FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcHOẠT ĐỘNG CÔNG TYNuôi tôm trong đỉnh hạn mạn cần lưu ý

Nuôi tôm trong đỉnh hạn mạn cần lưu ý


Tình trạng thua lỗ nặng nề của hạn mặn năm 2015 - 2016 nhắc nhở người nuôi tôm phải cẩn trọng khi thả nuôi trong đợt đỉnh mặn năm nay.

Hạn mặn nghiêm trọng và chưa có dấu hiệu giảm

Theo Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục bị sụt giảm và dự báo chế độ triều, hiện tượng xâm nhập mặn dự kiến vẫn sẽ tăng mạnh. Nguyên nhân được các chuyên gia nhận định do năm nay mưa ở khu vực đầu nguồn dứt sớm nên trên lưu vực sông Mê Kông ít nước. Lưu lượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu hụt nghiêm trọng so với trung bình nhiều năm, thậm chí thấp hơn cả năm 2015-2016 (năm xuất hiện xâm nhập mặn kỷ lục).
 
Xâm nhập mặn không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, trồng trọt, các loài thủy sản nước ngọt, mà nuôi tôm nước lợ cũng sẽ bị tác động trực tiếp. Vùng nuôi tôm nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long tập trung tại 8 tỉnh ven biển, gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau, với hai đối tượng chủ lực là tôm thẻ chân trắng và tôm sú.

Hạn hán và xâm nhập mặn có thể khiến môi trường nuôi ô nhiễm, chất lượng nước không đảm bảo, dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên tôm. Theo số liệu từ đợt hạn mặn lịch sử 2016, tỷ lệ các hộ nuôi tôm thua lỗ do hạn mặn lên đến 80%. Theo báo cáo, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 81.000 ha tôm thiệt hại do độ mặn quá cao khiến tôm bị chết hàng loạt.

Hiện nay, vùng nuôi tôm Đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ nuôi chính. Đáng lo là hạn hán và xâm nhập mặn cũng đang lên đỉnh điểm, theo dự báo xâm nhập mặn sẽ còn tăng cho đến tháng 4/2020 mới giảm và rút dần dần. Như vậy, mặn có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến nuôi tôm nước lợ.

Người nuôi tôm phải cẩn trọng

Độ mặn cao sẽ gây biến đổi một số thông số môi trường như pH, độ kiềm, làm tảo phát triển nhanh, sinh nhiều khí độc… Biến động oxy giữa ngày và đêm sẽ rõ rệt hơn: tăng mạnh vào ban ngày, nhưng đến đêm lại giảm tối thiểu, dẫn đến tôm thiếu oxy vào ban đêm.

Ngoài vấn đề độ mặn, nhiệt độ tăng cao, nắng nóng bốc hơi làm mực nước trong ao nuôi cạn kiệt khiến tôm nuôi chậm lớn, dễ mắc phải nhiều bệnh như phân trắng, đục cơ, hội chứng hoại tử gan tụy (EMS)... Nếu cứu được thì tôm cũng chậm tăng trưởng, không mang lại hiệu quả kinh tế.

Để giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng từ hạn mặn, đầu tiên người nuôi tôm cần phải tuân thủ khuyến cáo từ cơ quan chức năng. Thiệt hại sẽ được giảm nhẹ thông qua các biện pháp dự báo hiệu quả, kịp thời. Từ các dự báo được cơ quan chức năng cập nhật, người nuôi sẽ có được thông tin kịp thời và chính xác tình hình cụ thể ở từng địa phương.

Từ đầu mùa mặn, nhiều tỉnh đã khuyến cáo người nuôi theo dõi diễn biến môi trường, không nên thả giống vào đỉnh mặn – tức là thời điểm hiện nay, phải chờ vài cơn mưa xuất hiện, độ mặn giảm mới bắt đầu thả giống nuôi.

Người nuôi cần bám sát dự báo xâm nhập mặn, tuân thủ lịch mùa vụ thả giống và mật độ nuôi được khuyến cáo. Không tự ý thả nuôi ở những thời điểm và vị trí không đảm bảo điều kiện môi trường.

Một số lưu ý để người nuôi tôm ứng phó với hạn mặn

-         Các khu nuôi cần đảm bảo an toàn sinh học, khuyến khích áp dụng các hình thức nuôi tôm tiên tiến, như: nuôi tôm trong nhà kính, nhà lưới, nuôi tôm nhiều giai đoạn, nuôi tôm khép kín, ít thay nước...

-         Gia cố bờ, cống để tránh hiện tượng rò rỉ, thẩm lậu, có ao lắng đúng quy cách, thực hiện biện pháp an toàn sinh học trước khi thả tôm và trong quá trình nuôi. Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước để đảm bảo sức khỏe tôm nuôi và giữ môi trường bền vững, hạn chế mất nước, chỉ thay nước khi thông số môi trường nước ổn định.

-         Mực nước trong ao nuôi duy trì tối thiểu từ 1,3 - 1,5m. Nếu cần bổ sung nước thì phải được lấy từ ao lắng, xử lý trước khi cấp vào ao nuôi. Đồng thời, chạy quạt để tránh phân tầng nhiệt độ, tăng cường oxy, giảm thiếu oxy cục bộ.

-         Không nên sử dụng nước giếng khoan để cấp nước cho ao tôm. Độ kiềm trong nước giếng khoan luôn ở mức 300 mg/l trở lên. Trong khi, độ kiềm phù hợp cho tôm phát triển chỉ ở ngưỡng 80 – 160 mg/l. Khi độ mặn tăng cao, độ kiềm cũng tăng theo tỷ lệ thuận, bơm thêm nước giếng khoan vào, độ kiềm trong ao sẽ tăng lên nhiều lần. Khi đó, vỏ con tôm sẽ bị cứng, tôm rất khó lột vỏ, chậm lớn.

-         Tích cực bổ sung dinh dưỡng để tôm tăng cường miễn dịch, tăng sức chống chịu với môi trường, tránh sốc, giảm stress, chống chịu hạn mặn một cách hiệu quả.



Nguồn: tepbac.com


Một số giải pháp Vinhthinh Biostadt khuyến cáo:



 

 
 
 
 



 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi