FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Sử dụng máy cho ăn trong nuôi tôm



Trong các trang trại nuôi tôm sú hoặc nuôi tôm chân trắng, chi phí thức ăn chiếm khoảng 50% tổng chi phí vụ nuôi, hoặc cao hơn mức đó ở những trại nuôi quản lý thức ăn không tốt. Khi đánh giá hiệu quả của việc quản lý một trang trại nuôi tôm, bạn phải tính toán các thông số về năng suất, kích cỡ tôm thu hoạch, thời gian nuôi và hệ số chuyển đổi thưc ăn. Để cạnh tranh, nhà sản xuất (người nuôi) phải kỹ nâng kỹ năng quản lý ao nuôi lên tầm cao mới, bảo đảm vụ nuôi phải tránh được dịch bệnh, chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh và duy trì chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu.

Trong hơn 20 năm trước, ngành công nghiệp nuôi tôm biển trở thành nguồn thu chính của Thailand mang lại 10 tỷ bath/năm. Người nuôi chuyển từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng, công việc cho ăn vẫn bằng hình thức sử dụng nhiều công lao động. Ở những ao nuôi nhỏ, nhân công đi dọc bờ ao cho tôm ăn. Những ao nuôi lớn hơn, nhân công sử dụng thêm xuồng nhỏ để cho ăn. Ở tất cả các trang trại, thức ăn được cho vào vó và mỗi ao nuôi thường có 04 vó, nhân công phải kiểm tra thức ăn còn lại trong vó sau mỗi cữ cho ăn để điều chỉnh lượng cho ăn hàng ngày tuỳ thuộc vào kích cỡ tôm. Những phương pháp cho ăn này tiếp tục được cải tiến theo thời gian nhằm làm cho việc cho tôm ăn trở nên dễ dàng hơn và để có thể giám sát cũng như đánh giá năng suất được tốt hơn. Tuy nhiên, một thay đổi quan trọng trong việc cho ăn đã diễn ra làm công nghiệp hoá hoàn toàn ngành nuôi tôm. Ở những quốc gia công nghiệp, công lao động ngày càng trở nên hiếm và đắt đỏ, chính vì thế công nghệ cần phải được ứng dụng thay thế cho sức người.

Máy cho ăn đã được ứng dụng từ lâu cho một vài lĩnh vực nuôi thuỷ sản, chẳng hạn như nuôi cá, nhưng đối với ngành nuôi tôm, máy cho ăn chỉ mới được phát triển và kiểm chứng trong vài năm gần đây. Mẫu máy cho ăn đầu tiên đã được cải tiến để mang lại kết quả tốt hơn. Vài trang trại lớn và trung bình đã sử dụng máy cho ăn để thay thế công lao động, kết quả ứng dụng máy cho ăn cho thấy tốt hơn nhiều so với việc cho ăn bằng tay. Ở một số trang trại nuôi, tôm có tốc độ tăng trưởng tốt hơn và hệ số thức ăn thấp hơn trước đây nhiều. Máy cho ăn đã giúp cho người nuôi giảm thiểu được chi phí sản xuất.

KÍCH THƯỚC THÍCH HỢP CỦA MÁY CHO ĂN TRONG AO NUÔI

Máy cho ăn thích hợp với những ao nuôi lớn, vì chúng được thiết kế để phân phối thức ăn trong bán kính ít nhất là 10 m. Nếu máy cho ăn được lắp đặt ở những ao nuôi quá nhỏ, thức ăn sẽ bị rơi xuống đất ngoài ao nuôi hoặc trên bờ ao, ngoài ra thức ăn cũng có thể rơi vào vùng trung tâm ao nuôi, nơi gom tụ chất bẩn và tôm không thể ăn ở những khu vực này. Lượng thức ăn này sẽ góp phần làm tích tụ chất thải trong ao nuôi.

Một máy cho ăn có thể cho ăn khoảng 400.000 – 500.000 tôm. Nếu mật độ thả nuôi là 100.000 – 120.000 con/1.600 m2 thì một máy cho ăn sẽ vừa đủ cho một ao nuôi có diện tích 6.400 m2. Nấu mật độ thả nuôi là 200.000 con/1.600 m2 thì với ao nuôi 6.400 m2 bạn cần phải có 02 máy để cho ăn 800.000 con. Các kiểm chứng ban đầu cho thấy rằng, nếu chỉ sử dụng một máy cho ăn trong ao nuôi có diện tích 6.400 m2 với mật độ thả cao thì tôm nuôi sẽ phát triển không đồng đều. Tuy nhiên, khi một máy cho ăn được sử dụng cho ao nuôi 9.600 m2 – 11.200 m2 nhưng chỉ thả 600.000 con thì kích cỡ tôm thu hoạch lại đều nhau. Điều này chỉ ra rằng mật độ thả thấp sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn.

LẮP ĐẶT MÁY CHO ĂN

Máy cho ăn nên được lắp đặt trên một cầu nhỏ, cách bờ và trung tâm ao khoảng chừng 12 m và tại nơi sâu nhất của ao, như vậy thức ăn sẽ không rơi xuống khu vực quá gần bờ hoặc khu vực gom tụ chất bẩn. Máy cho ăn cũng không nên lắp đặt quá gần với quạt nước vì dòng chảy của nước – được tạo ra bở hệ thống quạt – sẽ cuốn trôi thức ăn và tôm sẽ không ăn được. Vòi phun thức ăn phải cách mặt nước khoảng 60 – 80 cm. Nếu một ao nuôi cần có 02 máy cho ăn thì chúng nên được lắp đặt song song với nhau và cách nhau 25 - 30 m. Nếu một ao nuôi quá dài và hẹp thì máy cho ăn nên được lắp đối diện nhau ở hai đầu bờ ao. Máy cho ăn nên được hoạt động cùng lúc, và như thế thức ăn sẽ được phân bố đều và đủ trong cùng thời điểm.

ĐIỀU CHỈNH CHO ĂN NHƯ THẾ NÀO KHI DÙNG MÁY CHO ĂN

Máy cho ăn chỉ nên được sử dụng khi tôm được 15 – 25 ngày tuổi hoặc khi người nuôi bắt đầu cho ăn thức ăn số 3. Một số người nuôi bắt đầu sử dụng máy cho ăn khi họ bắt đầu tiến hành đánh giá sức khoẻ và kích cỡ tôm nuôi thông qua vó, như vậy họ có thể ước lượng chính xác lượng tôm có trong ao và thông qua đó có thể tính toán chinh xác được lượng thức ăn trong ngày nhằm tránh dư thừa thức ăn trong ao.

Người nuôi cần nhớ rằng, cỡ viên thức ăn càng lớn thì nó sẽ càng được phun ra xa hơn viên thức ăn có kích cỡ nhỏ. Máy cho ăn có thể được điều chỉnh trên bảng điện. Một nút trên bảng điện có thề cài đặt thời gian phun thức ăn từ khoảng 0,2 – 1,2 giây hoặc từ 1 giây cho đến vài giây tuỳ theo loại máy. Một nút khác dùng để cài đặt thời gian ngưng giữa hai lần cho ăn từ 0,5 phút – 03 phút. Vài trang trại cài đặt máy cho ăn phun thức ăn trong 01 giây, ngừng 01 phút và hoạt động liên tục trong 24 giờ, sau đó người nuôi tiến hành kiểm tra vó gần đó mà không cần chờ cho máy ngưng hoạt động hoặc tôm ngừng ăn. Ở vài trang trại khác, người nuôi cài đặt thời gian trong một lần cho ăn là 10 giây, ngừng 02 phút và cho ăn từ 6h00 – 20h00 hoặc 07h00 – 19h00 kể từ khi tôm bắt đầu ăn mạnh khi có ánh sáng mặt trời đầy đủ và hàm lượng oxy cao trong môi trường nước. Tôm nuôi ăn nhiều vào ban ngày khi nhiệt độ cao nhưng phải ở trong khoảng tối ưu từ 28 – 300C.

KIỂM TRA SÀNG ĂN

Việc sử dụng sàng ăn khi lắp đặt máy cho ăn có một chút khác biệt đối với phương pháp cho ăn bằng tay. Chỉ có 02 sàng ăn được sử dụng cho một máy cho ăn. Sàng ăn thứ nhất được cố định cách máy cho ăn khoảng 1.5 – 2 met và cái thứ hai cách máy cho ăn khoảng từ 6 – 8 met. Các sàng ăn không được đặt sát đáy mà phải cách đáy ao khoảng 10 – 15 cm. Các sàng ăn phải được đặt ở nơi mà thứ ăn được phun tới nhiều. Người nuôi phải kiểm tra sàng ăn định kỳ để xem còn thừa thức ăn trong vó không? Nếu thức ăn còn thừa thì máy cho ăn cần được điều chỉnh lại khoản thời gian ngưng giữa hai lần dài ra hoặc phải giảm thời gian phun thức ăn của máy. Nếu thức ăn còn thừa nhiều trong vó và thời tiết không tốt hoặc trời u ám, nhiều mây, hoặc mưa thì máy cho ăn nên được dừng trong khoảng thời gian vài giờ/ngày. Người nuôi thường kiểm tra sàng ăn mỗi 02 giờ/lần, tuy nhiên cũng có trường hợp chỉ kiểm tra vài lần/ngày. Lý tưởng nhất là không nên có thức ăn dư trong vó và người nuôi cần kiểm tra tăng trưởng của tôm trong khoảng thời gian 7 -1 0 ngày và điều chỉnh tỷ lệ cho ăn. 

Nhằm tránh thừa thức ăn, ở những trại nuôi tôm sú, khi tôm đạt 25 gam/con (40 con/kg), tổng lượng thức ăn hàng ngày được cân nhắc ở mức cao nhất và không tăng lên cho đến khi thu hoạch. Đối với tôm chân trắng, lượng thức ăn cao nhất được thực hiện khi tôm đạt 17 gam/con hoặc khi chúng đạt 03 tháng tuổi.

Dịch bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận

Tác giả bài viết: Dr.Chalor Limsuwan, Đại học Kasesart, Thailand.
Nguồn: Paper "Auto Feeding Machines in Black Tiger Shrimp or Pacific White Shrimp Farming".
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi