FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadt20 nam Environ-ACGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Vấn đề thường gặp khi nuôi tôm sú ở độ mặn thấp

Tôm sú (P. monodon) có thể sống và tăng trưởng ở độ mặn từ 2-45 ppt nên thường được nuôi nhiều khu vực khác nhau (độ mặn thích hợp trong khoảng 15-25ppt).

Nhưng khi nuôi ở độ mặn quá cao, tôm sú thường gặp phải các bệnh do virus (đầu vàng hay đốm trắng) và vi khuẩn (phát sáng). Do vậy, nhiều hộ bắt đầu chuyển qua khu vực nước ngọt hoặc nước lợ để nuôi nhưng lại vấp phải một số vấn đề đáng lưu ý.

Bên dưới là các vấn đề và giải pháp giúp người nuôi hạn chế rủi ro khi nuôi tôm sú ở độ mặn thấp.


1. Độ mặn
 
Độ mặn thích hợp để thả tôm không nên thấp hơn 7 – 8 ppt và cần được duy trì trong tháng đầu tiên của vụ nuôi (vì ấu trùng tôm (PL) đang trong giai đoạn thích nghi sau khi được chuyển về từ trại giống). Lưu ý trong giai đoạn tăng trưởng (từ lúc thả đến khi đạt 10-12 mg/con), độ mặn có thể giảm từ từ nhưng không được thấp hơn 2ppt. Nếu độ mặn thấp hơn 2ppt, tôm sẽ còi cọc hoặc chết. Lúc này, người nuôi cần bổ sung thêm muối hay nước biển để làm tăng độ mặn ao nuôi.

2. Chất lượng nước
 
Khu vực nuôi nên thiết kế thêm 1 bể chứa/xử lý hoặc đường kênh thoát nước xung quanh ao nuôi thương phẩm, giúp lắng đọng chất hữu cơ hay bùn trong nước (phơi nước ít nhất 2 - 3 ngày trước khi lấy nước để tái sử dụng).

Mặt khác, nước ao nên được thải bớt ra ngoài để giảm lượng chất thải tích tụ trong ao khi việc bổ sung nước mới không đủ để cải thiện chất lượng nước. Bể chứa/xử lý phải sâu 1.5 m, rộng hơn 5.0 m hoặc đủ rộng để xử lý nước thải từ 2 ao nuôi thương phẩm.

3. Kiểm soát pH

Vì việc thay nước thường rất hạn chế nên hiện tượng tảo nở hoa luôn xảy ra trong suốt quá trình nuôi. Điều này làm tăng pH nước và cũng là nguyên nhân gây ra sự biến động pH giữa ngày và đêm. Thỉnh thoảng nên thay nước từ bể chứa để hạn chế việc phát triển quá mức của tảo.

Vào buổi sáng, pH thích hợp thường là 7.8-8.0 và không quá 8.3 vào buổi chều. Nếu thay nước không thấy hiệu  quả, nên xử lý formalin với liều 6.25-31.25 l/ha/ngày. Xử lý từ 3-5 ngày sẽ làm giảm pH nước.

Nếu pH nước vào buổi sáng cao hơn 8.0, không nên bổ sung thêm bất kỳ loại vôi nào vào ao nuôi.

4. Độ kiềm

Thông thường độ kiềm (dạng Bicarbonate) khoảng 50 ppm sẽ giữ pH nước ổn định. Nên bổ sung thêm vôi (dạng Canxi cacbonat hoặc Dolomit) trước khi thả giống. Tăng kiềm trong ao bằng cách sử dụng 62.5-125 kg Natri Bicarbonate (NaHCO3)/ ha.

5. Vỏ nhám

Nếu độ kiềm vượt quá 150 ppm và pH của ao vượt quá 8.3, canxi sẽ tích tụ và bám trên bề mặt vỏ tôm, gây cản trở quá trình tăng trưởng của tôm. Để hạn chế vấn đề này, pH nước phải giữ dưới 8.3 và thay nước hoặc xử lý bằng formalin.

6. Tôm chết và ăn lẫn nhau

Sau 70-80 ngày nuôi, độ mặn quá thấp tôm không thể lột xác và có thể xảy ra hiện tượng mềm vỏ, thậm chí chúng còn bị ăn bởi các con tôm khỏe mạnh hơn. Nếu xảy ra hiện tượng mềm vỏ, nên bổ sung thêm muối 6251,250 kg/ha/lần (tùy thuộc vào độ mặn ao nuôi) hoặc nước biển để duy trì độ mặn hơn 3 ppt.

7. Khí độc

Vì hệ thống nuôi kín và mật độ nuôi khá cao (500,000 PL/ha) nên ammonia trong ao thường rất cao. pH tăng cũng làm tăng độ độc của ammonia. Do đó, người nuôi nên dự trữ nước trong  bể chứa/xử lý để hạn chế khí độc và kiểm soát pH.

8. Độ đục

Đối với các ao nước mới hoặc vừa cải tạo, nước vẫn đục trong 40-50 ngày sau khi thả giống. Tôm có thể sẽ chuyển màu xanh sẫm hoặc đỏ vào buổi sáng. Người nuôi nên giải quyết vấn đề này trước khi tôm bỏ ăn.

Để giảm độ đục, nên tắt sục khí càng lâu càng tốt trong ngày. Điều này làm cho các chất rắn lơ lửng lắng xuống đáy và phiêu sinh vật nổi lên mặt nước. Loại bỏ chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao bằng cách tháo bỏ bớt nước ở tầng đáy. Nếu nước vẫn đục, cần bổ sung thêm nguồn phiêu sinh vật ở bên ngoài. Khi tảo nở hoa, độ đục sẽ biến mất.

9. Còi cọc hay chậm lớn

Theo dõi tỉ lệ còi cọc và giảm lượng thức ăn sau 90 ngày nuôi vì độ mặn quá thấp hay quá nhiều chất thải trong ao có thể gây ra hiện tượng còi cọc.

Giải pháp là tiến hành xả bỏ nước tầng đáy hoặc bổ sung thêm muối để tăng độ mặn ao nuôi. Trong trường hợp mật độ nuôi cao, tiến hành sang thưa để hạn chế được vấn đề này.

Tóm lại, các vấn đề trên thường được tìm thấy ở tất cả khu vực nuôi tôm. Người nuôi nên theo dõi tôm 1 cách cẩn thận và kiểm soát chất lượng nước ao nuôi chặt chẽ. Muốn đạt năng suất cao nên có hướng xử lý đúng đắn, kịp thời để giảm thiểu thiệt hại.


Nguồn: Pornlerd Chanratchakool. Problems in Penaeus monodon culture in low salinity areas. Aquatic Animal Health Research Institute, Department of Fisheries, Thailand, Page 54 - 56.

Người dịch: Th.Sĩ Lê Hải Quỳnh - Công ty Vinhthinh Biostadt
 

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE028 3754 2881

Các đối tác của chúng tôi