FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadt20 nam Environ-ACGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcTổng kết Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2015

Tổng kết Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2015

Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2015, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 6,7 tỷ USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường tiêu thụ kém, giá xuất khẩu hạ và biến động giảm giá của các đồng ngoại tệ so với USD đã tác động mạnh đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ảnh hưởng sâu nhất là mặt hàng tôm. Xuất khẩu tôm liên tục giảm 25-30% trong năm 2015. Trừ mặt hàng cá biển (tăng 5%), xuất khẩu tất cả các sản phẩm chính khác đều giảm từ 3-25%. Xuất khẩu sang các thị trường đều giảm (3-27%) so với cùng kỳ năm ngoái, trừ ASEAN tăng 8%.

Về nhập khẩu, 10 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu thủy sản vào Việt Nam đạt 908 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tổng nhập khẩu thủy sản cả năm 2015 đạt trên 1 tỉ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, nhập khẩu tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, 42% với trên 455 triệu USD, giảm 7%, nhập khẩu cá ngừ 216 triệu USD, tăng 14%, chiếm 20%, các loại cá biển khác đạt 346 triệu USD, tăng 16% và chiếm 32%.

Mặc dù sụt giảm mạnh nhưng tôm tiếp tục giữ ngôi vị số 1 với tỷ trọng giá trị xuất khẩu 44% (giảm so với năm 2014 là 50,2%), trong khi cá tra, cá ngừ, hải sản khác chiếm tỷ trọng cao hơn với năm ngoái: cá tra từ 22% lên 24%, cá ngừ từ 6,1% lên 7%. Năm 2015, tôm chính thức là mặt hàng giảm mạnh nhất với 25%, ước đạt gần 3 tỷ USD và chiếm 44%. Trong đó, xuất khẩu tôm chân trắng vẫn chiếm 58% với 1,7 tỷ USD, giảm 25% so với năm ngoái. Xuất khẩu tôm sú chiếm chiếm 33% với 977 triệu USD, giảm 29%. Xuất khẩu sang các thị trường chính đều giảm đáng kể: Mỹ (giảm 39%), EU (giảm 19%), Nhật Bản (21%), Trung Quốc (giảm 19%), Hàn Quốc (giảm 24%).

Xuất khẩu cá tra có xu hướng giảm liên tục theo các tháng trong năm 2015, ước đạt 1,6 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2014, chiếm 24% tổng giá trị xuất khẩu. Hầu hết các thị trường chính đều giảm, trong đó EU giảm 15%, Mỹ giảm 4,5%, Mexico giảm 10%... Riêng xuất khẩu sang Trung Quốc duy trì tăng trưởng ổn định 50%.

Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục xu hướng giảm từ năm 2013 đến nay, năm 2015 đạt 470 triệu USD, giảm 3% so với năm ngoái. Thị trường EU và Nhật Bản đều giảm sâu (lần lượt giảm 20% và 10%). Đồng EURO và đồng Yên mất giá làm các nhu cầu nhập khẩu vào 2 thị trường này yếu hơn sau khi sụt giảm mạnh trong 2 năm qua. Xuất khẩu sang Mỹ tăng 9% có thể do đồng USD tăng giá khiến các doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường này.

Xuất khẩu mực bạch tuộc năm 2015 ước đạt 427 triệu USD, giảm gần 11% so với năm ngoái, chiếm 6% giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu tại các thị trường chính đều giảm đáng kể: Hàn Quốc giảm 5%, EU giảm 26%, ASEAN giảm 12%, Nhật Bản giảm 7%. Các đồng nội tệ tại các thị trường tiêu thụ chính giảm khiến nhập khẩu của các nước này giảm, trừ Mỹ.

Theo ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hùng Vương, xuất khẩu thủy sản năm 2015 gặp một số khó khăn: giá điện tăng, bảo hiểm xã hội tăng, lãi suất cho vay tăng; trong khi các cam kết TPP, FTA khiến cho cánh cửa xuất khẩu rộng mở nhưng đồng thời hàng rào kỹ thuật tăng thêm. Điều này đòi hỏi ngành thủy sản phải đi từ gốc đến ngọn bao gồm các lĩnh vực đầu tư, con giống, chế biến. Ông Minh cũng đưa ra kiến nghị: ngành Nông nghiệp phải có chính sách đặc thù. Theo ông Minh, năm 2015, xuất khẩu thủy sản đạt 6,7 tỷ USD là một thành công lớn, bởi trong bối cảnh giá giảm toàn cầu, sản lượng vẫn giữ. Đây là thành công của người nông dân, doanh nghiệp và toàn ngành thủy sản. Ngoài ra, thay mặt các doanh nghiệp thủy sản, ông Minh đề nghị Bộ trưởng Bộ NN và PTNT sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 36về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá trađồng thời tập trung phát triển thị trường nội địa. Hiện tiêu thụ thị trường nội địa chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp trong khi các sản phẩm thủy sản được quản lý, kiểm soát gay gắt, chặt chẽ nhất. Do đó, cần phải có chính sách quảng bá sản phẩm ngay trên sân nhà, góp phần giải quyết được một phần khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Phải áp dụng công nghệ mới giúp tiết giảm chi phí, hỗ trợ giảm lãi suất ngân hàng.

Năm 2016, ngoài việc giảm bớt sự quan tâm tới thị trường Mỹ, cần chú trọng tới thị trường châu Á với tổng dân số trên 3 tỷ người cùng mức thu nhập tương đồng với Việt Nam, đây là những thuận lợi căn bản để phát triển thị trường này.

Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, giá tôm chưa bao giờ giảm mạnh như năm nay, trong đó có sự tác động mạnh của sự phá giá ngoại tệ của một số nước xuất khẩu thủy sản.Trước những khó khăn đó cần xây dựng tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh cho mặt hàng tôm, tạo những sản phẩm đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Theo ông Quang dự báo, năm 2016, tình hình tôm toàn cầu tăng 4-5%, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm này tăng 3-4%. Đến tháng 5 năm 2016, giá tôm tăng 15-20%, đến tháng 11/2016 tăng 5-10%.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng NN và PTNT Cao Đức Phát nhận định: kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm mạnh chỉ do giảm giá thì không phải là kết quả đáng lo ngại vì đó là do yếu tố cung-cầu thị trường thế giới quyết định, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng không thể nằm ngoài quy luật này.“Nếu trong năm 2015, xuất khẩu thủy sản thụt lùi về lượng thì đó mới là vấn đề. Bởi nó thể hiện sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta ở một số thị trường đã có sự thụt lùi. Rất may, trên thực tế thủy sản Việt Nam đã giữ được sản lượng xuất khẩu tương đương với năm ngoái," Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.

Bộ trưởng Bộ NN và PTNT ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của VASEP, các DN XK thủy sản và khẳng định, Bộ sẽ tiếp tục đồng hành và sát cánh cùng các DN XK thủy sản trên con đường khó khăn trước thềm hội nhập FTA, TPP. Bộ đã trình Chính phủ dự thảo cuối cùng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 36/2014/NĐ-CP và đang chờ ban hành. Về chương trình giám sát cá da trơn mà Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa mới công bố, Bộ NN và PTNT sẽ cố gắng hết sức để không bị gián đoạn xuất khẩu cá tra tại thị trường xuất khẩu lớn nhất này.

Nguồn: 
www.fistenet.gov.vn
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi