FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcNhững nhận định của Daniel Gruenberg về EMS tại GOAL 2013

Những nhận định của Daniel Gruenberg về EMS tại GOAL 2013

Daniel Gruenberg (daniel@sureerathprawns.com), Giám đốc điều hành của Công ty Acquestra (Thái Lan) (trước đây là Công ty Sea Garden Foods) và cố vấn kỹ thuật cho công ty Sureerath Organic Products, một trang trại nuôi tôm hữu cơ và nhà máy thức ăn ở Chantaburi, Thái Lan cho chúng ta biết một số nhận định của ông về EMS mà các tác giả trình bày tại GOAL 2013 (một Hội thảo thường niên của Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu (GAA) mới tổ chức tại Paris, Pháp trong năm nay). 

Ông cho biết, trong suốt Hội thảo GOAL 2013, các tác giả đã trình bày về phản ứng của tôm sú đối với bệnh EMS, những thông tin này có thể cũng cấp cho chúng ta một số hiểu biết về bản chất của căn bệnh này. 

Noriaki Akasawa, Giám đốc điều hành trang trại nuôi tôm Agrobest của Malaysia cho biết tôm sú không bao giờ bị nhiễm EMS, ngay cả khi nó được nuôi trong ao tôm thẻ chân trắng bị nhiễm EMS trước đó. Tuy nhiên, Robins McIntosh, Giám đốc điều hành cấp cao của Charoen Pokphand Foods (CPF) Thái Lan đã điều chỉnh lại ý kiến này, ông cho rằng tôm sú không bị nhiễm EMS khi nuôi trong ao, nhưng nếu như cho tôm sú ăn vi khuẩn gây bệnh EMS nó sẽ chết. Nếu chúng ta giải thích được điều này, chúng ta sẽ hiểu được nhiều vấn đề liên quan đến bệnh EMS, McIntosh nói. Một manh mối khác có liên quan đến cá rô phi, tỷ lệ tôm nhiễm EMS sẽ giảm nếu như nuôi cá rô phi trong ao tôm. Vi khuẩn gây bệnh EMS cũng được khẳng định nhạy cảm với độ mặn và nó không thể sống trong môi trường có độ mặn cao, ông nói.

Tuy nhiên, theo Daniel Gruenberg, ông nói "Tôi không đồng ý với phần lớn những kết luận trên về EMS tại GOAL 2013. Không có ảnh hưởng của pH và độ mặn cao lên EMS".     

Đến thời điểm hiện tại, có nhiều ý kiến khác nhau về sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như pH và độ mặn đến sự bùng phát EMS trên tôm. Một số tác giả trước đây kết luận khi pH môi trường nhỏ hơn 7 thì hầu như EMS không xuất hiện hoặc khi pH > 9 thì vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (phân lập trong ao nuôi tôm bệnh EMS, không chắc là dòng vi khuẩn gây bệnh EMS) cũng không thể phát triển được. Một số công ty phát triển các sản phẩm thức ăn bổ sung với mục tiêu là làm giảm pH trong đường ruột của tôm cũng có tác dụng kiềm chế sự bùng phát của EMS. Theo tôi, vấn đề này rất dễ dàng kiểm chứng nếu như chúng ta có chủng vi khuẩn gây bệnh EMS. Hy vọng nhóm nghiên cứu của GS. Lightner ở Đại học Arizona sớm có những thử nghiệm về ảnh hưởng của một số chỉ tiêu môi trường như pH, độ mặn, nhiệt độ,... đến sự xuất hiện của bệnh EMS trên tôm. 

Triệu Thanh Tuấn, www.aquanetviet.org

Nguồn: 
http://aquanetviet.org/post/501648/nh-ng-nh-n-i-nh-cu-a-daniel-gruenberg-v-ems-ta-i-goal-2013
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi