FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tức'RMS': bệnh bí ẩn mới xuất hiện trên tôm nuôi tại Ấn Độ

'RMS': bệnh bí ẩn mới xuất hiện trên tôm nuôi tại Ấn Độ

 
Rachel Mutter (15/2/2015)


 
Các báo cáo về “hội chứng tử vong 'liên tục' “ tại các trang trại tôm Ấn Độ đã được đăng tải rải rác trên các trang tin tức vào cuối tuần này, nhưng không ai thực sự biết nó là gì?

Một bài báo trên Thời báo kinh tế trong tuần đầu tiên của tháng Hai báo cáo rằng, tôm nuôi ở Andhra Pradesh và Tamil Nadu (Ấn Độ) đã bị ảnh hưởng bởi căn bệnh bí ẩn, được đặt tên là " Hội chứng chết liên tục' (RMS).

Mastan Vali, chuyên gia nghiên cứu của Matrix Seafoods cho biết: "Một số nông dân đã mất tới bốn vụ với tỷ lệ tử vong đạt 70 phần trăm trong hầu hết các trường hợp."

Muthukaruppan, Chuyên gia và là chủ tịch của Hiệp hội Nuôi trồng thủy sản cho biết: "Mặc dù chúng tôi có thể thu hoạch vụ nuôi, tuy nhiên tỷ lệ sống sẽ bị ảnh hưởng. Chúng tôi chỉ có thể đánh giá thiệt hại chính thức trong vụ thu hoạch trong 2015". Theo ông, quan sát bệnh diễn ra ở các địa phương nuôi tôm chỉ trong vài tháng qua cho thấy RMS không hủy hoại tôm nuôi dữ dội như EMS.

Ông Premachandra Bhat , Giám đốc quản lý của Mangala Marine Exim, nói: "Chúng tôi xuất khẩu rất nhiều tôm nuôi. Chúng tôi đã nghe nói về RMS nhưng các chi tiết của bệnh chưa được biết".

Theo tổ chức Phát triển các sản phẩm xuất khẩu (MPEDA) thì chưa có báo cáo nào để đánh giá các tác động của căn bệnh này.

Anwar Hashim, Giám đốc quản lý của Xuất khẩu Abad nhận định: “Đây là thời điểm thả nuôi của vụ đầu tiên trong năm, chúng ta sẽ biết về kết quả chỉ có một hoặc hai tháng sau đó. RMS xuất hiện có thể là có thể vì sử dụng rẻ hơn cá bố mẹ được sản xuất tại địa phương thay vì nhập khẩu ".

Ông Daniel Gruenberg, Giám đốc điều hành sản xuất của Acquestra đã viết:  "Hiện tại tôi đã được nghe thông tin từ 3 nguồn độc lập là sản xuất tôm Ấn Độ đang gặp một vấn đề bệnh tôm".

Ông nhận định về RMS trong bài viết: "Những dấu hiệu bệnh kỳ lạ này gợi nhớ về những gì chúng ta đã thấy ở Thái Lan với WSSV / EMS / Microsporidian ." "Một số người đã mạo hiểm để gọi nó là hội chứng tử vong liên tục. Theo báo cáo không chính thức thì tôm nuôi bị bệnh giảm tốc độ tăng trưởng khoảng một nửa và tỷ lệ sống còn 30-60%”

Theo Mastan Vali một nhà khoa học cao cấp của nhà sản xuất Matrix Seafoods - Ấn Độ, RMS đã có mặt tại trang trại của Ấn Độ kể từ đầu năm 2011. "Một số nông dân đã mất tới bốn vụ liên tục với tỷ lệ tử vong đạt 70 phần trăm trong hầu hết các trường hợp."

Các triệu chứng và dấu hiệu bệnh của tôm bị RMS được mô tả tại các trang trại nuôi của Ấn Độ gồm: ở giai đoạn đầu râu tôm bị đứt và vỏ chuyển màu đỏ. Sau đó, gan tụy bắt đầu chuyển màu đỏ vàng; cuối cùng là toàn bộ cơ thể chuyển sang màu đỏ sẩm. Đường ruột chuyển màu vàng hoặc trắng. Sau đó tôm sẽ bị chết. Tôm chết trong ao nuôi liên tục. Tôm chết lắng ở đáy ao, không có tấp mé hay nổi lên mặt nước. Tôm chết chỉ xuất hiện trong giai đoạn Gian lột xác (intermolt) của tôm. Đặc biệt tỷ lệ tôm chết cao ở các ao nuôi có độ mặn thấp.

Theo Vali, qua các nghiên cứu chẩn đoán cho thấy bệnh không tương quan với các thông số chất lượng nước đã được biết đến. Đồng thời trên tôm bệnh không có hiện diện của các tác nhân gây bệnh đã biết khác như infectious myonecrosis virus (IMNV) ,hội chứng Taura (TSV), hoặc bệnh đầu vàng do virus (YHV).

Không có phương pháp điều trị, người nuôi áp dụng phương pháp loại bỏ tôm chết, hay nuôi quảng canh hay nuôi ghép, giảm mật độ thả giống, thu tỉa và quản lý thức ăn nghiêm ngặt.

Điều duy nhất mà có vẻ rõ ràng vào thời điểm này là không có tác nhân gây bệnh được xác nhận và không phương pháp chẩn đoán cho RMS đang gây thiệt hại  cho công nghiệp sản xuất tôm Ấn Độ. Và nếu đây là hội chứng 'bí ẩn' giống như EMS, ngành công nghiệp nuôi tôm Ấn Độ sẽ cần một thời gian lâu để làm rỏ mọi việc. 

Bệnh mới trên tôm đã làm người nuôi tại Ấn Độ quay trở lại với tôm sú

Sản xuất tôm thẻ chân trắng của Ấn Độ có thể sẽ giảm trong năm 2015, như nông dân phải đối mặt với vấn đề về dịch bệnh và họ xem xét chuyển đổi sang sản xuất tôm sú, người đứng đầu một hiệp hội nông nghiệp nói.

Ông Durai Balasubramanian - thư ký của Hội Nông dân Pattukottai (với 4.000 thành viên) cho biết : "Hội chứng tử liên tục", gọi tắt là RMS (Running mortality syndrome), là một vấn đề trở ngại lớn mà người nuôi tôm của khu vực Tamil Nadu và Andhra Pradesh của Ấn Độ đang phải đối mặt. hai vùng nuôi này là hai vùng nuôi tôm lớn của Ấn Độ, chiếm đến 20% và 60% sản lượng tôm của cả quốc gia.

Các nguồn tin từ bên ngoài Ấn Độ có vẻ mâu thuẫn nhau về mức độ nghiêm trọng của bệnh, một số xác nhận tình hình có vẻ xấu, trong khi những người khác lại cho rằng tác động không đáng kể.

Theo một báo cáo của Mastan Vali, nhà khoa học cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Matrix-ANU (MAAARC) của Ấn Độ thì RMS gây chết đáng kể cho các ao nuôi - tỷ lệ tử vong lên đến 70% trong hầu hết các trường hợp.

"Một số nông dân đã bị thiệt hại liên tục tới bốn vụ nuôi với tỷ lệ chết rất cao, lên đến 70% quần đàn, trong hầu hết các trường hợp. Điều này đã dẫn đến kết quả là nhiều nông dân đã đóng cửa trang trại. Vì vậy bệnh này được gọi là "Hội chứng tử vong liên tục’’ (Running Mortality Syndrome – RMS).

Kết quả là, người nông dân đang xem xét việc đảo chiều từ xu hướng mà đã thấy trong sản xuất tôm ở Ấn Độ năm 2014 - chuyển đổi từ sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Ông Balasubramanian nói:  “Kể từ tháng 10 năm 2014, nông dân nuôi tôm vùng Tamil Nadu đã phòng bệnh tốt với Hội chứng đốm trắng, tuy nhiên việc thả tôm để nuôi đã bị trì hoãn. Chi phí sản xuất cho tôm thẻ chân trắng trong vụ đã gia tăng, trong khi giá bán đã giảm vào cuối năm, vì vậy cần thúc đẩy việc xem xét lại giá bán sản phẩm, vì lợi ích của người nông dân. Trong tình hình hiện nay, tôm sú được đánh giá cao, nó sẽ giúp nông dân bán được giá cao. Cộng với số tiền đầu tư cho nuôi tôm sú là thấp hơn so với tôm thẻ chân trắng "

"Không có cách điều trị cho Hội chứng tử vong liên tục vào lúc này, nhưng nhiều chuyên gia tư vấn đã đề nghị hoạt động quản lý trang trại nuôi phải tốt hơn,". "Tôm sú (P. monodon ) chỉ có thể được sản xuất theo mật độ thấp, do đó sản lượng chắc chắn sẽ đi xuống. "

"Tôm thẻ chân trắng đã không có được thành công trong khu vực này  (Tamil Nadu) năm nay, vì vậy một số nông dân đang xem xét chuyển sang nuôi tôm sú. "

Một thương nhân mua tôm ở Mỹ đã cho rằng những thông tin đưa ra từ Ấn Độ là hoàn toàn chính xác. Ông đồng ý báo cáo về dịch bệnh trên Tamil Nadu và Andhra Pradesh, và nhất trí bệnh này đã làm giảm tỷ lệ sống và tăng trưởng chậm lại, nhưng ông tin rằng những người nông dân sẽ không tìm thấy lợi nhuận tốt hơn từ việc thay đổi loài nuôi.

Rabobank dự báo tình hình nuôi tôm năm 2015 dựa trên lợi nhuận thu được: "Giá cả sẽ bi biến động; nếu giá tăng lên thì người nông dân có thể trở về với tôm thẻ chân trắng, hoặc nếu giá giữ ở mức này thì có thể Ấn Độ sẽ sản xuất ít hơn so với năm 2014 ". "Trong tương lai - tháng ba hay tháng tư - nếu đợt thả mới bị dịch bệnh virút bộc phát, thì tình hình sẽ tồi tệ hơn, đưa tổng sản lượng trong năm nay giảm xuống ít nhất 30% so với năm 2014."


Người dịch: Tiến sĩ. Ngô Xuân Tuyến - RIA II
                      KS. Nguyễn Văn Thành - CÔNG TY VINHTHINH BIOSTADT


Nguồn: Neil Ramsden  29/1/2015

http://www.undercurrentnews.com/2015/01/29/new-disease-has-indian-shrimp-farmers-mulling-return-to-black-tiger/
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi