Là thành viên của
FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

"Nhớt bạt và nấm đồng tiền" trong nuôi tôm - 2 vấn đề 1 gốc rễ và giải pháp từ Vinhthinh Biostadt



 
 
 

I. Sự hình thành màng sinh học (biofim) của vi khuẩn Vibrio dẫn đến “nhớt bạt”

Trong đời sống hàng ngày, màng sinh học của vi khuẩn (biofilm) không phải là vấn đề xa lạ. Chúng ta có thể gặp chúng ở bất kỳ đâu, như ở các ống thoát nước bị bám bẩn gây nghẹt, cao vôi răng hay các vật chứa nước hàng ngày như ca, xô đóng nhớt trơn trợt trong lòng và đáy, lớp bụi bẩn xốp như bông ở kẹt tủ lâu ngày,… Màng sinh học của vi khuẩn có thể hình thành trên nhiều bề mặt chất liệu: bề mặt chất lỏng, bề mặt chất rắn, bề mặt sinh vật và bề mặt không phải sinh vật.
 
 

Hình: Màng sinh học của vi khuẩn trên mặt tiếp xúc của nước và không khí.
 
1. Màng sinh học (biofilm) là gì?

Màng sinh học (hay bà con nuôi tôm thường gọi là nhớt bạt): là lớp chất hữu cơ phát triển trên bề mặt của các chất liệu gồm các cộng đồng sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng phức tạp như vi khuẩn, nguyên sinh động vật, nấm và tảo trú ẩn sâu trong khung polysaccharide có nguồn gốc do các vi khuẩn tiết ra.

Các vi khuẩn trong màng sinh học có đặc điểm khác biệt và được cải tiến hoàn toàn. Chúng có thể gia tăng sức đề kháng với kháng sinh, tạo ra độc lực gây bệnh mạnh hơn, khả năng sống sót cao hơn. Các biểu hiện gene của vi khuẩn liên quan đến kiểu hình đề kháng khác thường của vi khuẩn sống trong màng sinh học. Lớp màng sinh học ngăn chặn sự thâm nhập của kháng sinh, hóa chất chất đa phân tử sâu hơn vào bên trong. Có thể nói màng sinh học là pháo đài bảo vệ của vi khuẩn.

 
 
2. Sự hình thành màng sinh học (biofilm) trải qua 05 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Sự bám dính có thể đảo ngược của tế bào vi khuẩn trên bề mặt.
- Giai đoạn 2: Sự bám dính không đảo ngược của tế bào vi khuẩn trên bề mặt.
- Giai đoạn 3: Tạo thành khuẩn lạc và bắt đầu tạo thành màng sinh học (biofilm).
- Giai đoạn 4: Màng sinh học (biofilm) phát triển đầy đủ cấu trúc không gian ba chiều.
- Giai đoạn 5: Sự tách rời và phân tán của các tế bào vi khuẩn khỏi màng sinh học dưới dạng tự do.
 
Các vi khuẩn tách ra từ giai đoạn 5 có sức mạnh vượt trội sau khi “được cải tiến” trong màng sinh học so với các vi khuẩn Vibrio tự do khác.
 
 
Hình: Mô tả 5 giai đoạn hình thành màng sinh học vi khuẩn (biofilm) dưới kính hiển vi 
 
II. Nhớt bạt và Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm - 2 vấn đề 1 gốc rễ.

Nhớt bạt là lớp màng sinh học (biofilm), ban đầu được tạo ra từ tập đoàn vi khuẩn vibrio, có độc lực mạnh, có mật độ cao, sức đề kháng mạnh, có khả năng kháng khuẩn và kháng kháng sinh…kết hợp nguyên sinh động vật, nấm, tảo, chất hữu cơ .. phát triển trên bề mặt chất liệu (bạt, nhá,…).

Nấm đồng tiền (thường gọi là nấm đồng tiền, nấm chân chó ..) là sinh vật bám hình thành từ TẢO ĐÁY được phát triển trên nền nhớt bạt đã hình thành trước đó. Tảo đáy chưa được xác định rõ thành phần tuy nhiên có thể thuộc nhóm tảo Lam, tảo Lục, tảo Giáp. Độc lực chủ yếu của nấm đồng tiền là độc lực của vi khuẩn vibrio "đã được cải tiến" trong màng sinh học (mạnh hơn rất nhiều lần so với độc lực của vi khuẩn Vibrio tự do). Các loại tảo đáy bám vào màng sinh học tạo nên nấm đồng tiền sẽ có thêm độc tố của tảo (tùy mỗi loại tảo sẽ có độc tố khác nhau). Hiện chưa có tài liệu ghi nhận có “NẤM” trong “nấm đồng tiền”. Nấm đồng tiền có hình nhánh cây, hình vảy, đôi khi búi thành sợi và phát triển nhanh kích thước.

Nhớt bạt là môi trường nền thuận lợi cho vi khuẩn vibrio, rong, tảo, “nấm đồng tiền” … sinh trưởng, phát triển. Nhớt bạt nhiều thì khả năng hình thành nấm đồng tiền càng nhiều và nguy cơ gây bệnh đường ruột cho tôm nuôi cao hơn.

Như vậy, trong ao nuôi tôm khi chúng ta quan sát được hiện tượng nhớt bạt thì sự hình thành màng sinh học của vi khuẩn Vibrio đã được hình thành và ổn định một thời gian nhất định. Lúc này thật sự là rất khó khăn để có thể áp dụng các biện pháp xử lý.


III. Nhớt bạt và nấm đồng tiền thường xuất hiện ở đâu

Thường thấy trên bạt bờ, nhá (hoặc vó) cho ăn, phao, chân trụ cầu, quạt nước ...

Hay xảy ra ở các ao bị sụp tảo, ao có nước trong, ao có hàm lượng hữu cơ cao, ô nhiễm nhiều, nước có độ mặn cao...

Hay xảy ra ở các ao lót bạt và các ao nuôi lót bạt lâu năm hay bị nấm đồng tiền.

Sự hình thành nhớt bạt còn phụ thuộc vào loại Vibrio, bề mặt chất liệu, nguồn dinh dưỡng, sự tiếp xúc với kháng sinh, hóa chất,...

 
   

IV. Tác hại của nhớt bạt và nấm đồng tiền.

Tôm thích ăn nhớt bạt - nấm đồng tiền do nhóm này có mùi tanh hấp dẫn. Vi khuẩn Vibrio trong nhớt bạt & nấm đồng tiền có thể tạo lớp màng sinh học trong dạ dày và ruột trước của tôm chỉ sau 6 giờ xâm nhiễm, gây bệnh nhanh hơn, độc lực mạnh hơn.

Tôm ăn “nhớt bạt & nấm đồng tiền” thì bị rối loạn chức năng tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế tiêu hóa thức ăn gây đường ruột, gan tụy, mềm vỏ, ốp thân,… mà đặc biệt là bệnh phân trắng.
 
V. Quan điểm Vinhthinh Biostadt là đánh “phủ đầu” nhằm khống chế hình thành màng sinh học (nhớt bạt) và đó là giải pháp phòng thủ & tấn công tốt nhất.

Như đã nói trên khi người nuôi thấy nhớt bạt đã có trong ao nuôi rồi mới xử lý thì quá trễ và khó khăn. Giải pháp tốt nhất là phải ngăn chặn sự hình thành màng sinh học ngay từ giai đoạn đầu tiên của màng, nghĩa là trước cả khi hình thành nhớt bạt. Áp dụng giải pháp này tức là đánh “phủ đầu” để ngăn chặn hoặc giảm bớt sự hình thành nhớt bạt & nấm đồng tiền.

1. Các vấn đề cần lưu ý của giải pháp này: 

 
  • Phát hiện sớm để xử lí (các yếu tố có thể tạo nên sự hình thành nhớt bạt, nấm đồng tiền hay khi mật độ nhớt bạt còn thấp…).
  • Phát hiện sớm tình trạng sức khỏe tôm nuôi qua hình thái, hoạt động, đường ruột, sức ăn..để có phác đồ cho ăn phù hợp.
  • Áp dụng đúng phác đồ phòng.

2. Biện pháp chung của giải pháp “đánh phủ đầu” từ Vinhthinh Biostadt là:
 
  • Kiểm tra vi khuẩn Vibrio định kỳ trong môi trường ao nuôi và cần khống chế mật độ của chúng nếu vượt qúa 1,000 cfu/ml. Người nuôi nên dùng hóa chất có khả    năng oxy hóa cao nhưng phải an toàn cho tôm để diệt khuẩn qua đó sẽ giảm nhớt bạt trong ao nuôi. Lưu ý các hóa chất như thuốc tím, sulfat đồng vô cơ, hóa chất diệt rong tảo nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật không có hiệu quả  rõ và không an toàn cho tôm, hư môi trường nuôi.
  • Quản lý thức ăn dư thừa, xiphon đáy định kỳ, quản lý chất lượng nước tốt để tránh ô nhiễm từ đó giảm nguy cơ phát triển vi khuẩn có hại.
  • Bố trí luân chuyển sục khí nano vào thành bạt.
 
  • Phối hợp giữa chế phẩm enzyme xử lí môi trường và chế phẩm vi sinh phá vỡ liên kết hình thành nhớt bạt, giảm ô nhiễm, cạnh tranh lấn át vi sinh vibrio.
  • Phối hợp giữa enzyme tiêu hóa với thảo dược tổng hợp và men vi sinh đường ruột để phá vỡ hình thành màng sinh học vi khuẩn vibrio trong ruột, khống chế    vi khuẩn vibrio, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, thúc đẩy quá tiêu hóa.
VI. Giải pháp cụ thể “Đánh phủ đầu” ngăn chặn nhớt bạt và nấm đồng tiền từ Vinhthinh Biostadt.

1. Chuẩn bị ao:

Bón vôi, diệt tạp chất và tiêu diệt mầm bệnh triệt để từ nguồn nước bằng CHITA TCCA/Fantai TCCA (>90% Chilorine) với nồng độ 20ppm.

 
Đối với các ao có tiền sử bị nhớt bạt hay nấm đồng tiền dùng CHITA TCCA/Fantai TCCA (>90% Chlorine) với liều 300 ppm thấm đều bề mặt bạt.

Cấy vào ao một lượng lớn vi khuẩn có lợi (từ chế phẩm sinh học MERA BAC W hoặc ECOSEN hoặc TF-MEN 2 hoặc ECO BAC) để chiếm không gian ao nuôi, lấn át vi khuẩn vibrio có hại từ đầu.

 
                           

2. Trong quá trình nuôi :

Áp dụng song song 2 biện pháp xử lí môi trường và cho ăn.

a.Xử lý môi trường thường xuyên để phòng Nhớt bạt và nấm đồng tiền:

 

 
Khuyến cáo: Luôn giữ màu nước ổn định trong ao, hạn chế nước trong để ngăn chặn sự quang hợp qua đó giảm tạo nhớt bạt và sự phát triển của tảo đáy.

b. Bổ sung cho ăn để phòng bệnh đường ruột – phân trắng:

 


3. Giải pháp xử lí tình huống:

Khi phát sinh nhớt bạt hoặc nấm đồng tiền, thì vấn đề xử lý sẽ khó khăn hơn. Chúng ta cần thời gian xử lý hiệu quả và chi phí cao hơn đồng thời ngăn chặn và hạn chế bệnh đường ruột, bệnh phân trắng nếu tôm ăn phải nhớt bạt - nấm đồng tiền. Sau đây, chúng tôi chia 2 trường hợp thường gặp với phác đồ ứng dụng hiệu quả thực tế trên các ao nuôi trong thời gian gần đây:

a. Trường hợp 1: Xuất hiện nhơt bạt ít:

 

 
 
b. Trường hợp 2: có nhớt bạt, nấm đồng tiền:
 

Lặp lại phác đồ trên tùy theo tình trạng ao nuôi hoặc hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật tại địa bàn. Liên hệ ngay với nhân viên kỹ thuật, nhân viên Lab Vinhthinh Biostadt để được chuẩn đoán và hỗ trợ tư vấn sử dụng sản phẩm phù hợp với tình trạng ao nuôi.
Chúc bà con có vụ nuôi thắng lợi.

 
                               


Click vào link để xem video: https://www.youtube.com/watch?v=ao10Zgl180s
 
Nguồn: Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thịnh – chuyên gia bệnh học thủy sản
              Và tập thể nhân viên kỹ thuật Vinhthinh Biostadt.
 
Trở về
Thông tin khác

Ứng dụng sản phẩm

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi