FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcMÔ HÌNH ƯƠNG VÈO MẬT ĐỘ CAO VÀ NUÔI 03 GIAI ĐOẠNHệ thống ương gièo siêu thâm canh của Brazil cải thiện quản lí tôm giống, rút ngắn thời gian nuôi

Hệ thống ương gièo siêu thâm canh của Brazil cải thiện quản lí tôm giống, rút ngắn thời gian nuôi

Tóm lược

Hệ thống ương gièo siêu thâm canh có chức năng như một phần mở rộng của các trại giống, là một cách hiệu quả để thuần tôm với điều kiện ao nuôi, đánh giá chất lượng và sức khỏe của tôm trước khi thả vào ao. Một lợi thế quan trọng của hệ thống ương gièo là khả năng tạo ra con tôm lớn để thả vào ao nuôi thương phẩm. Điều này giúp rút ngắn thời gian và tăng năng suất hàng năm. Hệ thống ương gièo bằng bể tròn thường được sử dụng tại Brazil, nó giúp tuần hoàn nước đều hơn và tích lũy ít chất thải hơn.

Hệ thống nuôi một pha thông thường là mô hình tôm được thả trực tiếp vào ao nuôi thương phẩm và nuôi đến khi thu hoạch vẫn chiếm ưu thế ở nhiều  khu vực. Tuy nhiên, với sự tăng cường và cải thiện hơn về kỹ thuật, hệ thống nuôi hai giai đoạn đã xuất hiện. Hệ thống này sử dụng một hệ thống nuôi trung gian thường được gọi là hệ thống ương gièo giữa giai đoạn trong trại giống và ao nuôi thương phẩm.

Trong những năm 1980, các trang trại nuôi tôm lớn xây dựng các ao với diện tích 0,5-3 ha trong khu vực để thực hiện gièo tôm. Tôm giống được thả với mật độ 0.5-2.5 triệu con/ha và nuôi 4-5 tuần trước khi chuyển ra ao thương phẩm.

Những mô hình nuôi này giúp hiện đại hóa các chiến lược sản xuất tôm, như cho phép kiểm soát tốt hơn và dự báo quy mô sản xuất. Mặc dù những cải tiến đáng kể so với các hệ thống nuôi một giai đoạn truyền thống, nhưng chi phí xây dựng quá cao và chiếm phần lớn diện tích đất có thể được sử dụng như nuôi thương phẩm. Việc chuyển tôm lớn hơn 0,5g mất thời gian và rủi ro do sự căng thẳng gây ra trong quá trình thu hoạch.

Qua nhiều năm, các khái niệm tiên phong của ao gièo đã phát triển thành các vùng nuôi nhỏ hơn trong trại sản xuất giống hoặc gần các ao nuôi thương phẩm ở các trang trại. Trong số các mô hình đó, bể và hệ thống ương gièo siêu thâm canh đã phát triển trong những năm qua, phổ biến nhất trong các trang trại nuôi tôm của Brazil là hệ thống gièo siêu thâm canh trong bể tròn.

Bể ương gièo siêu thâm canh

Các khái niệm bể ương gièo siêu thâm canh phát triển từ hệ thống nuôi tôm siêu thâm canh hình thành ở Nhật Bản vào những năm 1970 bởi Tiến sĩ Kunihiko Shigueno và đồng nghiệp. Mặc dù hai hệ thống đều có điểm tương đồng về thiết kế và kỹ thuật tuy nhiên ứng dụng và phương pháp hoạt động thì khác nhau. Trong giai đoạn đầu của quá trình nuôi, bồn chứa của Shigueno được thiết kế để hoạt động như một hệ thống nuôi thương phẩm với tỷ lệ thay nước cao và mật độ thả lên đến 100 con/m2. Các bể ương siêu thâm canh đã được sử dụng như một công cụ để tối ưu hóa sản xuất trong trang trại nuôi tôm, điều tiết chu trình của tôm giống đến ao nuôi.

Các bể ương có chức năng như bể chứa tôm giống tạm thời cho phép tôm thích nghi dần với điều kiện môi trường và cung cấp một phương pháp để duy trì, kiểm tra và đánh giá chất lượng của tôm giống. Hệ thống ương giúp giảm khả năng tiếp xúc của tôm giống với mầm bệnh và các loài địch hại, cho phép phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và bệnh tật. Mô hình còn hỗ trợ tích cực cho quy trình dinh dưỡng cho tôm giống. Một lợi thế quan trọng của hệ thống ương là có thể thả nuôi tôm lớn vào ao thương phẩm sau quá trình ương gièo. Điều này có thể làm giảm rủi ro tài chính, rút ngắn thời gian nuôi, tăng lợi nhuận của ao và dẫn đến sản lượng hàng năm cao hơn.

Xây dựng, kỹ thuật

Tại hầu hết các trang trại nuôi tôm, bể ương dùng để làm hệ thống ương gièo siêu thâm canh chiếm 100 m2 đến 0,5 ha trong khu vực nuôi, tùy thuộc vào nhu cầu tôm giống. Các cơ sở hạ tầng cơ bản để hỗ trợ các bể thường bao gồm một mái che để bảo vệ tôm giống tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao trong quá trình thuần và chuyển đổi; khu vực máy thổi, máy bơm, máy phát điện và các thiết bị điện khác; phòng chuẩn bị thức ăn, theo dõi chất lượng nước, kho lưu trữ thức ăn và các vật liệu khác.

Tại các trang trại, các hệ thống ương phải được đặt gần các khu nuôi thương phẩm, nhưng phải tách biệt ao nuôi nhằm đảm bảo an toàn sinh học. Hệ thống ương phải được lắp đặt tại các địa điểm thuận tiện cho việc lấy nước biển sạch từ các kênh. Các bể ương thường được sắp xếp cạnh nhau và ngoài trời để thay đổi điều kiện thời tiết của tôm giống ra bên ngoài. Trong khu vực có nhiệt độ tối ưu cho nuôi tôm, các bể có thể được xây dựng trong nhà để kiểm soát nhiệt độ nước tốt hơn về.

Bể ương có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn. Bể tròn thường được dùng hơn ở Brazil và có một số lợi thế hơn các dạng bể khác. Như không có góc cạnh, bể tròn sẽ tích trữ ít thức ăn thừa, tảo chết, cặn hoặc chất thải khác. Ngoài ra do hình tròn nên nước sẽ được trộn đều hơn. Đáy của bể tròn có độ dốc nhẹ về giữa, nơi mà các hệ thống thoát nước lắp ở đó. Bể ương có thể được làm từ sợi thủy tinh (composite), kim loại mạ kẽm, PVC nhiều lớp hoặc xi măng. Bể xi măng có thể được sơn bằng nhựa epoxy hoặc phủ một lớp màng polyethylene. Bể ương có thể được đào hoặc xây dựng trên địa hình bằng phẳng. Trong cả hai trường hợp, khu vực này cần được dọn dẹp cây cối xung quanh giúp không khí lưu thông và hoạt động chăm sóc dễ dàng.

Các bể ương có thể tích từ 30 đến 55 khối với đường kính từ 5 đến 7m. Bể được thiết kế với độ sâu nước 1m và chiều cao tối đa là 1,2m. Mỗi bể được trang bị đầu nước vào và ra riêng biệt.


                                Hình: Bể ương với hệ thống sục khí

Nước thường được bơm từ kênh ao cấp bằng máy bơm. Máy bơm không được đặt ở khu vực cạn của ao hoặc khu vực phân tầng nhiệt độ nước, đọng nước hoặc nước bị ô nhiễm từ hệ thống thoát của ao nuôi thương phẩm. Nước dùng để ương sẽ giống như nước sử dụng để nuôi thương phẩm và được lọc qua hệ thống lọc cơ học sử dụng các bồn lọc cát thông thường kết hợp với túi lọc 10-μm để loại bỏ các chất rắn.

Tôm sau khi ương được thu hoạch bằng cách sử dụng các khay đặt dưới đáy của bể ương. Điều này giúp xả hết nước trong bể và giảm căng thẳng cho tôm. Khay thu tôm được trang bị miếng lưới di động để dễ dàng lấy tôm ra, nước trong bể và hệ thống ống thoát nước được sục khí để cấp oxy trong quá trình thu hoạch.

Để bắt được tôm, nước được chảy qua một hộp khay gỗ hoặc composite với lưới 1,000- 2,000-μ đặt ở phía trong. Khi thu hoạch, hộp đó được đặt trong bể cho phép tôm vẫn ngập nước trong suốt quá trình.

Để duy trì oxy hòa tan thường xuyên, bể ương được trang bị máy thổi khí từ 5 đến 10hp. Nguồn cung cấp điện dự phòng như máy phát điện diesel với công tắc tự động rất quan trọng trong việc đảm bảo các hệ thống ương hoạt động một cách an toàn. Các hệ thống khí được sử dụng để tuần hoàn nước và cung cấp oxy thì vận hành độc lập và được liên kết với van riêng của từng hệ thống để điều chỉnh áp suất và lưu lượng dòng khí.
 
Đối với hệ thống sục khí, ống PVC có thể được kết nối với nhau và cố định vào đáy bể. Ống được thiết lập song song với dòng chảy. Hệ thống sục khí sử dụng đá bọt ngày càng trở nên phổ biến hơn, vì chúng dễ dàng trong việc vệ sinh và bảo dưỡng. Một số trang trại sử dụng airlifts (hệ thống sục khí và tạo dòng chảy) bố trí xung quanh vách của bể để tạo dòng chảy của nước trong bể. Cùng với việc thay nước, quá trình này hỗ trợ việc gom các chất thải và chất rắn lơ lửng vào khu vực trung tâm của bể để dễ dàng loại bỏ khỏi hệ thống
 
Quản lý hệ thống ương gièo

Tại Brazil, tôm thường được nuôi trong các bể ương ở giai đoạn 10 ngày tuổi, nhưng tôm ở giai đoạn lớn hơn cũng có thể được thả. Tôm có thể được giữ trong các bể ương từ 5 đến 15 ngày nhằm mục đích để tôm thích nghi. Mật độ ban đầu giao động từ 15-30 con/lít. Tỷ lệ sống thường trên 95%.
 
Trong giai đoạn chuẩn bị thả, bể ương, dây khí, đá bọt đều được khử trùng bằng clorin 20ppm, chà, rửa với nước và phơi khô trong 24 giờ. Sau khi bơm đầy nước biển vào bể, phân bón vô cơ được đánh vào, thực vật phù du có thể được sử dụng khi cần chúng bùng phát mạnh hơn.

Khi tôm giống về đến trại, tôm được thuần pH, độ mặn và nhiệt độ trong bể composite 1000 lít trước khi thả vào bể ương. Khi quá trình thuần kéo dài hơn 2 giờ thì thức ăn cần phải được bổ sung.

Trong giai đoạn ương, tôm được cho ăn với khẩu phần dinh dưỡng chất lượng cao với đạm thô từ 40% trở lên và kích cỡ nhỏ hơn 800µm. Khẩu phần của ấu trùng được giảm tổi thiếu khả năng truyền bệnh. Thức ăn tổng hợp được cho ăn trực tiếp và đều khắp bể vào ngày đầu sau khi thả, những ngày sau đó thức ăn được bỏ vào khay cho ăn.

Lượng nước thay được duy trì không quá 10% trên ngày trong tuần đầu tiên nhằm mục đích duy trì sinh khối thực vật phù du trong bể. Những ngày sau đó, tỷ lệ thay nước có thể đạt 30%/ngày. Chất thải trong bể được siphon ra ngoài.

Khi tôm đã sẵn sàng để sang ra ao nuôi thương phẩm, sức khỏe và thức ăn trong hệ tiêu hóa của chúng được kiểm tra. Tôm không được chuyển khi đói hoặc bị bệnh hay dấu hiệu của căng thẳng xuất hiện. Để chuyển tôm đến ao nuôi thương phẩm, bể composite hình nón 1000 lít được sử dụng. Những bể này được trang bị hệ thống sục khí ở đáy và có thể chứa 500,000 con/m3 ở giai đoạn post 26 và 800,000 con/m3 ở giai đoạn post 20 trong thời gian 2 giờ vận chuyển.


Nguồn: global aquaculture advocate

Dịch bởi: Kĩ sư Châu Ngọc Sơn - Công ty VinhthinhBiostadt
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi