FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcĐưa con tôm vượt khó đạt 1,9 tỉ USD xuất khẩu tôm cuối năm

Đưa con tôm vượt khó đạt 1,9 tỉ USD xuất khẩu tôm cuối năm

Sáu tháng đầu năm 2015, tình hình nuôi tôm trên toàn quốc diễn ra ảm đạm, giá thành thấp, xuất khẩu tôm gặp khó khiến người nuôi tôm khắp nơi phải treo ao. Theo đó, 6 tháng cuối năm Bộ NNPTNT nhận định sẽ có nhiều tín hiệu đáng mừng giúp con tôm vượt khó.

Tôm gặp khó

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) Nguyễn Huy Điền, cho biết: Những tháng đầu năm 2015, tiến độ triển khai nuôi tôm nước lợ chậm so với kế hoạch, chưa đạt cả về diện tích thả nuôi và sản lượng thu hoạch.

Bên cạnh đó, theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT), trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 17.374ha (bằng 53% so với cùng kỳ năm ngoái), chiếm 2,8% tổng số diện tích tôm nuôi cả nước (diện tích tôm nuôi cả nước là 603.813ha). Trong số diện tích tôm nuôi bị thiệt hại có 8.979ha bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp…

Tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm nay, 28 địa phương nuôi tôm trên cả nước đã thả nuôi được 616.480 ha, bằng 96% so với cùng kỳ 2014, sản lượng thu hoạch chỉ đạt 230.910 tấn (đạt hơn 32% kế hoạch và bằng 87% so với cùng kỳ). 6 tháng đầu năm 2015, tôm nước lợ chế biến xuất khẩu ước đạt 1,3 tỷ USD (giảm 27% so với cùng kỳ năm 2014). Với những khó khăn trong thời gian qua nhiều nông dân trên cả nước đã phải treo ao.

Ông Lý Văn Luận, Tổng thư ký Hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Cà Mau (CASEP) cho biết, sản lượng thủy sản chế biến lũy kế trên địa bàn chỉ đạt 45.616 tấn, chỉ bằng 83% cùng kỳ, đạt 40% kế hoạch. Công suất chế biến bình quân chỉ ở mức 31.4%.

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), cho biết: “Chưa có lúc nào Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh bi đát như thế này. 6 tháng đầu năm, các thành viên trong hiệp hội chỉ thả được 20% diện tích (tổng diện tích là 2.700ha), trong số diện tích được thả nuôi chỉ thành công được 50%”.

Bà Hồ Thị Kiểng (Công ty TNHH MTV chế biến thủy sản xuất khẩu Thiên Phú) cho biết: “Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu nhưng đã rất cố gắng phấn đấu vượt qua, nghiên cứu phát triển công nghệ, giúp gia tăng giá trị các mặt hàng”.

Theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, việc tiêu thụ sản phẩm tôm sụt giảm do 6 tháng đầu năm 2015 vụ tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết như nắng nóng kéo dài, mặn xâm nhập sớm, mưa trái mùa, nguồn nước cấp nước bị ô nhiễm… khiến dịch bệnh phát triển gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi. Đặc biệt, giá tôm nguyên liệu trên thị trường giảm mạnh (giảm 20% – 30%) so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn cung từ các nước trong khu vực tăng, giá tôm nguyên liệu sản xuất trong nước có giá thành cao hơn so với các nước trong khu vực nên giảm sức cạnh tranh về giá. Các doanh nghiệp chế biến trong nước vẫn sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào (chiếm khoảng 15%) sẽ là yếu tố cạnh tranh đáng kể đối với người sản xuất trong nước. Thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, trong đó có các loại rào cản kỹ thuật, thuế quan. Ngoài ra, do biến động tỷ giá ngoại tệ, sự tăng giá mạnh của đồng USD cũng làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Tín hiệu vui…

Mặc dù 6 tháng đầu năm 2015 xuất khẩu tôm gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hiện tại đang có một số tín hiệu khả quan. Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến – Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết: Cuối tháng 6 vừa qua nguồn cung tôm trên thế giới giảm, cụ thể: nguồn tôm của Ấn Độ giảm, nguồn cung của Indonesia không đạt như kế hoạch, sản lượng tôm của Thái Lan chỉ gần bằng năm ngoái.

“Như vậy, mức độ tiêu thụ tôm thẻ chân trắng đến cuối năm có thể tăng. Hiện tại, chúng ta có thuận lợi về chế biến sâu, các hiệp định thương mại đã và đang được ký kết sẽ mở ra cơ hội cho việc xuất khẩu tôm. Đó là những bối cảnh, xu hướng ta có thể nhìn thấy được. Từ giờ đến cuối năm chúng ta cần xuất khẩu tôm đạt 1,9 tỉ USD, con số này có thể sẽ đạt được”, Tổng thư ký VASEP nhận định.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát nhìn nhận, tình hình phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm 6 tháng đầu năm “không được sáng sủa cho lắm”. Tuy nhiên, cho biết: Chúng ta đang ký kết một loạt hiệp định tự do thương mại, thuế rất thấp hoặc bằng 0, vì vậy thời gian tới cơ hội xuất khẩu tôm có nhiều điểm sáng.

Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, thời gian tới Bộ sẽ chỉ đạo Tổng cục Thủy sản thường xuyên nắm bắt tình hình thông tin thị trường cung cấp cho doanh nghiệp, cố gắng hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường giám sát dịch bệnh, chất liệu vật tư, thuốc thú y thủy sản.

“Tôi yêu cầu Cục Thú y trong tháng này lập kế hoạch kiểm tra, giám sát tất cả các trại giống. Tất cả các tỉnh đồng loạt kiểm tra thuốc thú y thủy sản. Tôi ủng hộ thành lập khu công nghiệp công nghệ cao. Hoan nghênh doanh nghiệp tổ chức liên kết, chia sẻ rủi ro với người nông dân. Chúng ta cần giúp để người nông dân đứng lên chứ không để đứng bơ vơ”, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị.

Nguồn: http://nguyentandung.org

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi