FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcHệ thống nuôi tôm Raceway của Tiến Sỹ Addison L.Lawrence

Hệ thống nuôi tôm Raceway của Tiến Sỹ Addison L.Lawrence

Kể từ những năm 1980, sản lượng tôm ở Hoa Kỳ ngày càng phụ thuộc vào các quốc gia khác. Do đó, các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra phương pháp làm tăng năng suất tôm nuôi, họ đã chuyển sang một công nghệ mà trong đó tôm được nuôi trong những bể nước hình chữ nhật, các bể được bố trí nằm kề liền nhau và chúng được bố trí trong phòng lớn.
 
Nhưng phương pháp này - còn gọi là công nghệ raceway - không sản xuất đủ thủy sản để mang lại lợi nhuận cao. Đó là bởi vì các bể chứa nước này tương thích với một khoảng không gian nhất định, do đó yêu cầu phải có một cơ sở rất lớn để sản xuất một lượng tôm lớn. Với những hạn chế như vậy, tôm nhập khẩu vẫn còn rẻ hơn so với tôm nuôi bằng phương pháp này.
 
Các chuyên gia nông nghiệp bị cản trở vì những nhược điểm đó cho đến khi tiến sĩ Addison L. Lawrence, một nhà khoa học tại Phòng Thí Nghiệm Nghiên Cứu Nuôi Trồng Hải Sản Texas AgriLife, có một ý tưởng đơn giản tuyệt vời là: Tại sao không xếp chồng các bể này lên với nhau?
 
Chính vì vậy mà có khái niệm "hệ thống raceway được xếp chồng lên nhau để nuôi tôm siêu thâm canh”, sự cải tiến này giúp Hoa Kỳ có thể sản xuất tôm tăng lên đến 1 triệu pound mỗi năm trên 4000 m3 nước, so với việc nuôi tôm bằng ao hồ tự nhiên và hệ thống raceway khi chưa cải tiến thì chỉ sản xuất được lần lượt là 20,000 pound và 50,000 pound, tiến sĩ Lawrence cho biết. Công nghệ này sẽ được bắt đầu áp dụng vào các cơ sơ sản xuất vào năm tới.


 
Mặc dù Tiến sĩ Lawrence phải cố gắng hoàn thành phát minh của mình đến gần 10 năm, ông thừa nhận rằng ý tưởng này nhìn thì đơn giản nhưng không phải vậy. Ông cũng cho biết thêm: “ Việc cấp bằng sáng chế cho ý tưởng đó thì rất đơn giản miễn là chúng thật sự có hiệu quả.”
 
Đầu tiên, về mặt lý luận khoa học thì phương pháp này có vẻ như là phản thực tế. Sau tất cả những vấn đề đó, chúng tôi có xu hướng kết hợp sự cải tiến, đặc biệt là sự cải tiến công nghệ, với nhiều công nghệ không có khả năng mã hóa được và về mặt lý luận khoa học thì chỉ có những người có ý tưởng tiến bộ nhất mới có thể hiểu được. Khi nói chuyện với những người có ý tưởng tiến bộ này thì họ chắc chắn sẽ nói với bạn rằng: Hãy đơn giản thôi.
 
Steven J. Paley, một nhà phát minh đã có 9 bằng sáng chế và là tác giả của cuốn sách “ Nghệ thuật phát minh: Quá trình sáng tạo của sự khám phá và thiết kế”, nói rằng: “ Tính đơn giản luôn là một cái gì đó để phấn đấu”. “Hầu hết mọi người chỉ cần cố gắng và bắt kịp phương pháp. Làm phức tạp vấn đề thì dễ dàng hơn nhiều so với việc tìm kiếm sự đơn giản. Tôi nghĩ rằng mọi người đều biết điều này, nhưng thật khó để làm được.”
 
Đối với tiến sĩ Lawrence, ý tưởng “đơn giản” về việc xếp chồng các bể lên với nhau chỉ hoạt động nếu ông có thể tìm ra cách làm cho chúng nhẹ hơn. Trong bảng thiết kế hệ thống raceway đầu tiên thì mỗi bể chứa nước có độ sâu từ 3 – 5 feet, nên làm cho chúng quá nặng để có thể xếp thành chồng được. Tên gọi của hệ thống raceway đầu tiên được lấy cảm hứng từ chu trình nước tuần hoàn trong các bể mà được ví như những chú ngựa trên đường đua. (Các bể chứa nước được tiến sĩ Lawrence mô tả trông giống như “một cái máng cho lợn ăn có kích thước lớn quá khổ”có chiều dài là 50 – 150 m và chiều rộng từ 3 – 5 m). Chính vì vậy, vào năm 2000, ông tự hỏi liệu mình có thể nuôi tôm trong vùng nước cạn hơn được không?
 
Ông nhớ lại những gì đã xảy ra tiếp sau đó: “Tôi đã đi đến trường kỹ thuật. Tôi nói, ‘Được rồi. Tôi có thể nuôi tôm trong nước có độ sâu tối đa là bao nhiêu để có thể xếp chồng các kênh dẫn sao cho chúng có hiệu quả kinh tế?’”. Họ đã nói rằng: “ Bạn không thể vượt quá độ sâu 12 inch”. Đó là bởi vì nước sâu hơn thì trọng lượng của các bể chứa sẽ tăng lên rất nhiều đến nổi sự hỗ trợ cơ cấu sẽ bị mất.
 
Một năm sau, tiến sĩ Lawrence tiến hành thử nghiệm nuôi tôm nước nông đầu tiên của mình. Kết quả, ông phát hiện ra rằng tôm có thể phát triển được ở nước có độ sâu ít hơn 4 inch.
 
“Tôi nói: ‘Wow, Thật không thể tin được. Tôi đã phải mất 4 – 5 năm tới để tiến hành thí nghiệm sau khi thử nghiệm, thí nghiệm bằng những cách khác nhau, để chứng thực với bản thân rằng phương pháp này là có hiệu quả kinh tế và có thể thực hiện được.”


 
Cuối cùng, vào năm 2008, ông nộp đơn xin cấp bằng sáng chế - hiện đang cấp phát chính thức – cho hệ thống mà các bể chứa nước được giám sát bằng máy tính có độ sâu từ 6 – 8 inch và các bể được xếp chồng cao 7 tầng. Trong khi đó, Royal Caridea, một công ty sản xuất thủy sản mới thành lập, đã mua bảng quyền cấp phép hệ thống trên toàn thế giới và dự kiến sẽ khởi công vào một cơ sở sản xuất mới trong năm 2012. Tiến sĩ Lawrence dự đoán rằng, trong thời gian tới, mỗi khu vực đô thị lớn “sẽ có một trang trại nuôi tôm gần giống với mô hình này” và sẽ không còn nhiều lý do để dựa vào tôm nhập khẩu nữa.
 
Ông Lawrence cho biết: “ Tất cả những gì tôi đã làm là giảm độ sâu của nước”. Ông cười khúc khích nói “ Bây giờ đó là vấn đề phức tạp ư?”.

Nguồn: http://www.nytimes.com

Lược dịch bởi: KS HUỲNH THỊ BÍCH THINH - Công ty VinhthinhBiostadt

 
Từ khóa: Raceway
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi