FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcBộ NN-PTNT và Bộ Y tế phối hợp quản chặt kháng sinh

Bộ NN-PTNT và Bộ Y tế phối hợp quản chặt kháng sinh


 
Nhìn chung năm 2016, sản xuất tiêu thụ cá tra tương đối ổn định cơ bản đáp ứng được nguồn cá nguyên liệu cho thị trường xuất khẩu và chế biến. Mặc dù, trong những tháng đầu năm do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu cũng như giá cá tra giảm khiến người nuôi lo lắng. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm giá cá tra đã tăng lên và có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT và Bộ Y tế chứng kiến lễ ký kết hợp tác trong quản lí kháng sinh giữa Cục Thú y và Cục Quản lí Dược


Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), kết quả giám sát tình hình dư lượng kháng sinh trong chăn nuôi, thủy sản những năm gần đây cho thấy có nhiều vấn đề phức tạp. Đặc biệt đối với nuôi thủy sản, tình trạng người nuôi lạm dụng kháng sinh còn rất phổ biến.

 Trong năm 2016, Thanh tra Bộ NN-PTNT phối hợp với các cơ quan chức năng đã kiểm tra 15 Cty NK nguyên liệu thuốc thú y, trong đó đã phát hiện nhiều trường hợp các Cty này NK nguyên liệu về bán sai đối tượng, sai mục đích sử dụng.

Mặc dù theo quy định hiện nay, nguyên liệu kháng sinh NK về chỉ được dùng cho các nhà máy SX thuốc thú y, tuy nhiên tình trạng người nuôi thủy sản bằng cách nào đó vẫn mua được nguồn kháng sinh nguyên liệu và sử dụng rất tràn lan.

Khảo sát của Cục Thú y năm 2015 tại một số vùng nuôi tôm và cá tra trọng điểm ở ĐBSCL cho thấy, khoảng 50% số cơ sở nuôi tôm và cá tra có sử dụng kháng sinh nguyên liệu, trong đó có cả các loại kháng sinh cấm trên thủy sản, và đặc biệt có một số cơ sở nuôi dùng một số loại kháng sinh trong y tế để điều trị bệnh cho thủy sản.

Khảo sát của Cục Thú y tại các cơ sở nuôi tôm thương phẩm cho thấy có khoảng gần 20% cơ sở sử dụng kháng sinh dùng trong nhân y, gần 9% số hộ cho biết sử dụng cả kháng sinh nhân y và thú y…

Trong lĩnh vực chăn nuôi, tình hình hỗn loạn trong sử dụng kháng sinh cũng xảy ra tương tự. Khảo sát năm 2015 của Cục Thú y tại 5 tỉnh chăn nuôi trọng điểm ở phía Nam cho thấy có tới 68% cơ sở có sử dụng TĂCN chứa kháng sinh để phòng bệnh và kích thích sinh trưởng, khoảng 24%, trong đó khoảng 1,2% số cơ sở bằng cách nào đó đã mua kháng sinh nguyên liệu về trộn vào TĂCN…

Bên cạnh nguyên nhân kháng sinh nguyên liệu được tuồn trái phép từ các Cty của ngành thú y tới người chăn nuôi, còn có tình trạng kháng sinh từ nguồn của ngành y tế cũng được người chăn nuôi lén lút mua về sử dụng.

Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Do nhiều loại kháng sinh trên người cũng đồng thời được sử dụng trong phòng trị bệnh cho vật nuôi trên cạn lẫn thủy sản, nên tình trạng người nuôi đưa kháng sinh từ y tế sang dùng trên thủy sản là có xảy ra, thậm chí khá phổ biến, nhất là do tâm lí người nuôi thường cho rằng cùng một loại kháng sinh thì loại dùng trong y tế là tốt hơn!?


Tình trạng lạm dụng kháng sinh trên thủy sản đang có chiều hướng gia tăng

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám bức xúc cho biết: Có tình trạng một số Cty SX thuốc thú y kiểu “cuốc xẻng”, thậm chí còn cam kết trắng trợn sẽ trả cả tiền phạt cho người sử dụng nếu bị cơ quan chức năng phát hiện xử lí!

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng thẳng thắn đánh giá: Trong số các vấn đề về vệ sinh ATTP của năm 2016 thì dư lượng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là một trong những tồn tại có xu hướng chưa được cải thiện, thậm chí còn tăng lên trong năm 2016.

Trước lo lắng của ngành nông nghiệp về tình trạng kháng sinh từ y tế bị tuồn sang sử dụng trên chăn nuôi và thủy sản, Thứ trưởng Trần Thanh Long khẳng định: Ngành nông nghiệp phát hiện ra trường hợp nào có việc bán kháng sinh nguyên liệu sang cho nông nghiệp, Bộ Y tế nắm được thông tin thì sẽ lập tức rút giấy phép hoạt động của đơn vị ấy ngay lập tức!

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng sẽ phối hợp với Bộ NN-PTNT để kịp thời rà soát, đưa một số loại kháng sinh mà ngành nông nghiệp đã cấm sử dụng (nhưng có sử dụng trên y tế) vào diện kiểm soát đặc biệt để quản lí chặt việc NK, sử dụng đúng mục đích, ngăn chặn việc bị tuồn trái phép từ y tế sang nông nghiệp…

Đồng thời, sẽ chỉ đạo các đơn vị của Bộ Y tế rà soát, bổ sung thêm mức tồn dư tối đa cho phép (MRL) của các loại kháng sinh trên các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản để làm cơ sở pháp lí cho việc quản lí vệ sinh ATTP…

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cũng cho biết, trên cơ sở thống nhất chương trình hành động trong quản lí kháng sinh giữa hai Bộ, thời gian tới, Bộ NN-PTNT và Bộ Y tế sẽ tiến tới phối hợp công tác thêm trên nhiều lĩnh vực khác như vệ sinh ATTP, nghiên cứu hợp tác hỗ trợ ngành nông nghiệp trong SX vacxin nhằm từng bước chủ động nguồn vacxin được SX trong nước…

Trên cơ sở thống nhất hợp tác chặt chẽ giữa hai Bộ trong quản lí kháng sinh và các lĩnh vực liên quan giữa hai bên, tại hội nghị, Cục Quản lí dược (Bộ Y tế) và Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) đã thống nhất ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lí thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người và thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y.  Cục Thú y cũng đề xuất Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị 4 nhóm giải pháp:  Một là xây dựng Kế hoạch quản lí, giám sát nguyên liệu kháng sinh NK để SX thuốc trị bệnh cho ngành y tế, đặc biệt là các loại kháng sinh cấm sử dụng trong chăn nuôi – thú y, nuôi trồng thủy sản, đảm bảo nguyên liệu kháng sinh NK về được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng…  Hai là đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo, giám sát việc thực hiện Quy định bán thuốc theo đơn để tránh việc người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản dễ dàng mua thuốc nhân y về sử dụng cho nông nghiệp.  Ba là thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin với Bộ NN-PTNT, đặc biệt là về các loại kháng sinh cấm sử dụng, bị lạm dụng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.  Bốn là tăng cường thanh tra, kiểm tra việc NK, kinh doanh nguyên liệu kháng sinh để SX thuốc trong ngành y tế, đảm bảo nguyên liệu NK vê được sử dụng đúng mục đích, đối tượng

 

Nguồn: nongnghiep.vn


Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi