FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadt20 nam Environ-ACGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcMÔ HÌNH ƯƠNG VÈO MẬT ĐỘ CAO VÀ NUÔI 03 GIAI ĐOẠNCông nghệ ương tôm - (Phần 2): Chất lượng nước, Biofloc, thức ăn và quản lý thức ăn

Công nghệ ương tôm - (Phần 2): Chất lượng nước, Biofloc, thức ăn và quản lý thức ăn

Các hệ thống ương siêu thâm canh giúp tối đa hóa hiệu quả sản xuất. Ở mật độ thả cao, lượng thức ăn sử dụng rất cao đòi hỏi phải chú ý đến chất lượng nước. Từ những việc đầu tiên của vụ nuôi, việc quản lý hệ thống dựa trên cơ sở hiểu biết cơ bản về vi sinh và chất lượng nước cùng với việc sử dụng thức ăn chuyên dụng chất lượng cao và phần mềm cho ăn chính xác là rất cần thiết.

Chất lượng nước

Nước nên được bơm vào bể chứa từ nguồn nước chất lượng cao và được xử lý đúng cách. Hầu hết các hệ thống ương phải được lọc ít nhất qua một lần và khử trùng nước đầu vào bao gồm bình lọc cát, cột lọc (5-50 micron, lớp lọc 1 micron là loại túi lọc được khuyến cáo sử dụng nhiều nhất) và khử trùng bằng clorin (20-30 ppm). Việc khử clo có thể được thực hiện bằng cách sục khí hoặc bổ sung thiosulfate tuy nhiên phương pháp thứ hai không được khuyến cáo bở vì các chất hóa học có thể gây ra tác động bất lợi cho tôm. Bổ sung vitamin C và khử clorin bằng cách tự nhiên bằng sục khí oxy là hai cách tốt nhất.

Không có ngoại lệ, tất cả các hệ thống ương phải đạt mức độ an toàn sinh học cao nhất và thực hiện lọc lại sau khi bơm nước vào, bao gồm việc sử dụng ozon hoặc tia cực tím và cuối cùng là cột lọc.

Các thiết bị hỗ trợ cho hệ thống ương gồm có các máy bơm có kích cỡ phù hợp, ống, máy thổi khí có đủ công suất và nguồn diện dự phòng. Duy trì hàm lượng oxy và sự hòa trộn nước là rất quan trọng. Bể tròn thường sử dụng một máy thổi 0.5-1 hp cho thể tích 100m3. Bể hình chữ nhật thường sử dụng máy thổi 2-3 hp cho thể tích 100 m3. Các thiết kế mới thường sử dụng venturis hoặc vòi phun, cả hai thiết kế đều giúp cho việc sục khí và tạo dòng mà không cần cho bất kỳ máy thổi nào. Các thiết kế hiệu quả thường có yêu cầu là vốn đầu tư và chi phí hoạt động thấp đồng thời tăng khả năng vận hành của hệ thống.

Các hệ thống ương hoạt động với mật độ thả và sinh khối rất cao, đòi hỏi phải theo dõi liên tục các thông số về chất lượng nước và sức khoẻ đàn tôm. Bên cạnh thiết bị quan trọng cho việc giám sát chất lượng nước trong ao và trại sản xuất, cần phải có các đồng hồ ORP, các hệ thống điện và oxy dự phòng. Điều chỉnh  cân bằng ion bao gồm hàm lượng canxi, magiê và kali và tỷ lệ của chúng khi sử dụng nước có độ mặn thấp. Các hệ thống ương lớn và phức tạp hơn thường có hệ thống giám sát tự động với nhiều bộ cảm biến và báo thức để cảnh báo kịp thời lỗi vận hành và sự cố hệ thống.

Hệ thống cấp khí thích hợp là điều quan trọng trong các hệ thống ương, không chỉ cung cấp oxy cho tôm để sử dụng thức ăn hiệu quả và tăng trưởng mà quan trọng hơn là để oxy hóa chất thải lỏng, rắn và khí độc của hệ thống. Sục khí, tuần hoàn và dòng chảy được đảm nhiệm bởi các thiết bị khác nhau, bao gồm các thanh phun từ máy bơm áp lực cao, vòi phun hoặc hệ thống sục khí airlift. Tùy thuộc vào hệ thống, cánh quạt có thể được sử dụng cho giai đoạn tôm con nhưng không khuyến khích lúc thả giống ban đầu do những thiệt hại vật lý tiềm ẩn đối với ấu trùng tôm. Các hệ thống sử dụng cả thanh phun và máy nén khí có ưu điểm khi một trong hai máy bơm nước hoặc máy thổi khí gặp sự cố.

Cùng với nhiệt độ nước thích hợp (thông thường không phải là vấn đề của hệ thống trong nhà), DO là tham số chất lượng nước quan trọng nhất. Nó phải được duy trì ở mức hoặc trên 4 ppm, tuy nhiên, 6 ppm được khuyến khích để hỗ trợ tăng trưởng tối ưu. Với lượng thức ăn cho vào hệ thống nhiều, do mục tiêu của vụ nuôi đặt ra và mật độ vi sinh vật trong nước nên nhu cầu về oxy rất cao. Bất kỳ sự thay đổi hiệu suất sục khí hay sự cố về điện nào cũng có thể nhanh chóng trở thành thảm hoạ. Do đó việc giám sát thiết bị và mức oxy cần được thực hiện liên tục hoặc ít nhất 12 lần mỗi ngày. Nồng độ DO dưới 4 ppm đòi hỏi phải có biện pháp kịp thời như thay nước, loại bỏ bùn, ngưng cho ăn, xử lý bằng probiotic và bổ sung oxy tinh khiết.

Một trong những điểm mấu chốt để vận hành thành công các hệ thống ương siêu thâm canh là quản lý chất thải nitơ. Amoniac (NH3) có thể độc hại ở pH cao và nitrit (NO2) có thể gây ra tử vong ở những hệ thống này nếu không được giám sát và quản lý đúng cách như thảo luận bên dưới. Bất kỳ sự lắng tụ các hợp chất hữu cơ trong hệ thống đều dẫn đến quá trình phân hủy kị khí tạo ra các hợp chất có hại như H2S có thể nhanh chóng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của đàn tôm.

Kỹ thuật Biofloc

Công nghệ Biofloc là cốt lõi của việc thiết kế và vận hành các hệ thống ương hiện đại. Khi được quản lý một cách chính xác thì quần thể vi khuẩn hữu ích khác nhau sẽ đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào dinh dưỡng và tăng trưởng của tôm đồng thời phân giải các hợp chất nitơ dư thừa trong hệ thống. Sau khi hình thành, quần thể trở nên ổn định thì chúng sẽ cạnh tranh với các vi khuẩn vibrio cơ hội độc hại khác, cải thiện sức khoẻ tôm và khả năng miễn dịch trước khi chuyển sang ra ao thương phẩm. Điểm mấu chốt để tối đa hóa những lợi ích này là hiểu và quản lý quần thể vi sinh vật trong hệ thống.

Về cơ bản, các vi khuẩn có thể được hiểu rõ nhất thông qua ba nhóm chức năng chính: vi khuẩn dị dưỡng, nitrat hóa, và vi tảo. Các vi khuẩn dị dưỡng sử dụng nitơ và cacbon từ hệ thống tạo ra nhiều tế bào vi khuẩn hơn. Thức ăn làm cho hệ thống có hàm lượng nitơ cao, đặc biệt là thức ăn giàu protein cho tôm con. Bổ sung cacbon giúp cho việc sản xuất sinh khối các vi khuẩn dị dưỡng, thúc đẩy chúng đạt hàm lượng càng ngày càng cao bằng chứng là khối lượng floc tăng lên. Chu trình nitrat hóa chuyển NO2 sang NO3. Chúng đang phát triển chậm, cần thời gian để hình thành trừ khi bắt đầu bằng việc sử dụng lại nước cũ hoặc bổ sung trực tiếp. Khi hoạt động, các chất nitrat hóa có thể tuần hoàn tất cả lượng nitơ dư nếu độ kiềm và mức oxy được duy trì. Tảo quang hợp có thể phát triển lâu hơn khi có anh sáng chiếu vào. Sự phát triển của tảo có lợi như tảo khuê có sự tương quan với sự tăng trưởng của tôm. Thách thức đối với người nuôi là hiểu và quản lý các thành phần này, cân bằng các vai trò chức năng và thúc đẩy các yếu tố để duy trì chất lượng nước, tăng trưởng và sức khoẻ của đàn tôm.

Khi có vấn đề về nồng độ ammonia và nitrit, việc bổ sung mật đường, đường hoặc các nguồn carbon khác sẽ tạo ra một giải pháp ngắn hạn, xây dựng sinh khối vi sinh nhiều hơn và giữ các hợp chất hữu cơ cho đến khi chúng chết và phân hủy. Việc bổ sung cacbon liên tục dẫn đến lượng biofloc rất cao và chất hữu cơ dư thừa có thể đóng lại như bùn. Do đó, hệ thống nên được quản lý để tối đa hóa việc nitrat hóa. Hiểu rõ khi nào và bao nhiêu cacbon cần bổ sung để sử dụng là chìa khóa để quản lý chất lượng nước thành công. Hàm lượng floc cao gây ra mảng bám, làm tăng khả năng tích lũy bùn và giảm ánh sáng do đó làm mật độ tảo. Tất cả những điều này làm giảm sự tăng trưởng và dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ của tôm. Do đó, chìa khóa thứ hai để quản lý hệ thống là duy trì mức độ floc tối ưu. Điều này đạt được thông qua việc sử dụng các bể lắng và tách đạm trong các hệ thống khép kín hoặc thông qua hệ thống thu và xả cặn với việc thay hoặc tuần hoàn nước. Mặt khác, thay nước quá nhiều có thể dẫn đến hệ thống không ổn định, tảo nở hoa, rớt tảo và dao động pH. Vì vậy, các quản lý phải chủ động đo lường và điều chỉnh thành phần floc và mật độ.

Để gây biofloc, quy trình sau được khuyến cáo bởi chuyên gia nổi tiếng về nuôi tôm và biofoc Tiến sĩ Tzachi Samocha. Đầu tiên, bổ sung chế phẩm sinh học như EZ Bio hàng ngày, bổ sung trước khi bắt đầu chu kì nuôi. Sử dụng hợp lý, hiệu quả chế phẩm sinh học có thể là một công cụ quản lý quan trọng, đặc biệt khi bắt đầu. Trung tâm nghiên cứu hiện đang cung cấp nhiều dữ liệu thực nghiệm để nâng cao sự lựa chọn chủng loại, liều lượng và chức năng. Thứ hai, khi bắt đầu chu kỳ nuôi, thêm lượng đường tương ứng với 30% lượng thức ăn được thêm vào và thứ ba, đo tất cả các chỉ số có nitơ (NH4-N, NO2-N, NO3-N) hàng ngày. Khi nitrate (NO3) xuất hiện, dần dần giảm lượng đường thêm vào và sau đó giảm sự bổ sung cacbon sau 5-7 ngày. Với việc bắt đầu tốt và quản lý liên tục có thể đạt sự ổn định và duy trì được biofloc.

Thức ăn và quản lý cho ăn

Trong các hệ thống ương nuôi siêu thâm canh cũng như ở tất cả các trang trại nuôi tôm, Thức ăn sử dụng thúc đẩy sự thành công hay thất bại của toàn vụ. Thức ăn trực tiếp xác định sự tăng trưởng và sức khoẻ của tôm, trong khi đó gián tiếp tác động tới các thông số về chất lượng nước. Flocs có thể đóng góp một số vi chất dinh dưỡng cho tôm và có thể tăng cường sự tăng trưởng, nhưng floc không phải là nguồn cung cấp thức ăn đáng tin cậy và ổn định cho tôm. Tầm quan trọng của việc lựa chọn và quản lý thức ăn phù hợp là nền móng để hoạt động ương nuôi siêu thâm canh thành công, việc lựa chọn và quản lý thức ăn khác nhau rất nhiều từ nhà sản xuất này đến nhà sản xuất kia. Các thực tiễn thường bắt nguồn từ các nhà sản xuất truyền thống được chỉnh sửa thông qua kinh nghiệm, cá nhân và tham khảo. Cách tiếp cận khoa học để lựa chọn và quản lý thức ăn nên tập trung vào việc đánh giá ba yếu tố chính. Công thức thức ăn, đặc điểm vật lý thức ăn và các quy trình cho ăn. Chìa khóa thành công là làm sao cung cấp cho mỗi con tôm chính xác những gì chúng cần, chính xác khi nào và ở đâu chúng cần. Việc sử dụng thức ăn ao ngoài thường xuyên trong các hệ thống ương siêu thâm canh làm ảnh hưởng đến tính năng. Chất thải và các chất dinh dưỡng không tiêu hoá đi trực tiếp hoặc gián tiếp vào nước, làm suy giảm chất lượng nước và đáy của hệ thống, giảm sự tăng trưởng và ảnh hưởng đến sức khoẻ đàn tôm.

Công thức

Trong giai đoạn ương, tôm đang tăng trưởng với tốc độ lũy thừa. Các giống di truyền được sử dụng ngày nay có tiềm năng tăng trưởng cao đòi hỏi dinh dưỡng đầy đủ để đạt hiệu suất tối đa. Các nguồn dinh dưỡng chuyên cho thức ăn ương có sẵn từ Zeigler hôm nay để cung cấp 100% nhu cầu dinh dưỡng với sự cân bằng của các chất dinh dưỡng thiết yếu. Chúng thường hấp dẫn và dễ tiêu hóa. Thức ăn nên được xây dựng chính xác để hỗ trợ sức khoẻ tôm, tăng cường cân bằng hệ thống miễn dịch và giảm căng thẳng trong quá trình chuyển sang ao nuôi thịt.

Tính chất vật lý

Kích cỡ hạt và độ đồng đều của thức ăn được sử dụng phụ thuộc vào kích cỡ và độ đồng đều của tôm. Kích cỡ hạt và hình dạng nên được tối ưu hóa cho dao động kích cỡ của đàn tôm trong hệ thống. Bảng 1 ở trên bao gồm các thông tin phù hợp dựa trên chương trình cho ăn chính xác (PFPTM) đã được chứng minh của chúng tôi cho các giai đoạn, trọng lượng và sinh khối khác nhau của tôm.

Nếu tôm có các kích cỡ khác nhau trong bể thì việc cho ăn các kích cỡ thức ăn khác nhau cần được áp dụng. Để tối ưu, mỗi con tôm trong bể phải có cơ hội ăn một hạt thức ăn với kích cỡ phù hợp ở mỗi lần cho ăn. Trách nhiệm của nhà sản xuất là kiểm tra nhãn ngày sản xuất để đảm bảo thức ăn mới nhất. Cần đống gói thật tốt để giữ chất lượng thức ăn và công nghệ đóng gói nito nên được sử dụng trong đóng gói để kéo dài tuổi thọ và kích thích thức ăn. Thức ăn phải có sự cân bằng giữa độ ổn định trong nước để duy trì các chất dinh dưỡng nhưng không quá cứng để làm mất tính hấp dẫn và cấu tạo.

Ứng dụng cho ăn

Mục đích chương trình cho ăn chính xác là cung cấp thức ăn vừa đủ để đạt được mục tiêu tăng trưởng mong muốn. Tính toán chính xác nhu cầu tỷ lệ thức ăn để dự báo chính xác tỷ lệ sống, tăng trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn cho dòng tôm và chế độ ăn. Việc tối ưu hóa tỷ lệ cho ăn có thể tạo điều kiện thuận lợi bằng cách sử dụng các chương trình cho ăn nhằm điều chỉnh các khuyến cáo cho ăn dựa theo tổng lượng tôm và nhiệt độ của hệ thống bên cạnh đó cho phép các nhà điều hành có thể chủ động điều chỉnh trong suốt chu kỳ dựa trên dữ liệu lấy mẫu, tiềm năng tăng trưởng bù và quan sát quá trình lột xác, chất lượng nước, thức ăn thừa,… Ví dụ, chương trình cho ăn chính xác của chúng tôi kết hợp các thuật toán phức tạp để điều chỉnh dựa theo dự đoán thay đổi nhiệt độ và cho phép người sử dụng điều chỉnh lượng cho ăn theo các điều kiện của mỗi hệ thống ương khác nhau.

Nên cho ăn liên tục bằng máy cho ăn tự động bởi vì tôm ăn thường xuyên. Tần suất cho ăn tối thiểu được đề nghị là hai giờ một lần (12 lần / ngày) với lượng thức ăn bằng nhau cho mỗi lần cho ăn. Bởi vì giá trị dinh dưỡng của thức ăn bắt đầu giảm ngay lập tức khi đặt cho vào nước và có thể mất đi nhiều dinh dưỡng chỉ sau một giờ trong nước. Tỷ lệ cho ăn liên tục hàng ngày tăng cường cho chất lượng nước ở trạng thái ổn định như mong muốn. Tại mỗi cử cho ăn, hàm lượng hữu cơ cho vào được thể hiện qua nhu cầu oxy tăng lên. Cho ăn số lượng ít giúp làm giảm biến động nhu cầu oxy. Điều này lần lượt làm giảm yêu cầu về sục khí và sự thay đổi hàm lượng oxy hòa tan.

Thức ăn nên được phân bố từ 70% đến 80% diện tích của hệ thống trong vòng vài phút sau mỗi lần cho ăn. Điều này có thể đạt được bằng phương pháp vật lý hoặc bằng cách dùng dòng chảy để phân bố thức ăn. Sự tích tụ thức ăn dư thừa ở các khu vực lắng tụ như các góc bể có thể thúc đẩy xảy ra điều kiện oxy thấp và sản sinh H2S độc hại do đo nên tránh xảy ra hiện tượng quá tải. Mục đích là cho ăn đúng số lượng thức ăn cho mỗi con tôm nơi chúng có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng nhanh thức ăn.

Tăng trưởng bù

Đặc điểm dễ thấy nhất là trong các hệ thống ương siêu thâm canh quản lý tốt, tôm sẽ phát triển ở tốc độ chậm hơn so với tiềm năng duy truyền của chúng khi ở mật độ thấp. Do đó, kích cỡ tôm khi thu hoạch sẽ nhỏ hơn so với tôm thả trực tiếp vào ao ở cùng nhiệt độ. Tuy nhiên sau đó sẽ thể hiện được sự phục hồi của tốc độ tăng trưởng này trong một thời gian rất ngắn nếu người nuôi đáp ứng được tỷ lệ cho ăn ban đầu trong ao để hỗ trợ việc tăng trưởng bù sau khi thực hiện thành công việc chuyển tôm ương khỏe mạnh ra ao nuôi thương phẩm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc quản lý ao nuôi để rút ngắn thời gian nuôi trong ao để đạt kích cỡ thương phẩm, giảm rủi ro dịch bệnh và tăng lợi nhuận.

Quan điểm

Các hệ thống ương được thiết kế và vận hành hợp lý sẽ mang lại những lợi ích đã được chứng minh và cho phép sử dụng hiệu quả ao nuôi hơn mô hình thả trực tiếp ấu trùng tôm xuống ao, đồng thời quản lý được rủi ro một cách hiệu quả trong 20-40 ngày đầu tiên của vụ nuôi. Thời gian quay vòng ngắn, chi phí cố định hàng ngày được giảm cho mỗi ký tôm sản xuất ra.

Lợi ích kinh tế từ việc sử dụng hợp lý các hệ thống ương để thể hiện rõ. Tạo cơ hội để thả tôm lớn vào ao, giảm tổng thời gian để đạt kích cỡ thương phẩm, giữ ấu trùng tôm trong hệ thống khi nhiệt độ quá lạnh không thể thả trực tiếp được hoặc có một lượng lớn tôm con sẵn sàng để thả khi nhiệt độ tăng trở lại hoặc được phép thả. Người nuôi cũng có thể giảm thời gian để thu hoạch bằng cách luôn có sẵn tôm con để thả lại sau khi thu hoạch, tăng chu kì nuôi trong năm hoặc cải thiện kích cỡ tôm thu hoạch. Một lợi ích khác là tôm đủ lớn để sử dụng thức ăn viên khi thả ra ao nơi mà sản phẩm sơ cấp rất ít.

Người nuôi tôm liên tục tìm cách giảm nguy cơ trong khi tăng hiệu quả hoạt động và lợi nhuận. Việc thực hiện hiệu quả các hệ thống ương siêu thâm canh là một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Việc quản lý chất lượng nước và sử dụng thức ăn chuyên dụng phù hợp trong hệ thống ương là những điều kiện tiên quyết cho sự thành công. Việc chấp nhận (và trong một số trường hợp tái chấp nhận) cải tiến các công nghệ ương đang ngày càng trở nên phổ biến ở Châu Á và vai trò ngày càng tăng đối với sự thành công trong tương lai.

Tác giả: Craig Browdy, Peter Van Wyk, Chris Stock, Thomas R. Zeigler and Ramir Lee

Nguồn
http://www.zeiglerfeed.com

Dịch bởi: KS Châu Ngọc Sơn - Công ty Vinhthinhbiostadt

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi