Theo nghiên cứu của Takai và cộng sự năm 2009 thì quang hợp là một quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp ra các hợp chất hydrat carbon thông qua các phản ứng đồng hóa CO2, đây là yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, tích lũy chất khô và hình thành năng suất.
Cường độ quang hợp tán là một hàm số của diện tích lá, cấu trúc tán và cường độ quang hợp cá thể (Peng, 2000). Vì vậy, việc cải thiện bất cứ một thành phần nào trong phương trình này đều làm tăng tiềm năng năng suất sinh khối và năng suất hạt của cây trồng.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, chỉ số diện tích lá của hầu hết các cây trồng đã đạt mức tối đa (Horton, 2000) và cấu trúc tán của các cây trồng năng suất cao như lúa, ngô và lúa mì đã ở mức tối ưu (Peng, 2000, Richards, 2000). Cho nên, quang hợp lá là yếu tố làm tăng năng suất cây trồng và đã được nhiều nhà khoa học chứng minh (Evans, 1993).
Theo Ohno (1976), sự đóng góp của quang hợp lá đến sinh khối chiếm khoảng 30%. Xu (1994) đã công bố rằng cường độ quang hợp lá có tương quan với năng suất hạt.
Bên cạnh việc tăng năng suất sinh vật học và năng suất hạt, các nhà khoa học còn dự báo, tăng cường độ quang hợp lá còn làm tăng hiệu suất sử dụng bức xạ (Hubbart et al., 2007). Do đó, các nhà nghiên cứu về khoa học cây trồng tin rằng, nâng cao khả năng quang hợp ở lá sẽ làm tăng tiềm năng năng suất cây ngũ cốc (Makino, 2011, Takai et al., 2006), trong đó lá đòng đóng vai trò quan trọng nhất đối với việc hình thành năng suất sinh vật học và năng suất hạt (dẫn theo Kumagai et al., 2007).
Đồng thời Kali cũng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các đặc tính lý hóa của các keo nguyên sinh chất, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng của các quá trình xảy tra trong tế bào.
Kali điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, sự vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch libe. Cây lúa thiếu Kali lá bị ngắn, hẹp, sinh trưởng kém trổ sớm, chín sớm, hạt lép, lửng ( Hoàng Minh Tấn và cs., 2006; Lê Vĩnh Thảo và cs,. 2002), sự quang hợp và tích lũy hydrat carbon không cấu trúc kém (Zõrb eI al., 2013), chỉ số thu hoạch và năng suất thấp (Zed and Damon, 2008; Mohd Zain and Ismail, 2016).
Cung cấp đủ Kali kéo dài tuổi thọ của lá, tăng hàm lượng diệp lục lá, tăng tỷ lệ chắc và khối lượng 1.000 hạt ( Phạm Văn Cường và cs., 2008; Nguyễn Thị Lan, 2006). Kali còn là yếu tối làm tăng cường độ quang hợp, tích lũy đường và tinh bột ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của hạt lúa (Gautam et al.,2016). Ngoài ra, Kali còn có vai trò trong tăng cường khả năng chống chịu, ngập úng, chịu nóng, lạnh và chịu mặn (Min et al., 2013).
Tuy nhiên, kali chỉ phát huy tác dụng khi được sử dụng chung với đạm một cách cân đối, thừa kali không làm ngộ độc cho cây lúa nhưng làm mất cân bằng dinh dưỡng và làm giảm hiệu quả kinh tế. Việc hút đạm và kali ở cây lúa có một mối tương thuận, thưởng tỷ lệ tốt nhất N: K2O là 1,20 – 1,26 : 1 và đây là chỉ tiêu rất quan trọng bởi cây thừa đạm sẽ thiếu Kali (Đào Thế Tuấn, 1979; Đinh Dĩnh, 1970; Nguyễn Thị Lan và Nguyễn Văn Duy, 2013)
Theo Yosida (1981)[115], lá thẳng cho phép ánh sáng xuyên sâu và phân bố sâu hơn, kết quả làm tăng được quang hợp của cây. Theo GS TS Nguyễn Bảo Vệ thì lá đài cấp 1 hay còn gọi là lá cờ cung cấp 50% lượng tinh bột cho hạt gạo, tiếp theo là lá đài cấp 2 cung cấp 30% lượng tinh bột và cuối cùng là lá đài cấp 3 quyết định 20% lượng tinh bột của hạt gạo tương đồng với việc 3 lá đài cuối cùng của cây lúa quyết định độ chắc hạt và năng suất của cây lúa lần lượt là 50%, 30% và 20%.
Lá đài cứng cáp và diện tích bề mặt lá lớn đón năng lượng ánh sáng tăng cường khả năng quang hợp
Vì vậy giải pháp sử dụng phân bón lá hữu cơ nhiều thành phần Wokozim Liquid có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành năng suất của cây lúa ở những giai đoạn cuối.
Với tất cả những nghiên cứu khoa học trên thì công ty Vinhthinh Biostadt khuyến cáo Quý bà con áp dụng đồng thời giải pháp sinh học và cung cấp đạm, kali qua lá với bộ đôi sản phẩm phân bón lá hữu cơ nhiều thành phần Wokozim Liquid và NPK 12 – 3 – 43 + TE từ giai đoạn trổ xẹt, sau trổ đều, cong trái me và lúc đỏ đuôi để dưỡng 3 cấp lá đài cho cây lúa nhằm tăng khả năng quang hợp và tăng khả năng tích lũy tinh bột vào trong hạt gạo.
Bài viết có tham khảo tư liệu từ các nguồn:
Luận án tiến sĩ nông nghiệp chuyên ngành khoa học cây trồng của Nguyễn Xuân Kỳ - trường đại học Nông Lâm Huế dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Thị Lệ và TS. Hoàng Kim
Bài báo cáo chuyên đề “ Phản ứng quang hợp của lá đòng ở giai đoạn chín của dòng lúa ngắn ngày với thời vụ và mức bón đạm khác nhau” được đăng trên tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: 1157-1167
Bài báo cáo chuyên đề “ Ảnh hưởng của mức Kali đến khả năng quang hợp và vận chuyển Hydrat carbon không cấu trúc của dòng lúa cực ngắng ngày DCG72” được đăng trên tạp chí khoa học Nông Nghiệp Việt Nam 2017, tập 15, số 2 155 – 163
Bài viết được thực hiện bởi: bộ phận marketing - phòng Nông Nghiệp - công ty Vĩnh Thịnh Biostadt
Tư vấn kỹ thuật: 0915 446 744
Fanpage: Wokozim- Phân bón hữu cơ sinh học
Youtube: Wokozim Vĩnh Thịnh Biostadt
App: VTB GROUP