FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcTIN TỨC THỦY SẢN“Sự tăng, giảm và hồi sinh” của ngành tôm sú

“Sự tăng, giảm và hồi sinh” của ngành tôm sú




Theo Robins McIntosh, những tiến bộ trong kỹ thuật di truyền học đã dẫn đến sự hồi phục ấn tượng của ngành tôm sú (Penaeus monodon) ở rất nhiều vùng khác nhau.

Phát biểu tại Diễn đàn Tôm toàn cầu, McIntosh - Phó Chủ tịch cao cấp của CP Foods và là một trong những chuyên gia nuôi tôm hàng đầu thế giới – đã có một bài trình bày sáng tạo về số phận của ngành tôm sú và lý do tại sao ngành này lại được phục hồi sau hai thập kỷ suy giảm.

Sự thay đổi của các đối tượng bảo vệ

McIntosh đã giải thích rằng nghề nuôi tôm chính thức đã thực sự bắt đầu ở Châu Á vào khoảng những năm 1985, với loài tôm sú – nguồn gốc tôm bố mẹ và tôm giống (PLs) được khai thác từ tự nhiên được coi như nguồn cung cấp chính. Tuy nhiên, bởi vì nguồn gen kém, dẫn đến sự giảm về kích thước và tốc độ tăng trưởng, loài tôm sú đã được thay thế dần bằng loài tôm thẻ chân trắng nhập khẩu (Litopenaeus vannamei) vào khoảng thời gian đầu thiên niên kỷ.

 
 
“Vào năm 2002, loài tôm sú đã gây tổn hại kinh tế cho tất cả người nuôi, vì thế bắt buộc phải có sự thay đổi. Sự thay đổi là chúng tôi đã đưa loài tôm thẻ chân trắng vào vì chúng đã thực sự được thuần hóa… nếu chúng tôi đã thuần hóa loài tôm sú thì tôm thẻ chân trắng có thể sẽ không bao giờ xuất hiện, nhưng chúng tôi đã không làm như vậy, vì thế loài tôm thẻ chân trắng đã lấp đầy khoảng trống.” McIntosh giải thích.

Trong khi đó, một số công ty, bao gồm CP (năm 2003) và Moana (năm 2001), bắt đầu nghiên cứu việc thuần hóa loài tôm sú.

“Việc thuần hóa loài tôm sú thật sự khó hơn rất nhiều so với dự đoán của bất kỳ ai. Đối với loài tôm thẻ chân trắng – mọi thứ đã có sẵn bạn chỉ cần nhập về, sau đó chỉ cần tiếp tục nuôi dưỡng và tuyển chọn. Đối với loài tôm sú phải mất đến tám thế hệ mới có thể tiến hành lựa chọn được,” ông lưu ý. “Nhưng trong khoảng thời gian đó, chúng tôi đã liên tục tiến hành công việc với loài tôm sú và xem xét khả năng chúng tôi có thể thực hiện được những vấn đề gì,” ông bổ sung thêm.

Để thiết lập một chương trình tôm sạch mầm bệnh (SPF – Specific Pathogen Free programme), Công ty CP đã phải đảm bảo tôm bố mẹ sạch bệnh đã được cải tiến nguồn gen di truyền nhiều nhất có thể từ các cá thể trong phạm vi của loài. Sau khi được thuần hóa, sau khoảng tám hoặc chín năm, chúng đã được bắt đầu thực hiện chương trình tuyển chọn tôm bố mẹ tại trung tâm sản xuất giống ở Thái Lan. Cho đến thời điểm hiện tại ở thế hệ thứ 14, McIntosh đã có thể lập biểu đồ để chỉ ra bằng cách nào các tỷ lệ sống được gia tăng từ khoảng 30% lên đến 85%. Và, chỉ khi năng suất được cải thiện, chúng mới được đón nhận bởi người nuôi tôm.

 
 
Chương trình sinh sản tôm sú của CP đã cho thấy tỷ lệ sống tăng từ khoảng 30% lên đến 85%
 
“Với loài tôm thẻ chân trắng đã được thuần hóa này, chúng tôi đã làm đảo ngược xu hướng suy giảm,” ông lưu ý và giải thích rằng sản lượng toàn cầu của loài đã giảm từ 700.000 tấn vào năm 2004, xuống còn 300,000 tấn vào năm 2018, trước khi có sự bật tăng trở lại lên đến 500-600.000 tấn như ngày nay.

Các quốc gia chính đã tận dụng các dòng tôm sú thuần hóa bao gồm Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Bangladesh và Madagascar, và McIntosch đã ghi nhận lại tốc độ tăng trưởng nhanh chóng đến 42% của loài trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2021.

Ưu điểm và nhược điểm của loài tôm sú

Theo McIntosh, những ưu điểm nổi trội của loài tôm sú chính là khả năng chống chịu đối với tất cả các loại bệnh EMS/AHPND và EHP.

“Tại Việt Nam, hoặc Ấn Độ, hoặc Thái Lan trong khi tôm [chân trắng] đang bị chết và không có sự phát triển tốt, bạn đưa tôm sú vào và chúng dường như có sự sinh trưởng tốt hơn, vì thế đó chính là động lực rất lớn để đưa tôm sú vào trong quy trình nuôi. Chúng chỉ cần vốn đầu tư ít – vì vậy tôi coi loài tôm sú như những người bạn của những hộ nuôi tôm nghèo – bạn không cần phải lót bạt, máy sục khí có công suất lớn, bạn cũng không cần phải thực hiện các nâng cấp như đối với loài tôm chân trắng, vì vậy có nhiều hơn các hộ nuôi tôm sẽ thực hiện được. Và nó cũng có giá trị rất tốt trên thị trường" Ông nói.

 

Tôm sú không yêu cầu vốn đầu tư ban đầu nhiều như tôm thẻ chân trắng và cũng có thể được nuôi trong các hệ thống quảng canh. (nguồn: Ernesto Jack Morales)
 
Những nhược điểm của loài tôm sú bao gồm năng suất tương đối thấp và tỷ lệ tăng trưởng chậm hơn, mặc dù McIntosh tin rằng các nhược điểm trên hoàn toàn đúng nhưng loài tôm sú có thể vượt qua loài tôm thẻ chân trắng trong vòng 10 năm nữa khi chương trình chọn lọc nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh bắt kịp được với loài tôm thẻ chân trắng.

“Nếu chúng ta tiến bước thêm 10 năm nữa, chúng ta sẽ thấy sản lượng tôm sú sẽ được thu hoạch và vượt qua loài tôm thẻ chân trắng,” ông dự đoán.

Các trường hợp nghiên cứu

McIntosh đã trích dẫn một số trang trại nuôi của Công ty CP tại Thái Lan tại đó tôm sú nuôi đã có hiệu quả thực sự tốt – với các vụ nuôi riêng lẻ có thể đạt tới 45g trong 115 ngày nuôi.

“Mật độ thả nuôi thấp hơn tôm thẻ chân trắng, nhưng tỷ lệ sống tốt, FCRs có thể rất tốt. Về sản lượng? mặc dù không phải là tôm thẻ chân trắng nhưng sẽ không có gì sai khi năng suất có thể đạt tới 12 tấn mỗi ha,” ông nói.

“Năng suất càng ngày càng tốt hơn trong khoảng thời gian gần đây thậm chí còn vượt qua những thời điểm tốt nhất cho giai đoạn nuôi tôm sú đỉnh cao vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990,” ông bổ sung thêm.

Trong khi đó, McIntosh đã chỉ ra rất nhiều ao nuôi tôm ở Trung Quốc, đã thất bại trong các vụ nuôi tôm thẻ chân trắng, đã và đang chuyển sang thả nuôi thành công loài tôm sú – đã thu hoạch được năng suất tương đương với quy trình nuôi tôm sú ở Thái Lan và có giá trị cao hơn trên thị trường so với loài tôm thẻ chân trắng.

 
 
Một số ao nuôi đã từng thất bại với việc thả nuôi loài tôm thẻ chân trắng đang thành công với việc thả nuôi loài tôm sú.

Ông cũng dẫn chứng về việc một trong những khách hàng của Công ty CP tại Trung Quốc đã đến văn phòng của ông với một hộp trà xanh ngon nhất của đất nước và nói với ông ấy rằng “đây thực sự là điều tốt nhất đã xảy ra với nghề nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc trong suốt 10 năm qua,”.

Các chiến lược mới giúp tăng tưởng ngành nuôi tôm sú

McIntosh sau đó đã phác thảo một số kỹ thuật nuôi mới. Chúng bao gồm một hệ thống nuôi ghép trong đó tôm thẻ chân trắng đã được thêm vào trong các ao nuôi tôm sú sau 6-7 tuần được thả nuôi.

“Bạn phải bắt đầu thả nuôi tôm sú trước hoặc nếu không tôm thẻ chân trắng sẽ giết chết chúng,” ông giải thích.

Một kỹ thuật khác là nuôi luân phiên tôm sú với tôm thẻ chân trắng để giảm tải sự ảnh hưởng từ các mầm bệnh.

“Những gì chúng tôi nhận thấy ở Thái Lan là chúng tôi có ba vụ nuôi - trước khi bắt đầu vụ nuôi thứ nhất, cần có sự làm sạch và phơi khô, điều này để tạo nên sự thành công cho loài tôm thẻ chân trắng, nhưng tại vụ thứ hai quy trình nuôi tôm chân trắng thất bại, tại lần thứ ba tôm thẻ chân trắng cũng thất bại trước khi nó lại được làm sạch lại một lần nữa. Nhưng nếu chúng tôi chọn nuôi tôm sú thay vì tôm thẻ chân trăng ở vụ nuôi thứ hai, chúng tôi có thể đạt được vụ nuôi thứ hai thành công, điều đó giúp giảm thiểu sự phát sinh của các loại mầm bệnh và mùa vụ nuôi thứ ba có thể sẽ dẫn đến sự thành công trở lại với tôm thẻ chân trắng,” ông giải thích.

 

Tôm sú tại châu Mỹ

McIntosh cũng đưa ra triển vọng hấp dẫn của việc nuôi tôm sú – một loài bản địa ở châu Á - ở châu Mỹ

“Thả nuôi tôm sú trong các ao nuôi lớn với các mật độ thấp là một điều tuyệt vời. Các quốc gia châu Á đã học theo cách thả nuôi tôm thẻ chân trắng [loài có nguồn gốc từ Nam Mỹ] với mật độ cao và đã có năng suất rất tốt ở vùng đó. Nếu những người châu Mỹ đã chọn loài tôm sú và thả chúng vào nuôi trong các ao 10 ha của họ với mật độ 3 – 4 con/m2, họ sẽ không gặp phải quá nhiều các vấn đề mà họ đã có, nhưng họ đã luôn luôn nghĩ rằng tôm sú là một loài kỳ lạ và họ không muốn thả nuôi chúng,” ông phản ánh.

Giờ đây, quần thể loài tôm sú đã tự tồn tại trong môi trường tự nhiên trên khắp châu Mỹ - từ đông bắc Brazil, nơi có quần thể tôm sú có số lượng đủ lớn để giúp cho quy trình khai thác thủy sản có quy mô thương mại, đến phía bắc Caroline – McIntosh nghi ngờ rằng liệu các quy định về nuôi trồng thủy sản có nên thay đổi trước đây không quá lâu.

“Tôi đã từng thử nghiệm loài tôm sú này, nó hoàn toàn sạch, nó là loài tôm sú sạch bệnh ở châu Mỹ. Nếu các cơ quan quản lý cho phép cá nhân nào đó, đơn lẻ một mình thuần hóa loài tôm sú châu Mỹ này, tôi nghĩ điều đó thực sự tốt cho những hộ nuôi tôm trong các hồ nuôi lớn tại châu Mỹ.Và đó cũng chỉ là vấn đề thời gian,” ông dự đoán. “Loài tôm sú được nuôi rất tốt trong các ao nuôi bán thâm canh, vì vậy đối với tôi, tôm sú là loài phù hợp nhất,” ông nói thêm.

 

Tôm sú bố mẹ (nguồn: SEAFDEC AQD)

Trong khi McIntosh đã dành rất nhiều thời gian – và CP đã chi ra một khoản tiền đáng kể - để nâng cao triển vọng cho ngành công nghiệp nuôi tôm sú, nhưng ông cũng cảm thấy rằng những nỗ lực của họ đã không đạt được các phần thưởng tương xứng.

“Tôi đã dành ra 12 năm nghiên cứu về loài tôm sú mà không kiếm được bất kỳ một đồng xu nào và một năm sau mọi người đã lấy và đang sinh sản chúng… Tôi nghĩ chúng ta cần đi đến mối kết nối thông minh để cho phép các công ty nuôi tôm bố mẹ những người đang đầu tư một số tiền rất lớn để duy trì nguồn tài sản trí tuệ của họ và mang lại lợi ích cho các cá nhân khác. Bởi vì, nếu không có lợi sẽ không tạo ra nhu cầu cần thiết để tiếp tục đầu tư,” ông lập luận.

Kết luận

Mặc dù McIntosh không tin rằng loài tôm sú sẽ vượt qua sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng trên phạm vi toàn cầu, nhưng ông cũng nhận thấy loài này có tương lai tươi sáng ở một số vùng địa lý nơi mà công nghệ di truyền gen đã ngày càng được cải thiện như hiện nay.

“Ngày nay, các loài tôm sú thuần hóa đã được thả nuôi dễ dàng trong các ao nuôi hoặc tại trại giống như đối với loài tôm thẻ chân trắng, điều mà đã không thể xảy ra như các trường hợp vào 2001.

Vì vậy, ngành nuôi tôm sú sẽ có thị trường ngách cho riêng và nó sẽ còn tiếp tục phát triển. Đặc biệt, nếu chúng ta tiếp tục gặp phải các vấn đề trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại các quốc gia châu Á, bởi vì loài tôm sú dường như có một số thuộc tính đặc biệt cho phép nó tồn tại trong khi loài tôm thẻ chân trắng thì không,” ông kết luận.

(Nguồn tin bài gốc có tại:  “The rise, fall and resurrection” of the black tiger prawn | The Fish Site).

Lượt dịch bởi :
Thạc Sĩ . Bùi Kiên Cường - Vinhthinh Biostadt

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi