FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Kỹ thuật bón phân cho cây chanh

I. Bón phân: 

Cây có múi cần được cung cấp dinh dưỡng như những loại cây trồng khác. Tuy nhiên tùy theo đất, giai đoạn sinh trưởng mà tính toán lượng phân cung cấp hàng năm cho cây thích hợp.

Khi cây dưới 01 năm có thể bón như sau:

 
  • Dùng phân hữu cơ sinh học Wokozim bón 3 lần/ năm, mỗi lần từ 100 - 120 gram/cây.
  • Bón 5-10kg phân hữu cơ hoai mục + 2kg NPK (hoặc 0,5kg Ure + 1kg lân + 0,2 kg KCl), chia ra 4-5 lần bón/cây/năm.
  • Phun Wokozim lỏng (20ml/bình 16 lít) để kích thích ra rễ, hoa và cành nhánh phát triển mạnh, kết hợp với Tricel 48EC (16ml/bình 16 lít) phòng ngừa rầy chích hút, sâu vẽ bùa, sâu ăn lá,... định kỳ 7 ngày 1 lần.
Đối với cây chanh ở giai đoạn kinh doanh, cần chú ý bón phân vào các thời điểm sau:

Sử dụng các loại phân bón sau: Bón 10 -15 kg phân hữu cơ hoai mục + 200g – 300g Wokozim + 0,5-1kg Ure + 3-4kg lân + 0,4 kg kali chia ra các lần bón như sau:

 
  • Sau khi thu hoạch một tuần bón: 50% Wokozim + 25% đạm + 25 % lân + 10 kg phân hữu cơ.
  • 4 tuần trước khi cây ra hoa: 25% đạm + 50 % lân  + 30% kali.
  • Sau khi đậu quả và giai đoạn phát triển quả:  50% Wokozim + 50% đạm + 25 % lân + 50% kali.
  • Một tháng trước thu hoạch bón : 20% kali.
  • Giai đoạn nuôi quả, lượng phân nên chia làm 2-3 lần để bón tùy theo mức độ  phát triển của quả.   
  • Giai đoạn quả phát triển, lượng phân nên cung cấp làm nhiều lần và tùy theo mức độ đậu quả và sự phát triển của quả. Hằng năm nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2 để cải thiện phẩm chất và thời gian tồn trử sau thu hoạch của quả. 
Phương pháp bón:
 
  • Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình tán cây, rãnh sâu 10-25cm, rộng 15-30cm, bón phân, lấp đất và tưới nước. Khi cây khép tán có thể dùng cuốc xới nhẹ lớp đất xung quanh tán rồi rắc phân vào sau đó xới lại đất, tưới nước.
  • Có thể dùng phân gà, phân tôm, phân cá ủ để tưới hoặc bón cho chanh. Phân bón lá nên phun 4-5 lần/vụ ở giai đoạn sau khi đậu quả và giai đoạn quả lớn nhanh, mỗi lần cách nhau 15 ngày.
  • Đồng thời phun Wokozim lỏng (20ml/bình 16 lít) để kích thích ra rễ và cành nhánh phát triển mạnh, kết hợp với Tricel 48EC (16ml/bình 16 lít) phòng ngừa rầy chích hút, sâu vẽ bùa, sâu ăn lá, ngài chích hút trái... định kỳ 7 ngày 1 lần.
  • Lưu ý: Đối với vùng đất cát, chúng ta cần bón tăng lượng phân hữu cơ càng nhiều càng tốt, ít nhất là bằng 1/5 lần so với quy trình trên, có thể dùng phân bón NPK chuyên cho chanh thay thế cho phân đơn.
II. Phòng trừ sâu bệnh:
 
  • Chú ý giai đoạn cây đâm tược cần sử dụng Tricel 48EC liều lượng 16ml/ bình 16 lít để phòng trừ sâu vẽ bùa, rầy chổng chổng cánh, rệp sáp là những đối tượng trung gian nguy hiểm gây bệnh vàng lá gân xanh.
  • Phun Sulfex 80 WG định kỳ để phòng trị nhện đỏ, ghẻ loét và phấn trắng.
  • Để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả và bảo vệ môi trường, cần kết hợp giữa biện pháp sử dụng thuốc hóa học với biện pháp sinh học và canh tác.
III. Quy trình xử lý ra hoa:

Tuy cây chanh không hạt có thể ra quả 4 mùa, nhưng khi chúng ta muốn chanh ra quả tập trung vào thời gian nhất định để có thu nhập cao, cần tạo sự khô hạn và xử lý ra hoa, tiến hành chăm sóc, bón phân để cây chanh ra hoa vào tháng 9, tháng 10 dương lịch và thu hoạch vào tháng 12, tháng 1 năm sau.

Tóm tắc quy trình như sau:

 
  • Đầu tháng 7 dương lịch bón phân: 0,5-1 kg (Ure+ DAP+ Kali) tùy theo tuổi và tình trạng sinh trưởng theo tỷ lệ: 1:2:2+ 200 gram Wokozim /gốc. Sau khi tưới nước được khoảng 2 ngày cho phân tan, thì tiến hành tháo khô nước kéo dài khoảng 15-20 ngày.
  • Đến cuối tháng 7 dương lịch tiến hành tưới nước trở lại, 2 ngày đầu tưới 2-3 lần/ngày, sau đó giảm dần.
  • Những ngày đầu tháng 8 dương lịch cây sẽ ra hoa.
  • Khi quả lớn, đường kính khoảng 0,5-1cm thì bón phân và liều lượng cho mỗi gốc từ 0,5-1kg(ure+ DAP+ Kali) theo tỷ lệ 1:1:1.
  • Sau đó mỗi tháng bón 2 lần vào ngày 15 và ngày 30, bón liên tục 02 tháng như vậy
Sử dụng hóa chất để xử lý ra hoa:

Sử dụng Urea phun lên lá: Ban đầu cũng chăm sóc như cách trên, tuy nhiên có sử dụng thêm 1kg Urea pha trong bình 8 lit nước phun thẳng lên lá, sau vài ngày lá sẽ rụng, khoảng 30-50% tổng số lá trên cây, sau đó cũng ngưng tưới như cách trên.

Khoảng cuối tháng 7 dương lịch, phun các loại phân bón kích thích qua lá (liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì). Khi vừa đậu quả cũng có thể phun các loại phân bón qua lá để cung cấp thêm dinh dưỡng cho quả phát triển tốt.

 
Bài viết được cập nhật bởi: Th.S TRẦN VĂN TUYẾN - Công ty Vinhthinh Biostadt JSC
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi