FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

CHIẾN LƯỢC ĐIỀU CHỈNH CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG ĐỂ CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TÔM NUÔI ĐỘ MẶN THẤP (PHẦN 2)


Phần 2:

CẢI THIỆN DINH DƯỠNG

Bổ sung vào chế độ ăn những thành phần có thể cải thiện khả năng điều hòa thẩm thấu của tôm là một cách để cải thiện tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống ở những vùng nước có độ mặn thấp (Bảng 3). Người nuôi sử dụng sản phẩm bổ sung K và Mg vào trong nước có thể tốn kém, dao động từ 400$ - 800$ / tấn đối với muối K và K-Mag®. Tùy thuộc vào thành phần khoáng chất và kích thước của ao nuôi cũng như tổng số ao trong cùng 1 trang trại, bổ sung Mg và K vào thức ăn có thể tiết kiệm chi phí đáng kể (nếu thành công) so với việc bổ sung vào trong nước một lượng lớn khoáng chất ở những vùng nuôi sử dụng giếng khoan có độ mặn thấp.

Bảng 3: Nghiên cứu đánh giá các chất bổ sung vào khẩu phần ăn giúp cải thiện tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi độ mặn thấp.

 


Chế độ ăn với đầy đủ khoáng chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm (Davis & Lawrence 1997). Các khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thẩm thấu, chẳng hạn như K, Mg, Na và Cl đã được đề nghị bổ sung vào khẩu phần ăn cho tôm thẻ chân trắng nuôi trong điều kiện độ mặn thấp. Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vấn đề sự thiếu hụt khoáng chất, ví dụ như Kali, tôm có thể hấp thụ trực tiếp qua mang nguồn K từ trong nước và được tăng cường thêm qua đường ruột tôm. Gong et al. (2004) đã báo cáo về lợi ích của chế độ ăn của tôm nuôi độ mặn thấp có bổ sung K, Mg, Na, Cholesterol, phospholipid ở Arizona, tuy nhiên không biết được loại nào mang lại hiệu quả do có bổ sung cả 5 loại khoáng chất trong 1 khẩu phần ăn. Shiau and Hseih (2001) đã báo cáo tác dụng có lợi của việc bổ sung K trong chế độ ăn đối với tôm sú nuôi nước lợ.

Ở Alabama, một số nghiên cứu thực hiện về việc bổ sung muối clorua và khoáng chelate (khoáng hữu cơ) (Roy, Davis, Saoud & Henry 2007c; Saoud, Roy & Davis 2007). Kết quả cho thấy, bổ sung muối NaCl 1% và 2% vào khẩu phần ăn của tôm không làm tăng tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi độ mặn thấp 4 phần ngàn (Roy et al. 2007c). Bổ sung Kali chelate (K hữu cơ) 1% vào ao nuôi độ mặn thấp ở Tây Alabama cũng cho kết quả không rõ ràng. Tương tự, bổ sung MgCl (150mg/kg, 300mg/kg) hoặc Mg chelate (0.15%, 0.3%, 0.6%) cũng không mang lại lợi ích rõ ràng (Roy et al. 2007c; Roy, Davis, Nguyen & Saoud 2009c). Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc bổ sung Mg vào khẩu phần ăn của tôm quá cao cũng không mang lại lợi ích gì cho tỷ lệ sống, tăng trưởng hoặc khả năng điều hòa thẩm thấu của tôm, đặc biệt là khi sự thiếu hụt Mg trong môi trường nước không được bổ sung.

Do axit amin có vai trò trong quá trình điều hòa thẩm thấu của tôm, nên đề nghị bổ sung axit amin vào trong khẩu phần ăn của tôm để cải thiện khả năng điều hòa thẩm thấu ở tôm nuôi độ mặn thấp (Mantel & Farmer 1983; Pequeux 1995; Roy et al. 2007a). Saoud và Davis (2005) báo cáo rằng việc bổ sung betaine (0.4%) vào thức ăn cho tôm con được nuôi ở độ mặn 0,5% không cải thiện tăng trưởng sau 8 tuần. Saoud và cộng sự (2007) kết luận bổ sung Arginine (0,41%) không cải thiện sự tăng trưởng hoặc tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng được nuôi trong nước độ mặn thấp sau thử nghiệm 9 tuần tại một trang trại. Các thử nghiệm cho thấy việc bổ sung axit amin vào thức ăn cho tôm nuôi độ mặn thấp không cải thiện tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống. Tương tự, nhu cầu threonin với khẩu phần ăn của tôm chân trắng nuôi độ mặn thấp cũng được báo cáo (Huai, Tian, Liu, Xu, Liang & Yang 2009). Cần có các nghiên cứu sâu hơn để kiểm tra xem liệu các axit amin khác có thể có lợi cho tôm chân trắng được nuôi trong độ mặn thấp hay không, đặc biệt là giai đoạn PL sau khi thả vào ao nuôi thương phẩm.

Phospholipid và cholesterol cần thiết cho sự phát triển bình thường của động vật giáp xác. Chế độ ăn thiếu cholesterol có liên quan đến tỷ lệ chết ở động vật giáp xác (D’Abramo, Wright, Wright, Bordner & Conklin 1985; Teshima, Kanazawa & Kakuta1986). Cholesterol đóng một vai trò như một tiền chất cần thiết cho steroid và kích thích lột xác (Teshima, Ishikawa, Koshio & Kanazawa 1997) và phospholipid liên quan đến cấu tạo màng mang, chuyển hóa lipid và kết hợp cholesterol vào protein trong huyết tương(Teshima 1986; Teshima et năm 1986). Do vai trò của chúng trong việc huy động và dự trữ lipid, việc bổ sung vào khẩu phần ăn đã được đề xuất như một chiến lược tiềm năng để tăng tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi trong độ mặn thấp (Gong et al. 2004). Roy và cộng sự (2006) đã nghiên cứu việc bổ sung cholesterol và lecithin (như một nguồn phospholipid) bằng cách thực hiện các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm với nước biển nhân tạo (4 ppt) và thực hiện tại hai trang trại nuôi tôm có độ mặn thấp. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy không có sự gia tăng tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng khi cholesterol và lecithin được bổ sung vào khẩu phần ăn.

Khẩu phần ăn bổ sung HUFA hoặc thay đổi tỉ kệ n3/n6 HUFA cũng được đề xuất như một chiến lược để tăng tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi trong độ mặn thấp. Người ta đã chứng minh rằng HUFA có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa thẩm thấu ở tôm PL và tôm trưởng thành (Palacios, Bonilla, Pérez, Racotta & Civera 2004). Tôm cho ăn với thức ăn có bổ sung HUFA cao đã chứng tỏ khả năng chống chịu tăng lên đối với các thách thức về độ mặn (Rees, Cure, Piyatiratitivorakul, Sorgeloos & Menasveta 1994; Wouters, Vanhauwaert, Naessens, Pedrazolli & Lavens 1997; Palacios et al. 2004). Palacios và cộng sự (2004) đã quan sát thấy tỷ lệ sống của tôm PL tăng lên khi được cho ăn bổ sung EPA và DHA sau thử nghiệm căng thẳng. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác được thực hiện ở nước nuôi độ mặn thấp (4,1 ppt), không có sự khác biệt nào được quan sát thấy ở tôm thẻ chân trắng được bổ sung DHA và AA và các tỷ lệ n3 / n6 khác nhau sau 6 tuần nuôi (González-Félix, Perez-Velazquez, Quintero -Alvarez & Davis 2009). Mặc dù dường như có điểm sáng trong chiến lược này, nhưng cần các nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt là các nghiên cứu tại trang trại nuôi độ mặn thấp để theo dõi sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm PL và tôm trưởng thành được bổ sung hàm lượng HUFAs cao trong suốt quá trình nuôi.

Các chất bổ sung khác được thử nghiệm để cải thiện sự tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng nuôi độ mặn thấp bao gồm carbohydrate và astaxanthin. Bổ sung carbohydrate vào khẩu phần ăn của tôm nuôi độ mặn thấp để bù đắp năng lượng cho quá trình điều hòa thẩm thấu. Wang, Ma, Dong, và Cao (2004) đã đánh giá ảnh hưởng của carbohydrate trong khẩu phần ăn ở vùng nuôi độ mặn thấp và kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi độ mặn thấp được bổ sung carbohydrate cao hơn. Điều này trái ngược với một nghiên cứu trước đó, báo cáo rằng tốc độ tăng trưởng là tối ưu khi tôm được cho ăn khẩu phần có hàm lượng carbohydrate thấp ở độ mặn thấp (Rosas, Cuzon, Taboada, Pascual, Gaxiola & Van Wormhoudt 2001a). Một nghiên cứu khác (Rosas, Cuzon , Gaxiola, Le Priol, Pascual, Rossignyol, Contreras, Sanchez & Wan Wormhoudt 2001b) cũng báo cáo rằng tôm nuôi độ mặn thấp có khẩu phần ăn ít carbohydrate thì có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với chế độ ăn ít carbohydrate ở độ mặn cao.

Bổ sung Astaxanthin trong khẩu phần ăn - sắc tố carotenoid, đã được đề xuất như một phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng ở tôm (Darachai, Piyatiratitivorakul & Menasve40 và 150 mg/ kg astaxanthin) được thử nghiệm trong 6 tuần ở nước nuôi độ mặn thấp 3 ppt.

KẾT LUẬN

Kinh nghiệm của chúng tôi có được tại miền tây Alabama là: Phương pháp cải thiện chất lượng nước bằng cách bổ sung khoáng chất – đặc biệt là K và Mg – thì mang lại hiệu quả trong việc cải thiện tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và sản lượng tôm thẻ chân trắng  cao hơn so với cho ăn

Một số nghiên cứu đã cho thấy việc bổ sung các thành phần như khoáng chất, amino acid và các chất khác vào khẩu phần ăn không đạt được kết quả khả quan nếu như môi trường nước không được điều chỉnh

Cần có những nghiên cứu sâu hơn về bổ sung kết hợp các chất bổ sung khác nhau trong khẩu phần ăn vì một số nghiên cứu đã đánh giá nhiều chất kết hợp có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng nuôi độ mặn thấp.

Dựa trên kết quả nghiên cứu và năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi độ mặn thấp ở các trang trại miền Tây Alabama, chúng tôi nhận thấy điều chỉnh nước ao bằng cách bổ sung K và Mg là giải pháp hiệu quả nhất. Ngoài ra, điều chỉnh tỷ lệ Na:K đến gần tỷ lệ 28:1 sẽ giúp tôm nuôi đạt được tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và năng suất cao nhất trong điều kiện độ mặn thấp. Liên quan đến hàm lượng Mg, hàm lượng trong nước ao nên bằng ít nhất 25% hàm lượng Mg trong nước biển được pha loãng đến cùng độ mặn.
 
 
Nguồn:
Roy, L.. and A. Davis. 2010. Requirements for the culture of the Pacific white shrimp Litopenaeus vannamei, reared in low salinity waters: water modification and nutritional strategies for improving production. En: Cruz-Suárez, L.E., Ricque-Marie, D., Tapia-Salazar, M., Nieto-López, M.G., Villarreal-Cavazos, D. A., Gamboa- Delgado, J. (Eds), Avances en Nutrición Acuícola X - Memorias del X Simposio Internacional de Nutrición Acuícola, 8-10 de Noviembre, San Nicolás de los Garza, N. L., México. ISBN en trámite. Universidad Autónoma de Nuevo León, Monterrey, México, pp. 61-78.
 
Lược dịch: Huỳnh Thị Bích Thinh – Vinhthinh Biostadt

 
Trở về

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi