FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Bệnh trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)

BỆNH TRÊN TÔM GIỐNG

HOẠI TỬ CƠ  (IMN)

Bệnh được biết với nhiều tên khác nhau, bệnh trắng cơ, hoại tử cơ, bệnh đục cơ hoặc bệnh tôm sữa. Nó là nguyên nhân gây chết lớn nhất trong các trại giống. Nash et al. (1987) cho rằng IMN là nguyên nhân gây chết đột ngột hơn 60% của hậu ấu trùng ở 28 ngày tuổi trong hệ thống nuôi thâm canh ở Thái Lan.

Bệnh có biểu hiện cơ bị đục lan rộng nhiều nơi (Akiyama et al. 1982; Nash, et al. 1987; Brock, 1988).

IMN có liên quan đến sự biến động môi trường sống như độ mặn, nhiệt độ, thiếu oxy, mật độ quá dày & hoạt động quá mức của tôm (Nash, 1987; Brock, 1988). Tỷ lệ chết có liên quan đến sự hoại tử lan rộng của các thớ cơ. Bệnh IMN đã được quan sát ở nhiều  trại giống khác nhau cho thấy nếu hoại tử trong cơ không lan rộng thì bệnh có thể không xảy ra một khi thay nước. IMN có thể xuất hiện trong 1 hoặc 2 ngày sau khi thả. Việc này có liên quan đến điều các yếu tố môi trường trong ao nuôi. Thả giống vào ao ương trước khi chuyển sang ao nuôi thương phẩm có thể giảm bệnh này.

Hạn chế bệnh ngay từ đầu đã được tiến hành ở nhiều trại giống của Thái Lan. Tuy nhiên, diễn biến bệnh có thể rất nhanh khi bộc phát. Sarver et al. (1982) cho rằng tỷ lệ bệnh IMN ở một mật độ ấu trùng có tính hữu ích cho sức khỏe ấu trùng. Ở Thái Lan, người nuôi luôn tính toán tỷ lệ bị nhiễm IMN và thêm vào số phần trăm này vào mật độ thả thông thường. Họ tin rằng con giống bị nhiễm IMN sẽ chết sau vài ngày thả giống. Không có phương pháp điều trị hiệu quả bệnh này ngoại trừ việc giảm tối thiểu các yếu tố gây stress từ môi trường.

BỆNH GIỮA CHU KỲ ẤU TRÙNG (MCD)

Bệnh này thường xuất hiện trong các giai đoạn sớm của ấu trùng (IV & XI). Anderson et al. (1990) cho biết tỷ lệ chết cao trên TCX được  nuôi ở Malaysia sau 16 ngày sau khi nở. Các triệu chứng lâm sàng tương tự với bệnh hoại tử do vi khuẩn. Ấu trùng bỏ ăn hay giảm ăn và các con yếu bị ăn bởi các con khỏe mạnh. Ấu trùng bị nhiễm thường có màu xanh xám và bơi lội yếu, thường ở trong vòng xoắn. Tác nhân gây bệnh chưa được xác định nhưng được xem như là bệnh truyền nhiễm tự nhiên. Có thể là do Enterobacter aerogenes (Johnson, 1978; Brock, 1988).

Chế độ vệ sinh tốt được chứng minh có hiệu quả trong việc loại bỏ bệnh này (Brock, 1983). Cũng nên chú ý dinh dưỡng đầy đủ và đảm bảo artemia sử dụng có chất lượng tốt (Johnson, 1982).

HOẠI TỬ DO VI KHUẨN 

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh này là tôm có màu xanh nhạt hay nhạt màu, dạ dày rỗng, ấu trùng yếu và rơi xuống đáy bể, xuất hiện các đốm nâu trên râu và phụ bộ. Sự nhiễm khuẩn do  vi khuẩn hình sợi Leucothrix spp, trực khuẩn và cầu khuẩn hiện diện trên các lông cứng, mang & phụ bộ. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng hơn ở ấu trùng nhỏ. Aquacop (1977) có báo cáo ghi nhận bệnh này làm ấu trùng TCX (giai đoạn IV-V) chết lên đến 100% trong 48 giờ ở Tahiti.

BỆNH PHÁT SÁNG

Giai đoạn sớm của ấu trùng TCX dễ nhạy cảm với vi khuẩn Vibrio nhất là Vibrio harveyi. Bệnh này rất phổ biến trong trại sản xuất giống tôm nước ngọt lẫn nước mặn. Dấu hiệu duy nhất của bệnh này là sự phát sáng của các ấu trùng vào ban đêm. Ấu trùng bị nhiễm thường bám bẩn, mờ đục, bơi chậm chạp, gom cục và cuối cùng chết. Tỷ lệ chết có thể lên đến 100%. Ở Thái Lan, phát sáng do vi khuẩn thường thấy ở biển hoặc các ao nuôi độ mặn cao. Khi bệnh này xuất hiện, thì thất bại hầu như hoàn toàn trong việc sản xuất ấu trùng ở các trại giống. Xử lý nước mặn với Chlorine hoặc Formalin trước khi sử dụng dường như không hiệu quả trong việc này. Sae-oui và cộng sự, 1987 đã thí nghiệm sự nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn V. harveyi  trên P. merguiensis và kết luận rằng vi khuẩn này nhạy cảm với chloramphenicol và novobiocin nhưng kháng với streptromycin. Họ cũng phát hiện rằng vi khuẩn cũng bị tiêu diệt hoàn toàn bằng cách xử lý Ca(HOCl)2 20-30ppm hay formalin ở mức 50ppm.

BỆNH LỘT XÁC KHÔNG HOÀN TOÀN (EED)

Bệnh này ảnh hưởng trên ấu trùng giai đoạn cuối và hậu ấu trùng giai đoạn đầu. Nó được xem là một hội chứng chết do lột xác. Ấu trùng bị bệnh thường không thể hoàn toàn thoát khỏi các phụ bộ, mắt và chủy khi lột xác. Các ấu trùng khác lột xác bị dị hình phụ bộ và chết nhanh sau khi lột xác (Brock, 1983; 1988). Tỷ lệ chết bởi bệnh này thường không nghiêm trọng. Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết đến nhưng người ta cho rằng do chất lượng nước kém hoặc dinh dưỡng không đầy đủ.

BỆNH DO NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT

Nguyên sinh động vật gây bệnh trên tôm là Zoothamnium sp, Epistylis sp, Vorticella sp và Acineta sp. Ấu trùng bị nhiễm hơi mờ đục. Trường hợp  nhiễm nhẹ được loại bỏ khi lột xác nhưng khi nhiễm nặng có thể cản trở sự lột xác, ảnh hưởng đến sự phát triển và có thể gây chết. Ấu trùng dễ bị nhiễm bệnh hơn tôm trưởng thành. Khi thấy có nguyên sinh động vật trên ấu trùng thì chất lượng nước phải được cải thiện. Xử lý bằng cách ngâm formalin 20-30 ppm trong 24 giờ thì hiệu quả và an toàn trong việc kiểm soát Zoothanium (Roegge et al., 1979). Ngâm acid acetic ở nồng độ 2ppt trong 1phút và lặp lại cách này được đề nghị khi xử lý Epistylis sp cho ấu trùng (Sindermann, 1977).

BỆNH DO VIRUS

Anderson et al. (1990) cho biết một loại virus giống như virus Parvo trên hậu ấu trùng trong trại giống ở Malaysia. Đây là trường hợp virus đầu tiên trên TCX.

BỆNH TỔN THƯƠNG VỎ

Hàm lượng CaCO3 ở mức 50-100mg/l được xem là khoảng thích hợp đối với TCX (Cripps and Nakamura , 1979). Con non vô tình tiếp xúc với độ cứng tổng cộng từ 160 – 320 CaCO3 mg/l trong hệ thống tuần hoàn nước cho thấy sự tổn thương lớp vỏ kitin (Nash pers. comm.).

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM (NUÔI TÔM THỊT)

BỆNH TỔN THƯƠNG VỎ

Bệnh này được biết với vài tên khác như đốm nâu, đốm đen. Nguyên nhân gây bệnh do nhiều yếu tố làm tổn thương hoặc sự bất thường của lớp vỏ  do cơ  học, dinh dưỡng, hóa chất hay các yếu tố khác tạo điều kiện cho khuẩn hoặc nấm xâm nhập. Tôm bị nhiễm bệnh bị hoại tử, sưng và sau đó để lại các đốm đen  trên thân và phụ bộ. Không làm chết tôm nhưng làm giảm giá trị thương phẩm. Tổn thương vỏ cùng với bị ký sinh trùng bám là một trong nhiều bệnh thường gặp của tôm nuôi (Sandifer and Smith, 1985) nhất là trong hệ thống nuôi thâm canh (Johnson, 1978; Burns et al., 1979; Sandifer and smith, 1985).

Chất lượng nước kém và chất hữu cơ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn gây tổn thương vỏ (Cook and Lofton, 1973). Có nhiều loài vi khuẩn khác nhau có thể sinh lipase và protease ngoại bào chẳng hạn Aeromonas sp, Pseudomonas sp, Vibrio sp, Benekea sp có thể gây tổn thương vỏ.

BỆNH ĐỐM ĐEN

Bệnh này thường thấy ở mang, giáp đầu ngực, phụ bộ, vẩy đuôi, đuôi nhọn hoặc lớp vỏ kitin làm ảnh hưởng đến sự lột xác của tôm. Trong trường hợp nặng có thể lây lan sang các biểu mô, cơ và nội tạng dẫn đến nhiễm trùng máu và chết (Brock, 1983; 1988).

BỆNH TRÊN NẮP MANG

Bệnh này có biểu hiện như lở loét và có các đốm đen ở mặt trong của giáp đầu ngực (Johnson, 1982). Bệnh này không lây lan trong ao (Brock, 1983; 1988).

BỆNH ĐEN MANG

Bệnh này do các chất kết tủa và các chất từ quá trình phân hủy Nitơ làm đen hóa mang (Johnson, 1982). Mức độ gia tăng của ammonia và nitrite từ ao nuôi sẽ ức chế sự tăng trưởng và gây chết. TCX nhạy cảm với nồng độ nitrite và nitrate hơn tôm sú (Wickens, 1976). Trường hợp mãn tính, nitrite có thể gây chết ở mức thấp hơn 2mg/l (Armstrong et al., 1976). Mức độ ảnh hưởng của các hợp chất chứa Nitơ cần được theo dõi thường xuyên. Khi các hàm lượng chất này chạm đến mức gây độc thì phải được thay nước. Các cơ sở dữ liệu liên quan đến mức gây độc của các hợp chất chứa Nitơ ở các giai đoạn khác nhau của TCX được tổng kết bởi Brock (1983) and Smith and Sandifer (1985). Nghiên cứu mô bệnh học của bệnh đen mang thu được từ các ao ở Thái Lan (tỉnh Suphanburi) là do sự  kết tủa sắt, có lẽ là do đất phèn.


 
BỆNH TRẮNG THÂN (WPD)

Bệnh này trên tôm trưởng thành, thường thấy trên tôm cái, Johnson (1978) có ghi nhận bệnh trắng thân trên tôm  M. ohioni  ở Texas. Các mô bên dưới vỏ kitin xuất hiện trắng đục nhưng các cơ vẫn bình thường. Không có vi sinh vật nào được tìm thấy. Delves-Broughton and Poupard (1976) mô tả bệnh trên TCX M. rosenbergii gọi là hội chứng trắng và đặc trưng bởi màu trắng mờ trên thân cùng với mềm vỏ. Trên kính hiển vi, hoại tử lan ra trên các cơ vân cùng với sự xâm nhập của các tế bào máu. WDP được tìm thấy trên tôm nuôi ở Thái Lan (Areerat, pers. Comm.) như mô tả của Johnson (1978) và tỷ lệ mắc bệnh này trong ao thấp. Bệnh WPD chỉ được ghi nhận khi nuôi tôm dưới ánh sáng nhân tạo và cho ăn thức ăn công nghiệp trong thời gian dài (Brock, 1983). Ánh sáng nhân  tạo không phải là nguyên nhân gây bệnh ở Thái Lan nhưng có khả năng là do chế độ dinh dưỡng.

BỆNH ĐỎ THÂN

Bệnh đỏ thân chỉ ảnh hưởng ở tôm trưởng thành thường thấy trong ao nuôi nhưng chưa biết rõ nguyên nhân. Johnson (1982) có ghi nhận bệnh ở Floria và lý giải về sự bất thường của sắc tố là do sự phân tán của sắc tố hay mất đi sắc tố nào đó. Quá nhiều ánh sáng, khẩu phần ăn và stress có liên quan đến sự bất thường này.

BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG

Nguyên sinh động vật (Protozoa)

Hall (1979) đã cho rằng Corthunia sp, Epistylis sp. and Vorticella sp là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Các chỗ thường bị nhiễm là thân, cuống mắt, râu, vẩy đuôi và trứng. Zoothamnuim thường ở mang (Johnson , 1978). Bệnh này ít ảnh hưởng đến tôm trừ các trường hợp nặng. Tôm có nhu cầu oxy tăng trước khi lột xác và bị bám ký sinh trùng nặng có thể gây chết do thiếu oxy (Fisher, 1977). Thelohania – một dạng vi bào tử trùng được ghi nhận trên tôm nước mặn nhưng hiếm khi thấy trên tôm nước ngọt. Areerat (1988) có ghi nhận một trường hợp bị nhiễm vi bào tử trùng trên mô cơ bị đục ở TCX.

Metazoan

Johnson (1978) cho rằng TCX là ký chủ trung gian thứ 2 của ấu trùng sán Carnaeophallus choanophallus. Trong các ao nuôi thương phẩm ở Thái Lan tìm thấy ấu trùng của một loài sán chưa được xác định (Nash 1989).

Isopod

Động vật chân chèo gây hại trên tôm nước ngọt thuộc họ Bopyridae (Johnson, 1978). Một loài Isopod được tìm thấy trong khoang mang của TCX nuôi thương phẩm ở Thái Lan (Areerat, pers. comm.). Loài này có thể là Probopyrus buitendijki như là  một loài ký sinh trùng trên TCX ở Đông Nam Á. Austoargathona spp thì được tìm thấy trên TCX ở Australia. (Brock, 1983).

Tác giả: Kamonporn Tonguthai - Viện nghiên cứu sức khỏe động vật thủy sản - Khoa Thủy Sản - Đại học Kasesart - Thái Lan

Nguồn: Diseases of the Freshwater Prawn, Macrobrachium rosenbergii - AAHRI Newsletter Article - From Volume 4 No.2, December 1997

Dịch bởi: KS. NGUYỄN THỊ KIỀU - CÔNG TY VINHTHINHBIOSTADT

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi