FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcTIN TỨC THỦY SẢNGiải pháp phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025

Giải pháp phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025






Để triển khai thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng ngành năm 2021 và góp phần thực hiện đạt mục tiêu Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018.

Vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản số 2389/BNN-TCTS ngày 26/4/2021 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển về việc đôn đốc thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chỉ đạo các đơn vị chức năng tại địa phương tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện phát triển ngành tôm đến năm 2025, cụ thể như sau:

Đẩy nhanh tiến độ việc đăng ký, cấp mã số nhận diện cho các cơ sở nuôi tôm nước lợ theo quy định tại Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn để phục vụ công tác quản lý và truy xuất nguồn gốc.

Quản lý, tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển thị trường theo hướng quan tâm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển các chuỗi giá trị, các mô hình sản xuất tôm phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương.

Tăng cường công tác kiểm tra điều kiện sản xuất, kiểm soát chất lượng con giống, thức ăn, hóa chất, vật tư phục vụ ngành tôm trên địa bàn.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất tôm (bao gồm các khâu sản xuất giống, nuôi, chế biến và sản xuất vật tư đầu vào cho ngành tôm). Đồng thời tổ chức đánh giá, tổng kết các mô hình sản xuất có hiệu quả cao trên địa bàn để phổ biến, nhân rộng.

Kiểm soát chặt chẽ công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm trong nuôi trồng, chế biến; tích cực xây dựng thương hiệu, quảng bá cho sản phẩm tôm tại các thị trường trọng điểm.

Đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nhằm mở rộng diện tích nuôi tôm được chứng nhận đáp ứng các yêu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao giá trị sản phẩm tôm Việt Nam.

Để phát triển cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tôm thì cần khẩn trương rà soát hiện trạng, xác định nhu cầu, đề xuất danh mục các dự án đầu tư hạ tầng vùng nuôi tôm trọng điểm; khẩn trương nghiệm thu, tổ chức đưa vào sản xuất đối với các dự án đã hoàn thiện khâu đầu tư; ưu tiên bố trí nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thiện các công trình, dự án đang trong quá trình đầu tư, xây dựng.N
Nguồn : Tepbac.vn.


Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi