Bệnh đốm trắng (White Spot Disease) là mầm bệnh truyền nhiễm quan trọng nhất ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới từ năm 1992 và do virus đốm trắng (White Spot Syndrome Virus) gây ra.
Yếu tố tác nhân
Virus đốm trắng có màng bao, DNA của virus dạng mạch đôi, hình que. Cả hai kích thước của hạt virus hoàn chỉnh – virion (chỉ trạng thái của virus khi còn ở ngoài môi trường, chưa xâm nhập vào tế bào chủ, có chiều dài 35nm) và kích thước của bộ gen (30.000 kbp) đều đặc biệt lớn. Tác nhân được chỉ định là do giống Whispovirus thuộc họ virus mới gây ra, Nimaviridae. Virus đốm trắng (WSSV) độc lập trong nhóm họ này và chỉ có tương đồng về bộ gen với DNA của virus khác như virus gây bệnh thủy đậu (pox), bệnh mụn rộp (herpes) và baculovirus (Vlak và cộng sự, 2002). Ban đầu, một loạt tên virus được đặt bởi các nhà nghiên cứu ở các quốc gia bị bùng phát dịch bệnh khác nhau do các tác nhân virus khác nhau. Các tên virus đầu tiên này bao gồm Virus gây bệnh hoại tử dưới da và cơ quan tạo máu – Hypodermal and Hematopoietic Necrosis Baculovirus (HHNBV), Virus nhân hình que gây bệnh trên tôm Nhật – Rod-shaped nuclear virus of P. Japonicus (RV-PJ), Virus gây bệnh ở ngoại bì và trung bì trên tôm Thái Lan (SEMBV), Virus đốm trắng (WSBV), và Virus không có thể ẩn gây bệnh trên tôm sú (PMNOB) (Durand và cộng sự, 1997; Karunasagar và cộng sự, 1997; Chou và cộng sự, 1998; Sahul-Hameed và cộng sự, 1998). Tất cả các tác nhân này đều được nhận diện hiện nay là một loại virus có tên gọi là virus đốm trắng WSSV.
Yếu tố vật chủ
Các loài nhạy cảm:
Trên 50 loài giáp xác đã được xác định nhạy cảm với virus đốm trắng. Nhìn chung, giả sử virus có thể sao chép trong mô ngoại bì và trung bì của các loài giáp xác mười chân sống ở nước mặn và nước lợ hoặc nước ngọt (Lo và cộng sự, 1996; Flegel 1997, Chang và cộng sự, 1998; Sahul-Hameed và cộng sự, 2003; OIE 2006; xem lại: Escobedo và cộng sự, 2008), bao gồm các loài tôm thương phẩm trọng yếu.
Giai đoạn nhạy cảm của vật chủ:
Tất cả các giai đoạn sống đều có khả năng dễ nhiễm bệnh, từ trứng cho đến bố mẹ. Đến nay, vẫn chưa rõ ràng nếu trứng tôm bị nhiễm WSSV có thể trải qua quá trình phát triển hay không (Lo và cộng sự, 1997; Manjusha và cộng sự, 2009). Mức độ nhiễm bệnh rất thấp hoặc không có có thể cho phép sự phát triển của trứng và trên mỗi tế bào trứng, và có khả năng lan truyền bệnh WSSV trong tế bào trứng xảy ra từ giai đoạn tôm bố mẹ đến tôm con.
Virus và các quá trình gây stress trên tôm
Theo quan sát từ lâu, dường như tải lượng virus có thể tăng theo một số quá trình gây stress trên tôm như quá trình cắt mắt và sinh sản (Kou và cộng sự, 1998), như nhiệt độ thấp (Vidal và cộng sự, 2001),…
Các Vector và nguồn ô nhiễm
Các vector cơ học bao gồm luân trùng (rotifer), giáp xác phi mười chân như Artemia sp. và copepod, loài hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ, tất cả các loại thức ăn thương phẩm cho ấu trùng và tôm bố mẹ. Ngoài ra, các loài chân đốt không thuộc giáp xác như động vật chân đốt biển (isopoda) và ấu trùng côn trùng thuộc họ hai cánh Euphydradae đều được phát hiện dương tính với WSSV bằng phương pháp PCR (Escobedo và cộng sự, 2008). Tất cả các loài này đã được nhận định là có khả năng tích trữ hàm lượng virus WSSV cao, mặc dù không có chứng cớ về việc sao chép virus (Lo và cộng sự, 1997; Chang và cộng sự, 2002).
Tôm đông lạnh sử dụng cho người bị nhiễm mầm bệnh hoặc được sử dụng như mồi câu cũng có thể hoạt động như vật mang mầm bệnh virus đốm trắng (Lightner và cộng sự, 1997, Hasson và cộng sự, 2006). Xử lý chất thải không đúng cách (đầu, vỏ,…) và nước có thể là nguồn ô nhiễm nếu xử lý gần kho trữ tôm nuôi hoặc tôm thiên nhiên.
Dấu hiệu và triệu chứng
Triệu chứng bệnh xuất hiện trong ao nuôi vào giai đoạn tôm 14 – 40 ngày tuổi. Đặc điểm đốm trắng không phải lúc nào cũng hiện diện, đặc biệt là trên tôm thẻ chân trắng (L.vanamei).
Dấu hiệu lâm sàng điển hình trên tôm bệnh là xuất hiện đốm trắng hoặc các đốm có đường kính 0,5 – 3 mm ở bên trong vỏ. Trong nhiều trường hợp, tôm chết không có bất kỳ đốm trắng nào nhưng cơ thể có màu hồng nhạt.
Tôm bị nhiễm cấp tính có biểu hiện lờ đờ và bỏ ăn. Tương tự như đốm trắng đã được báo cáo do sử dụng chế phẩm sinh học và trong điều kiện chất lượng nước nhất định (Wang và cộng sự, 2000). Tỉ lệ chết lên đến gần 100% trong 5 ngày kể từ ngày đầu tiên phát bệnh. Ngược lại, vật nuôi không bị bệnh cũng có thể ẩn chứa mầm bệnh. Những vật nuôi còn sống sót có thể mang virus và truyền virus cho thế hệ sau theo chiều dọc.
Lây lan
Cả hai phương thức lan truyền theo chiều dọc (xuyên qua trứng hoặc trên tế bào trứng) và lan truyền theo chiều ngang bằng cách tiêu thụ mô bị nhiễm bệnh (ví dụ như ăn thịt đồng loại, ăn kẻ địch,…) hoặc bằng cách lan truyền theo đường nước đã được quan sát từ lâu trong điều kiện phòng thí nghiệm (xem lại Corteel và cộng sự, 2009). Trong trường hợp lan truyền theo đường nước, giai đoạn lột xác đóng vai trò chủ chốt và tôm mới lột xác sẽ nhạy cảm hơn (Corteel và cộng sự, 2009). Truyền nhiễm có thể xảy ra từ những vật nuôi tương đối khỏe mạnh không mang mầm bệnh cũng như từ những xác vật nuôi hoặc vật nuôi sắp chết.
Phòng và trị bệnh
Không có biện pháp trị bệnh đốm trắng. Tuy nhiên, đã có báo cáo rằng tác nhân gây bệnh có thể bị bất hoạt tối đa trong 2 giờ ở nhiệt độ 500C (Chang và cộng sự, 1998b; Nakano và cộng sự, 1998) và tối đa 5 phút ở nhiệt độ 600C; nó vẫn tồn tại ít nhất 30 ngày ở điều kiện 300C trong nước mặn dưới điều kiện phòng thí nghiệm (Momoyama và cộng sự, 1998); và tồn tại trong ao ít nhất 3 – 4 ngày (Maeda và cộng sự, Nakano và cộng sự, 1998). Thử nghiệm về việc ủ huyền phù WSSV trong nước biển nhân tạo cho thấy giảm 50% mức độ truyền nhiễm sau 3 giờ ở nhiệt độ 270C (Corteel và cộng sự, 2010).
Biện pháp phòng bệnh bao gồm tránh bệnh bằng phương pháp kiểm dịch, tiêu hủy lô giống bị nhiễm bệnh, khử trùng cơ sở vật chất nuôi có thể giúp loại bỏ khả năng truyền nhiễm. Sử dụng bức xạ W và Ozon (khử trùng bằng phương pháp vật lý) và Sodium hypochloride, Benzalkonium chloride, Povidone Iodine (khử trùng bằng phương pháp hóa học) với liều thích hợp đã được chứng minh là có ích trong việc bất hoạt virus đốm trắng từ hệ thống nuôi.
Tiêm phòng
Nhiều báo cáo đã mô tả việc tăng tỉ lệ sống tương đối của tôm trong thử nghiệm “tiêm phòng” (Johnson và cộng sự, 2008). Tuy nhiên, cơ chế cơ bản về việc tác nhân virus hoạt động trên hệ thống phòng bệnh của tôm vẫn chưa được biết đến. Vì vậy, sử dụng từ “tiêm phòng” là không phù hợp với bối cảnh của động vật không xương sống có đáp ứng miễn dịch không rõ ràng. Một vấn đề bổ sung thêm là việc bảo vệ lâm sàng thành công không có nghĩa là tôm sẽ miễn nhiễm virus. Như đã đề cập trước đó, tồn tại khả năng tôm là vật mang mầm bệnh nhưng không biểu hiện bệnh suốt đời có thể lây lan virus truyền nhiễm cho quần thể tôm khác.
Hóa trị liệu
Chưa xác định được phương pháp xử lý hiệu quả.
Kích thích miễn dịch
Nhiều trang báo chí đã đăng tin rằng sự bảo vệ hoặc không có hiệu quả hoặc được cải thiện bằng cách sử dụng beta-glucan, vitamin C, chất chiết xuất từ rong biển (fucoidan) và các chất tự nhiên khác trong điều kiện thí nghiệm (Cruz và cộng sự, 2002; Soltanian và cộng sự, 2009). Tuy nhiên, phương thức hoạt động của các chất bổ sung này vẫn chưa được biết đến và không có sản phẩm nào thể hiện sự bảo vệ có hiệu quả về chi phí chống lại bệnh đốm trắng trong thời gian trước (Chotigeat và cộng sự, 2007; Rahman và cộng sự, 2006a; Balasubramanian và cộng sự, 2007; Rameshthangam và Ramasamy, 2007).
Chọn giống kháng bệnh: Thả giống kháng bệnh không nhiễm WSSV không có giá trị. Một số nhà sản xuất tôm giống nhận định rằng sức chịu đựng của tôm đối với bệnh đốm trắng đã được cải thiện, nhưng điều này không được khoa học chứng minh.
Thực hành nuôi tốt và an toàn sinh học: Nâng cao biện pháp an toàn sinh học trong và xung quanh trại nuôi tôm sẽ giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Cần lưu ý đến khu vực cấp nước và thải nước ra, các hệ thống nuôi, vật mang mầm bệnh và sự di chuyển của con người và nguyên vật liệu. Sử dụng tôm bố mẹ và tôm giống sạch bệnh SPF được kiểm tra bằng Nested – PCR (PCR lồng) cung cấp giải pháp ngăn chặn WSSV xâm nhập vào trại nuôi và trại giống tốt nhất. Bổ sung thêm phương pháp phòng bệnh đốm trắng bùng phát bao gồm: các ao nuôi thả tôm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để giảm sốc (stress) và tăng nhiệt độ nước bằng cách xây dựng nhà kính trên ao. Dù chưa biết nguyên nhân, nhưng nó đã được chứng minh rằng sự nhân đôi virus đốm trắng trong cơ thể tôm đã bị chặn lại khi nhiệt độ nước duy trì ở mức 320C hoặc cao hơn (Vidal và cộng sự, 2001; Guan và cộng sự, 2003; Rahman và cộng sự, 2006b; Rahman và cộng sự, 2007) và dưới 150C (Jiravanichpaisal và cộng sự, 2004). Kết quả, nhiều trại nuôi tôm đã xây dựng nhà kính trên ao ương và cho biết rằng chiến lược này giúp ngăn chặn dịch bệnh đốm trắng bùng phát trong suốt giai đoạn ương cũng như làm giảm sự tổn thất do bệnh đốm trắng trong quá trình nuôi thương phẩm.
Một khía cạnh thú vị khác là các trại nuôi tôm ở Ấn Độ bị nhiễm virus đốm trắng có độc tính thay đổi. Trong 2 năm qua, nhiều người nuôi đã có kết quả thu hoạch hợp lý từ 1-2 tấn tôm với trọng lượng 15-30g/con, mặc dù quan sát một số mẫu tôm cho thấy có dấu hiệu nhiễm virus đốm trắng trong ao vào giai đoạn đầu và giai đoạn sau trong suốt quá trình nuôi. Các quan sát tương tự được báo cáo từ các nước nuôi tôm khác ở châu Á như Thái Lan. Vấn đề đặc biệt này giúp cải thiện tình trạng chết với số lượng lớn và chết toàn bộ trong giai đoạn đầu của dịch bệnh. Tôm phải thích nghi với sự có mặt của virus trong cơ thể hoặc là chính bản thân virus thay đổi độc tính của nó đến mức độ ít gây chết nhất. Tuy nhiên, hiện tượng này không giống nhau ở các nước và tỉ lệ chết do bệnh đốm trắng vẫn phổ biến.
Nguồn: Zahra Javidi. The characteristics and prevention of IMNV and WSSD in Liptopenaeus vannamei. Aqua Practical, Vol 2, Issue 3, 3rd-7th.10.2017, p.5-7.
Dịch bởi: KS. Huỳnh Thị Bích Thinh - Công ty Vinhthinh Biostadt.