FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcGIỐNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VINHTHINH BIOSTADTHướng dẫn cách thả tôm giống an toàn & đạt tỷ lệ sống cao

Hướng dẫn cách thả tôm giống an toàn & đạt tỷ lệ sống cao



Để có một vụ nuôi tôm thành công, bên cạnh các yếu tố về chất lượng con giống, kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi, kỹ thuật chăm sóc … thì kỹ thuật thả giống cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng. Thả giống đúng phương pháp sẽ giúp tôm giống khỏe mạnh khi ra môi trường ao nuôi, đó là khởi đầu cho quá trình sinh trưởng và phát triển thuận lợi của tôm con.

Phương pháp thả tôm giống đúng cách cần phải thực hiện đầy đủ các công đoạn: lựa chọn vị trí thả giống phù hợp, chuẩn bị đón tôm giống, thuần môi trường và thả tôm giống ra ao nuôi.

1.      Lựa chọn vị trí thả giống phù hợp

 
  • Chọn vị trí thả giống phù hợp dựa trên các mục tiêu: đảm bảo thuận lợi cho hoạt động thả tôm giống và đúng cơ sở khoa học về các điều kiện thủy lý.
  • Vị trí thả giống phải rộng, bằng phẳng và gần đường cơ giới (đường mà xe chở giống có thể tới): những vị trí này sẽ giúp cho hoạt động đón tôm, chuyển tôm, thả tôm … được thuận lợi, nhanh chóng, rút ngắn thời gian thả tôm.
  • Vị trí thả giống phải nằm đầu hướng gió nhằm mục đích: nguồn nước ở khu vực này sạch hơn (các chất bẩn không bị gom vào đây do gió), tôm giống sau khi thả ra ao sẽ phân tán nhanh hơn nhờ gió.
  • Vị trí thả tôm phải gần dàn quạt nước: những vị trí này có hàm lượng oxy hòa tan cao, đồng thời sẽ giúp tôm giống phân tán nhanh hơn khi thả.
  • Ngoài ra, vị trí thả giống cần đảm bảo một số yếu tố như bờ ao vững chắc (tránh bị sạt lở làm đục nước khi thả giống), dễ bố trí khung giữ bọc tôm (nếu thả trực tiếp) …
​     
 
2.      Chuẩn bị đón tôm giống

Để hoạt động thả giống diễn ra thuận lợi, nhanh chóng giúp tôm giống khỏe mạnh khi thả thì công tác chuẩn bị phải hết sức kỹ lưỡng và chu đáo.
  • Chuẩn bị đủ nhân lực cho hoạt động thả giống, có thể tính toán dựa trên số lượng giống thả và khoảng cách từ vị trí xe chở giống tới ao nuôi.
  • Chuẩn bị vị trí thả tôm thuận lợi như đã trình bày ở phần 1.
  • Thu dọn, vệ sinh khu thả giống sạch sẽ, an toàn.
  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thuần tôm giống (bể thuần tôm, máy thổi khí, ống thả tôm, thức ăn tôm…) hoặc chuẩn bị khung tre trong ao tôm (ngay vị trí thả tôm) để giữ các bọc tôm nếu thả thẳng.
  • Chuẩn bị một số sản phẩm bổ sung giúp chống sốc và phục hồi nhanh sức khỏe tôm giống như: khoáng, vitamin C, vitamin tổng hợp …
  • Chuẩn bị một số dụng cụ kiểm tra môi trường nước trong bọc tôm và trong ao nuôi trước khi thả như: Test Kiềm, Test pH, nhiệt kế, dụng cụ đo độ mặn …
  • Kiểm tra các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi (pH, kiềm, độ mặn …).
     ​

     


 
3.      Thuần môi trường nước trước khi thả giống

Thông thường các yếu tố môi trường nước ở trại giống rất khác so với tại ao nuôi (pH, kiềm, độ mặn …), đặc biệt là nhiệt độ nước trong quá trình vận chuyển giống rất thấp so với nhiệt độ nước ao nuôi (nhiệt độ nước vận chuyển tôm giống thường khoảng 22 – 23oC). Những thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường nước sẽ làm rối loạn các chức năng sinh lý trong cơ thể tôm giống, gây sốc, yếu, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và có thể gây chết (làm giảm tỉ lệ sống). Vì vậy, công tác thuần môi trường đóng vai trò rất quan trọng, là bước trung gian giúp tôm giống làm quen với môi trường hoàn toàn mới.

Để thực hiện tốt việc thuần môi trường nước trước khi thả nuôi, người nuôi cần:
  • Thực hiện tốt công tác chuẩn bị như đã trình bày ở phần 2, các dụng cụ thuần cần được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn sinh học.
  • Mật độ tôm trong bể thuần nên từ 300 – 500 PL/ lít nước.
  • Cho toàn bộ tôm giống vào bể thuần, mở sục khí liên tục để đảm bảo cung cấp đủ oxy.
  • Kiểm tra các yếu tố môi trường nước trong bọc tôm giống (nhiệt độ, pH, kiềm, độ mặn) và so sánh với các thông số này ở ngoài ao nuôi.
  • Châm nước mới từ ao nuôi từ từ vào bể thuần để cân bằng nhiệt độ và các yếu tố môi trường. Tốc độ châm nước nhanh hay chậm tùy thuộc vào sức khỏe tôm giống và mức độ chênh lệch các yếu tố môi trường giữa ao nuôi so với trong bọc tôm giống. Ví dụ: tôm giống khỏe mạnh, linh hoạt, mức độ chênh lệch các yếu tố môi trường (đặc biệt là nhiệt độ và pH) giữa ao nuôi và nước trong bọc tôm thấp thì có thể châm nước nhanh hơn…
  • Cho tôm giống ăn liên tục trong quá trình thuần giúp tôm nhanh hồi phục và không cắn nhau. Thức ăn sử dụng tốt nhất là EZ Artemia (thức ăn dinh dưỡng cao thay thế trứng artemia từ tập đoàn Zeigler – Hoa Kỳ) hoặc artemia sống. Lượng thức ăn sử dụng cho thuần tôm khảng 100g/100,000 PL (thời gian thuần 3 giờ) chia ra làm nhiều cử ăn (30 phút cho ăn một cử).
  • Tạt vitamin C (5ppm) và vitamin tổng hợp (1ppm) vào bể thuần để giúp tôm nhanh phục hồi, giảm stress.
  • Thời gian thuần tôm giống tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tôm giống lúc chuyển về và mức độ chênh lệch các yếu tố môi trường nước (đặc biệt là nhiệt độ và pH) giữa ao nuôi và nước trong bọc tôm giống, cụ thể:
        
 
  • Sau khi cân bằng các yếu tố môi trường nước, tôm giống hoạt động mạnh thì tiến hành thả tôm ra ao nuôi. Cách thả giống ra ao: mở van xả thẳng tôm ra ao hoặc sử dụng ống gân hút tôm từ bể thuần ra ao nuôi.
      

     

     


4.      Phương pháp thả thẳng tôm giống ra ao nuôi, không qua công đoạn thuần môi trường.

Đây là phương pháp đơn giản, thường được người nuôi áp dụng khi thả tôm giống. Để thực hiện phương pháp này cần phải đảm đảm tôm giống có sức khỏe tốt, không có chênh lệch quá lớn các yếu tố môi trường nước giữa ao nuôi và bọc tôm giống (nhất là pH và độ mặn) và đặc biệt phải cân bằng nhiệt độ nước giữa bọc tôm và ao nuôi.

Các bước thực hiện phương pháp này như sau:
  • Thực hiện tốt các công tác chuẩn bị như đã trình bày ở phần 2 (lưu ý không cần chuẩn bị bể thuần, máy sục khí cũng như thức ăn cho thuần môi trường).
  • Bố trí khung tre trong ao ngay khu vực thả để giữ các bọc tôm giống.
  • Chạy quạt nước trước khi thả giống khoảng 3 – 4 giờ để tăng cường oxy hòa tan trong nước.
  • Tạt khoáng tại khu vực thả tôm khoảng 30 phút trước khi thả.
  • Khi tôm giống về tới ao, cho toàn bộ bọc tôm giống vào khung tre đã bố trí, giữ trong vòng 15 – 30 phút để cân bằng nhiệt độ (thời gian thuần nhiệt độ tùy thuộc vào sức khỏe tôm giống và mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa bọc tôm và nước ao nuôi).
  • Sau khi nhiệt độ đã cân bằng, tiến hành thả tôm giống ra ao nuôi, tạt 5ppm vitamin C ngay tại khu vực thả tôm để giúp tôm giống nhanh hồi phục và chống sốc. Có thể bổ sung thêm khoáng tại thời điểm thả giống.
Lưu ý không nên lội xuống ao mà nên sử dụng xuồng để thả, tránh làm đục nước tại khu vực thả giống và không đảm bảo an toàn sinh học.
     

     



Người thực hiện: KS. NGUYỄN VĂN THÀNH - CÔNG TY VINHTHINH BIOSTADT



 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi