn đoán bệnh này khá đơn giản:

- Kiểm tra mẫu soi tươi chất chứa trong ruột tôm bằng kính hiển vi ở độ phóng đại 100 lần sẽ dễ dàng phát hiện gregarine.

- Mức độ nhiễm được cho là nặng khi cường độ nhiễm > 10 gregarine/1g trọng lượng tôm.

- Khi bệnh mới phát, chúng ta thỉnh thoảng cũng có thể quan sát thấy có sự hiện diện của các hạt dầu (mỡ) trong chất chứa đường ruột do thức ăn không được tiêu hóa hay các giọt mỡ từ gan tụy đi ngược trở lại ruột.

 

Các cách Người nuôi thường điều trị:

- Bằng kháng sinh cho vào thức ăn cho tôm ăn. Trong thời gian áp dụng kháng sinh, hiện tượng phân trắng sẽ giảm hẳn do kháng sinh đã ức chế được vi khuẩn Vibrio nên làm giảm hiện tượng viêm nhiễm ở ruột và gan tụy. Chức năng tiêu hóa lúc này sẽ phục hồi. Tuy nhiên sau khi ngưng cấp kháng sinh, bệnh lại tái diễn do hầu hết các kháng sinh sử dụng không ức chế hay diệt được gregarine.

Các tài liệu nghiên cứu cũng ghi nhận việc điều trị bằng tỏi tươi đối với bệnh này. Tỏi tươi được nghiền nhuyễn, vắt lấy nước trộn vào thức ăn cho tôm ăn ở mức 10 g tỏi/kg thức ăn liên tục trong hai tuần. Alcin trong tỏi sẽ bị chuyển hóa thành allicin trong điều kiện có sự hiện diện của O2. Chất này có hoạt tính kháng khuẩn ức chế được phần nào sự phát triển của Vibrio và làm giảm cường độ cảm nhiễm grerarine trong ruột. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát do vấn đề gregarine vẫn hiện diện trong ao do các giới hạn về kỹ thuật nuôi đã được đề cập ở trên. Ngoài ra, liệu pháp dùng tỏi kéo dài như vậy cũng ít được người nuôi nào có thể kiên trì áp dụng.

III. GIẢI PHÁP MỚI NHẤT TRONG PHÒNG & TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG DO KÝ SINH TRÙNG KẾT HỢP VI KHUẨN VIBRIO CƠ HỘI

Người nuôi cần phải phòng bệnh phân trắng qua giải pháp ngăn ngừa ký sinh trùng Gregarine kết hợp với vi khuẩn vibrio cơ hội gây bệnh phân trắng ngay từ đầu. Giải pháp tốt nhất là vừa có hiệu quả sớm mà vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe, sức tăng trưởng của tôm về lâu dài. Nếu tôm bị phân trắng do ký sinh trùng gây ra, thì cần áp dụng giải pháp loại bỏ kí sinh trùng khỏi đường ruột tôm trước tiên song song với khống chế vi khuẩn vibrio. Sau đây là một số giải pháp mà người nuôi có thể tham khảo.

1. Ao nuôi cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thả giống. Đối với ao đất, toàn bộ chất cặn bã, bùn phải được loại bỏ hoàn toàn. Nước cấp vào ao nuôi cần phải được xử lý hoá chất để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. (Nguồn: Dr. Chalor Limsuwan)

2. Không cho tôm ăn dư thừa. Lượng thức ăn ngày đầu tiên thả giống chỉ nên vào khoảng 2 kg/100.000 con và sau 30 ngày thả nuôi, lượng thức ăn không được vượt quá 200 kg/100.000 con. Người nuôi cần phải ước lượng được tỷ lệ sống và tính toán lượng thức ăn dựa trên phần trăm trọng lượng trung bình của tôm. (Nguồn: Dr. Chalor Limsuwan)

3. Nên duy trì hệ thống quạt nước sao cho hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi luôn ở mức thấp nhất là 3,5 – 4 ppm trước lúc bình minh. (Nguồn: Dr. Chalor Limsuwan)

4. Bổ sung chế phẩm thảo dược tổng hợp có tác dụng loại bỏ kí sinh trùng ra khỏi ruột kết hợp diệt vi khuẩn vibrio cơ hội trong hệ thống tiêu hóa BIOMIX ( hoặc ANTI PARASITE hoặc TF APONI hoặc ECO SALICINE) với liều dùng: 05g/kg thức ăn, cho ăn định kỳ 

 

PHÁC ĐỒ TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG (CẦN THỰC HIỆN 02 BƯỚC SONG SONG)

Bước 1 – XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

 
 

Bước 2 – CHO ĂN
 
 
 
Một số vấn đề cần lưu ý thêm:

- Không sử dụng các sản phẩm áo thức ăn trong quá trình điều trị phân trắng.

- Sau 7 ngày điều trị phân trắng, cần bổ sung sản phẩm hỗ trợ chức năng gan AMINO 200 (hoặc MIVITA hoặc NUTEX hoặc HUFA POWER) với liều 10ml/kg thức ăn, cho ăn 1 cử/ngày nhằm tăng cường và phục hồi chức năng gan tụy.


Nguồn: Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thịnh - Chuyên gia bệnh học Thủy sản

Xem tiếp tục bài 2 để biết thêm thông tin về hội chứng phân trắng do tác động tổng hợp của nhiều tác nhân khác tại: 
http://vinhthinhbiostadt.com/vi/ung-dung-san-pham/benh-phan-trang-tren-tom-va-giai-phap-moi-nhat-bai-2-300.html

 
 
Trở về
Thông tin khác

Ứng dụng sản phẩm

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi