FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcMÔ HÌNH ƯƠNG VÈO MẬT ĐỘ CAO VÀ NUÔI 03 GIAI ĐOẠNƯơng tôm raceway - Những câu hỏi thường gặp (phần 1)

Ương tôm raceway - Những câu hỏi thường gặp (phần 1)

Ương tôm theo mô hình raceway của công ty Vinhthinhbiostadt đã chứng minh được khả năng khống chế hoàn toàn 100% bệnh chết sớm trong suốt thời gian nuôi. Tuy nhiên, khi làm việc với các khách hàng có nhu cầu ương, chúng tôi thường gặp những câu hỏi băn khoăn về mô hình ương này. Loạt bài "Ương tôm raceway - những câu hỏi thường gặp" sẽ giúp người nuôi hiểu rõ hơn giải pháp kỹ thuật này bằng những giải thích tận tình và dễ hiểu của các chuyên viên kỹ thuật bộ phận raceway Vinhthinhbiostadt.

Trong bài đầu tiên này, kỹ sư Châu Ngọc Sơn sẽ giải đáp các thắc mắc cơ bản nhất của người nuôi về hệ thống ương raceway, các lợi ích, chi phí đầu tư và cách tính toán để thiết kế một hệ thống ương đáp ứng yêu cầu giải pháp kỹ thuật cũng như mục tiêu của quy trình.

Câu 1 - Ương tôm siêu thâm canh Raceway là gì?
 
Kỹ sư Châu Ngọc Sơn: Trước tiên tôi xin giải thích ý nghĩa của từ “ương raceway”. Ương tôm theo mô hình raceway của Vinhthinhbiostadt không có nghĩa là ương trong điều kiện nước chảy qua nhiều tầng mà đó là tên của quy trình ương tôm đặc biệt và duy nhất được công ty Zeigler (Hoa Kỳ) phát triển và chuyển giao cho công ty chúng tôi từ 2015 với mục đích chính là đóng góp giải pháp kỹ thuật nhằm khống chế hoàn toàn bệnh chết sớm (gan tụy cấp tính – EMS) trong ít nhất 30 ngày đầu thả nuôi.
 
Ương theo quy trình raceway của Vinhthinhbiostadt là một hệ thống ương dành cho đối tượng tôm thẻ chân trắng với mật độ siêu cao được đặt trong điều kiện an toàn sinh học nghiêm ngặt với các thiết kế lắp đặt hệ thống sục khí, tạo dòng, lọc nước một cách khoa học với chi phí phù hợp mà bất kỳ người nuôi nào cũng có thể thực hiện được.
 
Cũng cần nói thêm rằng, quy trình ương raceway được Zeigler phát triển lần đầu tiên ứng dụng cho các trang trại nuôi tôm tại Nam Mỹ. Tại Việt Nam, cùng đội ngũ kỹ thuật của công ty chúng tôi, Zeigler và Vinhthinhbiostadt đã được thực nghiệm nghiêm túc quy trình nhiều lần tại trang trại Cần Giờ và hoàn thiện nó trước khi chuyển giao cho nhiều người nuôi tại Việt Nam.
 
Câu 2 - Ương raceway có những ưu điểm gì để có thể thuyết phục tôi thực hiện nó ngoài việc khống chế bệnh chết sớm trong suốt thời gian ương?

Kỹ sư Châu Ngọc Sơn: Ngoài ưu điểm lớn nhất là khống chế hoàn toàn bệnh chết sớm trong suốt quá trình ương, quy trình raceway còn có những ưu điểm nổi bật sau đây:

- Mật độ ương siêu cao – có thể đạt 10.000 – 12.000 con tôm/m3 trong thời gian ương 20 – 35 ngày tùy thuộc vào quy trình ương một hay hai giai đoạn.

- Chính nhờ vào mật độ ương siêu cao cho nên diện tích thiết kế hệ thống ương nhỏ, chỉ từ 100 m2 đến tối đa 420 m2 tùy vào việc ứng dụng hệ thống ương nào.

- Quay vòng vụ nuôi nhanh và hợp lý nhờ vào khả năng vệ sinh hệ thống sau mỗi đợt ương khá đơn giản và có thể vận hành liên tục được.

- Tổng lượng nước sử dụng ít và lượng chất thải hầu như không đáng kể nếu như ứng dụng kỹ thuật biofloc vào ít nhất 20 ngày ương đầu tiên.

- Tận dụng được tối đa “khả năng tăng trưởng bù” tự nhiên của tôm thẻ chân trắng.

- Có nhiều quy mô khác nhau với các mức chi phí phù hợp để mọi người nuôi đều có thể ứng dụng được.
 
Câu 3 – Để đầu tư một hệ thống ương thì tôi cần trang bị và chú ý những gì, chi phí đầu tư khoảng bao nhiêu?

Kỹ sư Châu Ngọc Sơn: Một hệ thống ương hoàn chỉnh theo quy trình Raceway cần có phải có những hợp phần bắt buộc sau đây: bể ương, nhà ương, bể xử lý và chứa nước, hệ thống cấp khí kết hợp tạo dòng và tất nhiên là cần các dụng cụ lọc nước, siphon.

Đối với bể ương, người nuôi có thể sử dụng ao đất lót bạt 100%, bể xi măng, bể composite hoặc bể ương chuyên dùng lắp đặt nổi. Nhà ương (nhà kín) là yêu cầu bắt buộc trong ương thâm canh mật độ cao nhằm đảm bảo an toàn sinh học, đảm bảo khống chế hoàn toàn các mầm bệnh nguy hiểm. Hệ thống khí và tạo dòng cần được lắp đặt đúng cách để đảm bảo oxy trong ương đạt ít nhất từ 5,5 ppm trở lên.

Tùy thuộc vào loại vật liệu cũng như khả năng sẳn có của trang thiết bị trong trang trại, hệ thống ương đơn giản một giai đoạn có chi phí vào khoảng 40 – 60 triệu đồng, trong khi hệ thống ương hai giai đoạn có chi phí vào khoảng 100 triệu – 200 triệu đồng. Vật liệu càng tốt thì thời gian sử dụng và khấu hao của hệ thống càng dài.

Một yếu tố cần chú ý nữa là hệ thống ương raceway cần phải được thiết lập gần với ao nuôi để đảm bảo việc vận chuyển tôm ra ao được nhanh chóng và thuận tiện sau ương, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, đảm bảo tỷ lệ sống cao.

Câu 4 – Tính toán như thế nào để thiết kế một hệ thống ương phù hợp?

Kỹ sư Châu Ngọc Sơn: Để thiết lập một hệ thống ương phù hợp với trang trại của mình, người nuôi cần biết rõ các thông số cơ bản ban đầu sau đây:

- Dự kiến mật độ thả ngoài ao nuôi là bao nhiêu con tôm/m2.

- Từ đó tính ra số lượng tôm cần có sau khi ương là bao nhiêu.

- Biết rõ mật độ ương tiêu chuẩn của raceway, cụ thể mật độ ương raceway tối thiểu là 3.000 con/m3 đến 6.000 con/m3 đối với ương 1 giai đoạn có thể ương được 20 – 25 ngày.Và mật độ từ 7.000 con/m3 – 12.000 con/m2 trong hệ thống ươn hai giai đoạn có thể ương được từ 25 – 35 ngày.

- Nguyên tắc cơ bản là mỗi đợt ương có thể thả ra 01 ao nuôi, một cặp ao nuôi, 3 ao nuôi hoặc 4 ao nuôi tùy theo diện tích và mật độ nuôi mong muốn như trên đã nói.

- Và cuối cùng là một hệ thống ương có thể đáp ứng quay vòng hết công suất cho ít nhất 4 ao nuôi (nếu mỗi đợt ương thả ra 1 ao), 8 ao nuôi (nếu một đợt ương thả ra 2 ao nuôi)…

Như vậy, giả sử người nuôi có 4 ao nuôi, mỗi ao 3.000 m2, dự kiến thả mật độ 100 con/m2 thì số lượng tôm cần có sau ương cho 1 ao là 300.000 con tôm. Với tỷ lệ sống sau ương là 90% thì số tôm khi thả ương là 340.000 con, như vậy nếu muốn ương một giai đoạn trong ít nhất 20 – 25 ngày thì mật độ ương nên vào khoảng  6.800 con/m3 với bể ương 50 m3.

Câu 5 – Tôi có 2 ao đất, mỗi ao diện tích 2.000 m2 (khoảng 3.000 m3 nước/ao), mật độ nuôi dự kiến của tôi là 80 con/m3, tôi muốn ương raceway được không và nên ương 01 hay 02 giai đoạn?

Kỹ sư Châu Ngọc Sơn: Như đã nói, để tận dụng tối đa công suất và tối đa hóa lợi nhuận thì một hệ thống ương 2 giai đoạn nên kết hợp với cụm 4 ao nuôi. Vì bạn chỉ có 02 ao nuôi, cho nên chỉ nên đầu tư cho hệ thống ương 01 giai đoạn sẽ phù hợp hơn và lợi ích kinh tế hơn.
 
Với mật độ nuôi 80 con/m3, số tôm bạn cần có sau ương là 240.000 con/ao như vậy bạn có thể lựa chọn:
 
-  Bể ương 100 m3 với mật độ ương 5.500 con/m3/lần ương để thả ra 2 ao (khoảng 480.000 con), thời gian ương 25 ngày.

-  Bể ương 50 m3 với mật độ ương 5.500 con/m3/lần ương để thả ra 1 ao (khoảng 240.000 con), thời gian ương 25 ngày.
 
Chúng tôi cũng khuyến cáo người nuôi nên làm bể ương nhỏ hơn 100 m3 để tiện chăm sóc.
 
Câu 6 – Công ty Vinhthinhbiostadt có thể hỗ trợ tôi thực hiện xây dựng hệ thống ương cũng như tư vấn tôi trong suốt quá trình ương hay không?
 
Kỹ sư Châu Ngọc Sơn: Đội ngũ kỹ thuật của công ty chúng tôi hoàn toàn có thể tham gia tư vấn thiết kế và xây dựng hệ thống ương ngay tại trang trại của bạn dựa trên những điều kiện, quan sát thực địa hiện trạng trang trại….ngay khi bạn muốn thực hiện giải pháp kỹ thuật này.
 
Bên cạnh đó chúng tôi cũng tận tình hỗ trợ bạn chế tạo và lắp đặt hệ thống khí một cách khoa học, hướng dẫn bạn vận hành nhà ương cũng như chuyển giao toàn bộ các khía cạnh kỹ thuật ương ngay khi bắt đầu thả tôm cho đến khi kết thúc chu trình ương.
 
Khi người nuôi có nhu cầu muốn tìm hiểu hoặc chuyển giao quy trình ương Raceway của công ty có thể liên hệ qua các kênh sau đây:
 
- Nhân viên phục vụ tại thị trường của các công ty như Bình Minh, Tiên Phong hoặc Vinhthinhbiostadt, các nhân viên thị trường hoàn toàn có thể tư vấn cho bạn các bước cơ bản, khái niệm về ương raceway cũng như giúp bạn những tính toán cần thiết cho một hệ thống ương.

Người nuôi cũng có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận Raceway qua địa chỉ sau: KS Châu Ngọc Sơn, điện thoại: 0912.889.543, email: ngocson@vinhthinhbiostadt.comKS Nguyễn Văn Tường, điện thoại: 0913.719.246, email: n.tuong@vinhthinhbiostadt.comKS Nguyễn Bình Nguyên, điện thoại: 0902.592.712, email: binhnguyen@vinhthinhbiostadt.com.


Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi