FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Bổ sung acid amin làm giảm hàm lượng protein trong thức ăn cá tra

Cá tra là loài bắt mồi chủ động, vì thế việc hiểu rõ nhu cầu về protein và acid amin của chúng sẽ giúp các chuyên gia dinh dưỡng tối ưu hóa thức ăn và thành tích nuôi, đồng thời làm giảm một lượng chất thải ra của cá từ các trại nuôi.

Nghiên cứu liên tục trên các đối tượng cá khác nhau, đã cho thấy rằng sự cân bằng giữa các acid amin thiết yếu với các acid amin tự do trong khẩu phần ăn cá tra có thể làm giảm  hàm lượng bột cá và các nguồn protein khác trong thức ăn và  giảm hàm lượng đạm thải ra của cá.

Thử nghiệm bổ sung acid amin vào thức ăn cho thấy rằng hàm lượng protein có thể giảm từ 28% xuống còn 23% trong khẩu phần ăn của cá tra. Tuy nhiên, câu trả lời về việc làm giảm hàm lượng protein trong thức ăn còn phụ thuộc vào việc bổ sung các acid amin thiết yếu sao cho phù hợp với từng loài. Các nghiên cứu gần đây cho thấy phương pháp này có hiệu quả trong việc giảm hàm lượng protein trong thức ăn của cá trắm cỏ, cá rô phi và cá tra.

Thử nghiệm trên cá tra

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành hai thử nghiệm cho cá ăn để đánh giá tính khả thi trong việc giảm hàm lượng protein từ 28% xuống 25% đối với cá tra. Thử nghiệm này được thực hiện trong điều kiện thực tế ở 1 trại sản xuất cá tra lớn ở Việt Nam. Số lượng mẫu gồm 240 con cá với kích cỡ thí nghiệm ban đầu trung bình từ 30-40g/con, cá được bố trí ngẫu nhiên trong 12 lồng, mỗi lồng có kích thước 3 x 2 x 3 m. Hệ thống lồng được đặt cố định trong một ao, mật độ thả trong lồng 13.33con/m3.

Thí nghiệm cho cá ăn 4 loại thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein khác nhau là 28% (28CP), 27% (27CP), 26% (26CP) và 25% (25CP) đạm thô. Cá được cho ăn  một trong 4 loại thức ăn trên 2 lần/ngày và cho ăn trong thời gian 90 ngày, sau đó đánh giá hiệu quả.

Các thành phần được sử dụng trong thức ăn bào gồm: mì lát, cám gạo, bột đậu nành, bột mì, bột thịt, bột xương, bột gia cầm, bột cá ngừ, cá hồi và dầu cá. Trong khẩu phần ăn của cá có bổ sung thêm Lysine - hydrochloride, DL - Methionin và L - Threonin (các acid amin tự do được trình bày trong bảng 1). Kết quả thu được trong đợt thử nghiệm rất khả quan, dẫn đến cá tra được tiếp tục thực hiện thử nghiệm lần thứ 2 với qui mô trong phòng thí nghiệm (thử nghiệm 2) đợt thử nghiệm này có sự hợp tác của giảng viên ngành thủy sản trường Đại học Kasetsart tại Bangkok, Thái Lan. Thử nghiệm lần này nhằm đánh giá khả năng làm giảm hàm lượng đạm xuống còn 23%, mẫu cá được thử nghiệm có kích cỡ 10-20g/con, được bố trí trong 12 bể, mỗi bể chứa 1.000 lít nước, với 3 bể/đối chứng. Cá tra được cho ăn với tỷ lệ từ 3% - 4% trọng lượng thân, cho ăn trong 90 ngày. 

Nhìn chung, kết quả thử nghiệm từ các loài cá cho thấy rằng việc sử dụng acid amin tự do như DL - Methionine có hiệu quả trên cá tra và cho rằng sự khác biệt về hàm lượng Methionine trong khẩu phần ăn của cá là 0,08% và 0,05% + nồng độ cystein giữa 27CP và 25CP có thể là yếu tố quan trọng trong việc xác định việc làm giảm hàm lượng đạm trong khẩu phần ăn của cá

Ngoài ra, kết quả thí nghiệm cũng cho thấy rằng việc giảm hàm lượng đạm trong khẩu phần ăn dường như bị phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng đạm mà tại đó các acid amin được thêm vào khẩu phần ăn và liên quan đến nhu cầu cụ thể về acid amin của các loài cá đã được phát hiện bởi tiến sĩ Dhanapong Sangsue và đồng nghiệp trên cá trê lai trong năm 2010.

Nằm trong số các chiến lược khác, sự hiểu biết tốt hơn về các protein và acid amin chính là nguồn dinh dưỡng của cá tra và sẽ giúp các nhà dinh dưỡng tối ưu hóa chi phí thức ăn và nuôi cá có hiệu quả đồng thời giúp cá giảm thải chất đạm ra môi trường nước ở các trại nuôi.

Câu trả lời về việc giảm độ đạm trong khẩu phần ăn dường như phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng đạm mà tại đó các axit amin được thêm vào khẩu phần ăn và liên quan đến nhu cầu cụ thể về acid amin của các loài cá

Nguồn: Amino Acid Supplementation Reduces Protein Levels In Pangasius Diets - The Global Aquaculture Advocate - Tháng 5 - 6/2014

Tác giả: 

 
- Dr. Cláudia Figueiredo-Silva - Evonik Industries A.G. - Health and Nutrition - Post Code 10-B531 - Rodenbacher Chaussee 4 - 63457 Hanau-Wolfgang, Germany.
- Dr. Orapint Jintasataporn - Kasetsart University - Department of Aquaculture - Bangkok, Thailand
- Dhanapong Sangsue - Evonik Degussa (SEA) - Health & Nutrition - Singapore
- Dr. Andreas Lemme - Evonik Industries A.G. - Health and Nutrition

Lược dịch bởi: KS. HỒ HOÀNG HUÂN - Công ty Vinhthinhbiostadt

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi