FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA ĐẾN CÁC AO NUÔI TÔM


Nắm rõ sự thay đổi chất lượng nước và đáy ao sẽ giúp hạn chế được rủi ro:

Bài báo này trình bày tác động của các cơn mưa đến ao nuôi tôm thương phẩm, mối tương quan của các tác động và ảnh hưởng lên tôm nuôi, cũng như thảo luận các biện pháp người nuôi có thể áp dụng để hạn chế thiệt hại.

Các cơn mưa ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả một vụ nuôi, mặc dù vậy người nuôi thường không chú ý nhiều đến hiện tượng tôm chết diễn ra sau cơn mưa. Theo các báo cáo, tỷ lệ tôm chết khoảng 3-50% diễn ra 3-4 ngày sau cơn mưa. Mặc dù vậy, những dấu hiệu báo trước tôm chết không có gì đặc trưng và rất khó nhận diện. Sự thay đổi của các thông số hóa lý và tác động lên hệ sinh thái của ao nuôi trong cơn mưa và vài ngày sau diễn biến như thế nào?

Ảnh hưởng trực tiếp của các cơn mưa:

Cơn mưa sẽ tạo ra nhiệt độ thấp hơn hiện tại 5-6oC, và có thể thấp hơn nếu liên quan đến một luồng áp thấp. Nước mưa có nhiệt độ thấp sẽ làm tăng khả năng hòa tan của khí CO2, dẫn đến giảm pH xuống 6,2-6,4 (pH sẽ thấp hơn nữa nếu gần khu công nghiệp). Các yếu tố này sẽ làm nhiệt độ và pH ao nuôi giảm xuống. Nước mưa cũng làm cho độ mặn và độ cứng của nước ao giảm xuống. Độ đục của nước ao sẽ tăng lên do cặn lơ lửng đi vào ao qua các đường nước thấm từ bờ. Độ đục nước ao tăng lên, kết hợp với ánh sáng tự nhiên giảm có thể gây ảnh hưởng mạnh tới hệ vi sinh vật quang dưỡng trong ao. Nước mưa có thể tạo ra một lớp nước trên bề mặt, có độ mặn thấp hơn so với nước ao.

 
Bảng 1: Ảnh hưởng của nước mưa lên chất lượng nước ao
 

Ảnh hưởng gián tiếp của các cơn mưa

Một chuỗi các vấn đề có thể bắt đầu từ cơn mưa. Tảo tàn có thể xảy ra trong hoặc ngay sau cơn mưa. Vấn đề này là hệ quả của nhiều nguyên nhân: giảm pH, giảm nồng độ các khoáng đa và vi lượng, tăng độ đục và giảm ánh sáng mặt trời.

Tiếp theo là sự tăng trưởng đột ngột của vi sinh vật di dưỡng (chuyển hóa các chất hữu cơ) do nguồn chất hữu cơ được giải phóng từ tế bào tảo chết lắng xuống đáy ao. Lúc này oxy hòa tan sẽ giảm mạnh. Sự tăng mạnh hoạt động của nhóm vi sinh vật dị dưỡng sẽ tạo ra tình trạng yếm khí nhất thời nếu người nuôi không có hành động kịp thời như mở sục khí, quạt nước. Trong điều kiện này, các sản phẩm trao đổi chất do vi sinh vật tạo ra như CO2 sẽ làm pH tiếp tục giảm thêm.

Kết quả là tạo ra một môi trường ao nuôi rất bất lợi cho tôm: nhiệt độ, pH, oxy hòa tan thấp. Ngoài ra môi trường với nồng độ chất hữu cơ cao lúc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm vi khuẩn có hại, điển hình là nhóm Vibrio bùng phát. Ở lớp bùn đáy, thế oxy hóa khử có thể giảm xuống làm cho quá trình khử sulphate, với sản phẩm tạo thành là H2S, tăng lên. Hydrogen sulphide (H2S) là một chất độc đối với tôm, và ảnh hưởng của nó mạnh hơn khi pH thấp.

Ảnh hưởng tới tôm

Nhiệt độ

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ trao đổi chất của sinh vật máu lạnh như tôm (có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường). Thông thường khi nhiệt độ nước ao giảm 1oC, tốc độ tiêu thụ thức ăn giảm 10%. Vì nhiệt độ ao nuôi sau mưa có thể giảm 3-5oC, nên có thể dự đoán lượng thức ăn giảm khoảng 30%.

Như đã đề cập ở trên, nước mưa sẽ tạo ra một lớp nước có nhiệt độ và độ mặn thấp hơn ở bề mặt ao nuôi. Cần phải nhanh chóng xử lý sự phân tầng này bằng các tác động cơ học như sục khí hoặc quạt nước để hạn chế sự khác biệt về nhiệt độ của nước ao. Sự phân tầng trên và tiếng động của nước mưa làm tôm sẽ di chuyển xuống vùng nước sâu hơn với nồng độ oxy thấp hơn và có thể có H2S. Nếu lượng thức ăn không được điều chỉnh, thức ăn thừa tăng lên sẽ làm cho vấn đề trên nghiêm trọng hơn.

pH

Nước mưa có pH thông thường 6,5-6,7, so với pH của nước ao 7,5-8,5, có thể sẽ làm pH nước ao trong cơn mưa giảm từ 0,3-1,5. Hệ tảo trong ao có thể bị tàn, đồng thời tảo lam bùng lên do độ mặn thấp phù hợp.

Tảo chết giải phóng chất hữu cơ và chỉ sau vài giờ vi sinh vật di dưỡng sẽ bùng phát. Nồng độ oxy giảm khiến môi trường chuyển sang yếm khí. Sản phẩm do vi sinh vật tạo ra trong điều kiện này là CO2 và các acid hữu cơ thậm chí còn làm cho pH tiếp tục giảm. Như vậy một thời gian ngắn sau cơn mưa, pH ao nuôi sẽ giảm xuống liên tục cho tới khi hệ tảo trong ao được phục hồi.

Oxy hòa tan

Oxy hòa tan là một thông số hết sức quan trọng của ao nuôi. Tại một nhiệt độ nhất định, nồng độ bão hòa của oxy trong nước nhỏ hơn nồng độ oxy trong không khí 25 lần. Do đó nồng độ oxy hòa tan luôn là yếu tố giới hạn của sinh vật thủy sinh.

Nhiệt độ và độ mặn của nước ao giảm xuống do mưa có thể làm nồng độ oxy bão hòa tăng lên, tuy nhiên mức độ quang hợp của tảo mới là yếu tố quyết định nồng độ oxy hòa tan lúc này. Điều này kết hợp với sự tăng nhu cầu oxy sinh hóa do hoạt động của vi sinh vật dị dưỡng, và trong điều kiện không cấp khí kịp thời có thể làm oxy hòa tan giảm xuống mức nguy hiểm với tôm (3,0 ppm) trong vòng nửa giờ. Oxy hòa tan thấp còn làm cho phản ứng khử sulphate thành H2S tăng nhanh.

 
 
Mang tôm bị đen là một trong những biểu hiện của H2S (nguồn Lightner, 2001)

Độ mặn và độ cứng

Độ mặn và độ cứng phụ thuộc vào nồng độ các ion hòa tan. Khi thể tích nước trong ao nuôi tăng lên, nồng độ của tất cả các ion đều giảm dẫn đến độ mặn và độ cứng đều giảm. Sự giảm độ mặn không trực tiếp làm cho tôm chết, nhưng nó tác động lên khả năng tự cân bằng của tôm. Tôm thường lột sau mưa và cần các ion như canxi, magie để làm cứng vỏ. Nồng độ các ion này sau mưa giảm xuống làm quá trình cứng vỏ của tôm trở nên khó khăn. Hệ quả là tôm chết do ăn lẫn nhau và bị nhiễm trùng cơ hội gây ra bởi các vi khuẩn có hại. Hiện tượng tôm hao dần do nguyên nhân trên có thể kéo dài tới một vài tuần sau mưa và ít được chú ý.

Tác động của gió và sóng

Gió tác động lên bề mặt ao nuôi tạo ra sóng, đây là một quá trình truyền động năng giữa không khí và nước. Sóng tạo ra đập vào bờ gây nên xói mòn đất, làm cho nước ao bị đục. 
Quan trọng hơn, sóng mạnh có thể tác động tới lớp bùn đáy ao, làm vỡ một lớp mỏng ở bề mặt đáy ao ngăn cách bùn và nước ao. Khi lớp này vỡ ra, các sản phẩm của vi sinh vật trong điều kiện kỵ khí xảy ra trong lớp bùn đáy ao (như H2S, ammonia, nitrite) sẽ thoát vào nước ao phía trên và làm cho tôm bị ngộ độc.

Các giải pháp ứng phó

Trước cơn mưa


Vệ sinh, làm thông thoáng đường thoát nước. Thậm chí có thể lắp thêm máy bơm cho đường thoát nước, đề phòng tình huống nước trong ao dâng lên quá cao.

Chuẩn bị các túi  đựng vôi (CaC03) đặt ở bờ ao (500 kg/ha). Khi mưa, vôi (CaC03) sẽ hòa tan và thấm xuống giúp duy trì pH và độ cứng. Trong trường hợp nghiêm trọng khuyến cáo sử dụng KCl với 100 kg/ha.

Gia cố  bờ ao để tránh xói mòn.

Kiểm tra lại hệ thống sục khí, quạt nước, tủ điện,…đảm bảo cả hệ thống hoạt động ổn định.

Trong cơn mưa

Tìm cách xả lớp nước bề mặt.

Đo oxy hòa tan (DO) và pH liên tục, khi pH giảm cần áp dụng ngay vôi (CaC03).

Giảm lượng thức ăn xuống còn 70% so với bình thường, theo dõi DO và nhiệt độ để điều chỉnh lượng thức ăn sau đó.

Bật hệ thống sục khí, quạt nước để duy trì DO tốt thiểu là 4 ppm.

Theo dõi tình trạng tảo trong ao: dưới kinh hiển vị tảo chết vẫn có thể còn màu xanh, nhưng không bào không đầy đặn, đồng thời lớp màng và vách tế bào tách ra khỏi nhau. Khi có dấu hiệu tảo tàn, đôi khi biện pháp đơn giản như thay nước lại có hiệu quả vì giúp làm giảm mật độ tảo và tăng pH.


Sau cơn mưa

Tôm thường hao dần sau cơn mưa, vì vậy cần theo dõi chặt mật độ và lượng tôm trong ao nhiều ngày sau. Khi đã xác định được lượng tôm, đồng thời nhiệt độ, pH, và DO tăng lên đến khoảng phù hợp thì có thể tăng dần lượng thức ăn.

Bổ sung vitamin C, các muối của kali, natri, magie trộn với thức ăn.

Tăng cường áp dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường và trộn với thức ăn.

Tăng cường sục khí, quạt nước cho đến khi hệ tảo trong ao ổn định.
 
Kết luận

Tác động sâu xa của những cơn mưa lớn là gây nên hiện tượng tôm chết ở một mức độ nào đó. Nguyên nhân có thể là tình trạng thiếu oxy, bị nhiễm trùng cơ hội, khí độc như H2S hoặc một vấn đề nào khác liên quan đến quá trình lột vỏ không hoàn toàn của tôm. Hiện tượng tôm chết thường xảy ra khoảng 2-3 ngày sau mưa và không có dấu hiệu rõ ràng. Vì vậy người nuôi cần hiểu rõ những thay đổi do các cơn mưa lớn tạo ra để có hành động kịp thời nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.

 
Nguồn: Philip Buike, Rainy season effects on shrimp grow-out ponds, Global Seafood Alliance, 11 june 2018 (https://www.globalseafood.org/advocate/rainy-season-effects-on-shrimp-grow-out-ponds).
 

Người lược dịch: KS.Nguyễn Thị Thúy Anh, Công ty CP CNSH Tiên Phong
 

 



“Tác động sâu xa của những cơn mưa lớn là gây nên hiện tượng tôm hao (chết) ở một mức độ nào đó. Nguyên nhân có thể là tình trạng các yếu tố môi trường thay đỗi đột ngột làm tôm stress như biến động pH, nhiệt độ, thiếu oxy, tảo tàn, tôm bị nhiễm trùng cơ hội, khí độc như H2S hoặc một vấn đề nào khác liên quan đến quá trình lột vỏ không hoàn toàn của tôm. Hiện tượng tôm chết thường xảy ra khoảng 2-3 ngày sau mưa và không có dấu hiệu rõ ràng. Vì vậy người nuôi cần hiểu rõ những thay đổi do các cơn mưa lớn tạo ra để có hành động kịp thời nhằm hạn chế tối đa thiệt hại”

Vinhthinh Biostadt cung cấp dịch vụ xét nghiệm và phầm mềm quản lí ao có hệ thống tại các Phòng Lab cố định ở đại lí và Lab di động đến tận ao nuôi qua đó giúp người nuôi có thể kiểm soát các thông số môi trường nhanh chóng nhất, đặc biệt là theo dõi có hệ thống về biến động môi trường ao nuôi nhiều ngày trong mùa mưa để giúp khách hàng có những biện pháp kiểm soát ao nuôi chính xác nhất.

 






Bên cạnh những biện pháp quản lí ao nuôi tôm trong mùa mưa thì Vinhthinh Biostadt có thể cung cấp những giải pháp cụ thể bằng sản phẩm và dịch vụ như sau:
 
  • Cung cấp Vitamin và dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, giảm stress
 


 
  • Khoáng mặn ENVOMIN hoặc AQUAMIN / SUP PREMIX/ ECO MINERAL cho môi trường và khoáng trộn với thức ăn để bổ sung nhanh nguồn khoáng thiếu hụt
 


 Hoặc sử dụng khoáng tạt mới nhất VISTAMI hoặc BIOMI/ TF MI ECO MI - chứa 60 loại khoáng đa vi lượng đem nước biển tự nhiên vào ao nuôi:


 
  •  Chế phẩm sinh học xử lý môi trường: các sản phẩm MERA BAC W hoặc PRO BAC W/ TF MEN 2 / ECO BAC chứa các dòng vi khuẩn tăng trưởng nhanh để lấn át vi khuẩn có hại:
 
  • Chế phẩm sinh học quang dưỡng ECO PRO hoặc PRO BEST / TF RHODO để hỗ trợ chuyển hóa các chất hữu cơ và ngăn chặn hình thành H2S. Chế phẩm sinh học NITRO LIQUID/ TF MEN 4+ / DE NITRO để ngăn chặn hình thành khí độc NH3, nitrite.
  • Ngoài ra dùng những sản phẩm hỗ trợ gan tụy như  ESOMAX (nhấn vào để xem thêm sản phẩm), thảo dược tổng hợp BIOMIX hoặc ANTI PARASITE/  TF APONI / ECO SALICINE để khống chế vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh,  bảo vệ các cơ quan này, tăng cường sức đề kháng, đảm bảo quá trình hấp thu khoáng, dinh dưỡng của tôm bình thường



 
Khuyến cáo của Vinhthinh Biostadt khi sử dụng các sản phẩm này trong mùa mưa là nên tăng liều hay tăng tần suất sử dụng trong ngày so với bình thường.
 

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi