FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcMÔ HÌNH ƯƠNG VÈO MẬT ĐỘ CAO VÀ NUÔI 03 GIAI ĐOẠNƯơng tôm siêu thâm canh - những câu hỏi thường gặp (phần 2)

Ương tôm siêu thâm canh - những câu hỏi thường gặp (phần 2)

Câu 1: Ương siêu thâm canh là gì? Những lợi ích khi ương siêu thâm canh?

Kỹ sư Nguyễn Bình Nguyên: Theo chúng tôi ương siêu thâm canh là mô hình ương tôm mật độ cao từ 2,000 – 10,000 con/m3 và được đặt trong nhà kín trong một khoảng thời gian nhằm mục đích “kiểm soát được hoàn toàn dịch bênh chết sớm trong tháng nuôi đầu”, gia tăng an toàn sinh học, rút ngắn thời gian toàn vụ nuôi và tối đa hóa lợi nhuận trên cùng diện tích đất.
Những lợi ích từ mô hình ương siêu thâm canh:
  • Kiểm soát quá trình sử dụng thức ăn và thuốc hiệu quả do diện tích nhỏ dễ quản lý.
  • Kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe tôm ương và các yếu tố môi trường.
  • Tận dụng tối đa đặc tính sinh học tự nhiên của tôm thẻ chân trắng là tăng trưởng bù.
  • Tích lũy dinh dưỡng và sức đề kháng với thức ăn chuyên dùng Raceway ( PL Raceway Plus) để tôm phát triển tốt sau khi sang ra ao thương phẩm.
Câu 2: Tại sao phải dùng thức ăn chuyên dùng PL Raceway Plus trong ương siêu thâm canh?

Kỹ sư Nguyễn Bình Nguyên Trước tiên, thức ăn PL Raceway Plus Thức ăn đầu tiên chuyên dùng cho ương  siêu thâm canh trên thế giới, bên cạnh đó, nó còn có nhiều lợi ích khác như:
  • Là thức ăn đặc biệt cho ương nuôi siêu thâm canh
  • Đạm hấp thu hoàn toàn với hàm lượng Protein cao hơn 50%
  • Chứa Vpark – tăng đề kháng
  • Cho ăn ít – hấp thu cao
  • Dinh dưỡng phù hợp cho tháng đầu.
  • Cân bằng Carbon : Nito
  • Hấp dẫn tôm bắt mồi
  • Tôm cho ăn thức ăn Raceway khối gan tụy đầy đặn, đường ruột to, rõ  thích hợp với hệ thống Biofloc.


Câu 3:
Chi phí đầu tư cho mô hình ương siêu thâm canh?


Kỹ sư Nguyễn Bình Nguyên: Nghe đến cụm từ “ương siêu thâm canh” mọi người thường liên tưởng rằng “ương siêu thâm canh” thì chi phí rất cao, đầu tư ban đầu cũng rất tốn kém. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho mô hình ương được chuyển giao bởi Vinhthinh Biostadt không thật sự tốn nhiều chi phí. Cụ thể như sau:

Chi phí đầu tư bao gồm chi phí xây dựng cơ bản và chi phí vận hành:
  • Chi chí xây dựng cơ bản cho nhà ương 300m2 ương 2 giai đoạn 300,000 con tôm tối thiểu 30 ngày là 190,000,000 đồng (nhà ương, bể ương, hệ thống khí - nước và bể xử lý).
  • Khấu hao 4 năm với 8 lần ương mỗi năm.
  • Chi phí mỗi con tôm sau thời gian ương 30 ngày là 250 đồng (khấu hao đầu tư cơ bản, chi phí thuốc, thức ăn, con giống, …).
Diện tích xây dựng hệ thống ương:
  • Tốn ít diện tích (270 m3bao gồm cả bể ương phase 1, phase 2 và bể xử lý nước cho ương 300,000 PL trong 30 ngày).
  • Chi phí đầu tư thấp
  • Không mất ao nuôi
Câu 4: Yêu cầu về cơ sở hạ tầng cho mô hình ương siêu thâm canh?

Kỹ sư Nguyễn Bình Nguyên:

Các yêu cầu cơ bản:
  • Về vị trí nhà ương: Phải đặt gần khu ao nuôi để thuận tiện cho việc sang tôm sau ương ra ao nuôi thương phẩm. Tuy nhiên tùy theo địa hình từng trang trại mà đặt nhà ương kết hợp với chọn phương pháp sang (tham khảo bài viết sang tôm) sao cho phù hợp đảm bảo sức khỏe đàn tôm sau khi sang.
  • Yêu cầu cao nhất của quy trình: Là đảm bảo an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh cho nên toàn hệ thống phải đặt trong nhà. Có nhiều kiểu nhà ương khác nhau nhưng dù làm kiểu nào thì vẫn phải đảm bảo tính cách ly giữa hệ thống với môi trường bên ngoài.
  • Bể ương: Các loại bể ương chính đó là: bể ương chuyên dùng, bể composite, bể xi măng hoặc bể lót bạt HDPE.
Các hợp phần quan trọng khác của hệ thống
  • Ao chứa, lắng và xử lý nước: Quy trình cần đảm bảo tính an toàn sinh học, cách ly với môi trường bên ngoài nên “nước” trước khi cấp vào nhà ương phải qua xử lý kĩ càng. Nước trong ao chứa phải được xử lý lắng, tiệt trùng trước khi được cấp vào bể xử lý (bể xử lý đặt trong nhà hoặc che kín). Sau đó tiệt trùng lại lần 2 và điều chỉnh các yếu tố môi trường quan trọng tại bể xử lý trước khi cấp vào bể ương.
  • Hệ thống cấp khí: Do nhu cầu oxy cho hệ thống là rất cao nên hệ thống sục khí phải hoạt động liên tục 24/7, đảm bảo oxy luôn đạt ít nhất 5.5ppm.
  • Hệ thống siphon – bể lắng – lọc đảo: Một hệ thống ương tiêu chuẩn phải  đầy đủ hệ thống siphon – bể lắng đảm bảo chất lượng nước luôn sạch, giúp kiểm soát tốt các chỉ tiêu môi trường.
Câu 5: Ưu điểm quy trình ương siêu thâm canh bằng Biofloc?

Kỹ sư Nguyễn Bình NguyênGiảm chi phí thức ăn do tận dụng Biofloc làm nguồn thức ăn cho tôm giai đoạn đầu, góp phần  giảm FCR. Đảm bảo an toàn sinh học, khống chế và kiểm soát tốt dịch bệnh. Giúp môi trường ổn định, giảm chi phí thay nước, năng lượng, công lao động và nâng cao sức đề kháng, đạt tỷ lệ sống cao.


 
Câu 6: Công ty Vinhthinh Biostadt đã từng chuyển giao quy trình ương siêu thâm canh ở khu vực nào? Tỷ lệ thành công ra sao?

Kỹ sư Nguyễn Bình Nguyên: Chúng tôi sẽ thực hiện chuyển giao quy trình ương siêu thâm canh cho khách hàng trên toàn quốc và đã chuyển giao cho các khách hàng ở các tỉnh như: Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau,.. Với tỷ lệ thành công rất cao (100% khi thực hiện đúng với các yêu cầu kỹ thuật của quy trình hiện nay).

Câu 7: Nếu muốn thực hiện quy trình ương thì khách hàng cần chuẩn bị những gì? Và phía công ty sẽ hỗ trợ như thế nào?


Kỹ sư Nguyễn Bình NguyênĐể thực hiện quy trình ương siêu thâm canh thì cần chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu về phần cứng như: Nhà ương, bể ương, bể xử lý, hệ thống khí và nước.
  • Phía công ty sẽ hỗ trợ tư vấn lắp đặt phần cứng như trên và chuyển giao toàn bộ quy trình kỹ thuật cho khách hàng.
Câu 8: Làm thế nào để tôm phục hồi nhanh sau khi thả, đạt tỷ lệ sống cao?

Kỹ sư Nguyễn Bình Nguyên: Để tôm ương nhanh phục hồi và đạt tỷ lệ sống cao thì kỹ thuật chuẩn bị nước ban đầu rất quan trọng. Việc gây floc trước khi thả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phục hồi và là nguồn cung cấp thức ăn cho tôm ương.

Tôm con cần thời gian để thích nghi dần với môi trường mới vì vậy cần thuần tôm trước khi thả vào bể ương. Nhằm mục đích cân bằng các yếu tố về môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH,..), bổ sung Vitamin và chất điện giải cần thiết để đàn tôm nhanh chóng ổn định và lấy lại sức khỏe.

Câu 9: Quản lý chất lượng nước trong quá trình ương?


Kỹ sư Nguyễn Bình Nguyên: Như đã nói ở trên, nước trong bể ương được chuẩn bị cẩn thận trước khi thả tôm. Tuy nhiên, do mật độ ương cao và nguy cơ bùng phát khí độc rất lớn cho nên việc quản lý chất lượng nước trong mô hình ương siêu thâm canh Raceway phải được chú ý kiểm soát chặt chẽ hàng ngày theo đúng lịch trình và duy trì ổn định trong suốt giai đoạn ương.

Các thông số môi trường tiêu chuẩn của nhà ương Raceway như sau: pH từ 7.6 – 8.0 (ít nhất 2 lần/ngày), kiềm đạt 140 – 160 ppm (ít nhất 2 lần/ngày), độ mặn tối thiểu 4‰ (2 ngày/lần), Oxy hòa tan tối thiểu 5.5 ppm (ít nhất 2 lần/ngày), NH3 theo bảng cho phép (ít nhất 2 lần/ngày), NO2 tối thiểu 1 ppm (ít nhất 2 lần/ngày), nhiệt độ 29 – 310C (mỗi ngày).

Câu 9: Quản lý cho ăn trong quá trình ương?


Kỹ sư Nguyễn Bình Nguyên: Chế độ cho ăn trong Raceway từ 6 – 8 cữ/ngày. Kiểm tra trọng lượng tôm ít nhất 3 ngày một lần để điều chỉnh lượng cho ăn trong ngày chính xác. Cho ăn theo trọng lượng tôm là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đúng.

Bên cạnh đó, người nuôi cần phải kiểm tra đường ruột tôm sau mỗi cữ ăn, kiểm tra đáy bể ương xem có thức ăn dư hay không, qua đó sẽ có những điều chỉnh khối lượng thức ăn thích hợp trong lần cho ăn kế tiếp.

Câu 10: Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng cong thân - đục cơ trong suốt quá trình ương?


Kỹ sư Nguyễn Bình NguyênTrong mô hình ương siêu thâm canh tôm ương thường gặp tình trạng cong thân – đục cơ, do những lý do sau:
  • Thức ăn sử dụng không phù hợp: với mô hình ương siêu thâm canh mật độ cao nếu sử dụng thức ăn với hàm lượng đạm thấp thì lượng cho ăn phải rất lớn trong thể tích ương nhỏ sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Do đó cần phải có thức ăn chuyên dùng cho mô hình đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và kiểm soát tốt chất lượng nước trong bể ương.
  • Thay nước nhiều (80 – 100%/ngày): tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường, chỉ cần một biến đổi nhỏ về môi trường cũng làm tôm bị stress và kích thích lột xác. Khi tôm lột xác phải cần nhiều khoáng chất để thực hiện quá trình cứng vỏ, lượng khoáng chất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu thì tôm sẽ yếu dần và dễ bị cảm nhiễm bệnh, biểu hiện thường thấy là cong thân và đục cơ. Áp dụng quy trình sinh học, kỹ thuật Biofloc vào giai đoạn ương nhằm bổ sung vi sinh vật phân giải và chuyển hóa các khí độc thành dạng không độc cho tôm, hạn chế thay nước giúp giảm biến động môi trường.
  • Cung cấp khoáng, vitamin, chất điện giải vào khẩu phần ăn và môi trường giúp tôm phát triển tối ưu.
Câu 11: Kiểm soát các khí độc trong quá trình ương?

Kỹ sư Nguyễn Bình Nguyên: Trong ương nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh một trong những vấn đề khó khăn nhất là hàm lượng NH3 và NO2 phát sinh liên tục thông qua quá trình Nitrat hóa.

Quá trình này gồm hai giai đoạn, giai đoạn 1: ammonia (NH3) biến đổi thành NO2-giai đoạn 2: NO2- biến đổi thành NO3-. Giai đoạn thứ nhất nhóm vi khuẩn Nitrit như: Nitrosomonas spp và Nitrosococus spp đóng vai trò chủ yếu, trong khi đó giai đoạn 2 nhóm vi khuẩn Nitrat hóa như: Nitrobacter spp và Nitrospira spp là những nhân tố chính thúc đẩy quá trình.

Nhưng hạn chế lớn nhất của quá trình này là nhóm vi khuẩn Nitrat hóa có tốc độ phát triển rất chậm và đó là vấn đề hết sức quan trọng.

Biện pháp kiểm soát các loại khí độc:
  • Thay nước từ 10 – 50% thể tích trong ngày, tùy thuộc vào chất lượng nước.
  • Bổ sung vi khuẩn Nitrit hóa và Nitrat hóa vào ao nuôi: nhóm vi khuẩn này phát triển chậm và là vi khuẩn hiếu khí, pH tối ưu cho nhóm này là 7.5 – 8.6.
  • Kiểm soát bằng hệ thống Biofloc: hạt floc thường có vi khuẩn Nitrat hóa cao, bên cạnh đó hệ thống Biofloc được khuấy đảo nước liên tục.
  • Cân bằng Cacbon – Nito bằng mật rỉ đường hoặc các sản phẩm tương tự.
  • Vận hành hệ thống siphon, lọc đảo hoặc bể lắng để loại bỏ chất thải trong bể ương
Câu 12: Kiểm soát khuẩn trong quá trình ương?

Kỹ sư Nguyễn Bình Nguyên: Dùng kỹ thuật TCBS để kiểm tra định kỳ vi khuẩn trong nước và đặc biệt trên tôm ít nhất 3 ngày/lần, qua đó có những hành động nhanh chóng để khống chế khuẩn gây bệnh. Raceway yêu cầu phải thực hiện công tác xét nghiệm khuẩn nghiêm ngặt vì với mật độ cao, phân và vỏ lột nhiều là điều kiện lý tưởng để khuẩn có hại tăng sinh nhanh chóng.

Quá trình đọc kết quả khuẩn bao gồm:

Xác định tổng lượng khuẩn có trên đĩa TCBS (khuẩn lạc xanh và khuẩn lạc vàng). Định danh từng loại khuẩn lạc để có cái nhìn đúng đắn và chính xác nhất sau đó có biện pháp giải quyết thích hợp nhằm kiểm soát tốt sức khỏe đàn tôm.

Câu 13: Phương pháp gây Biofloc theo Vinhthinh Biostadt?


Kỹ sư Nguyễn Bình NguyênQuy trình gây biofloc: Áp dụng cho bể ương 50m3:
  • Ngày thứ nhất: Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, độ kiềm, điều chỉnh các yếu tố Ca, Mg, K đạt ít nhất theo tiêu chuẩn độ mặn bằng CaCO3, CaMg(CO3)2, KCl, MgCl2.
  • Ngày 2 cấy vi sinh: Sử dụng sản phẩm Merabac liều 4ppm kết hợp với mật rỉ đường liều 100 ppm, tăng sinh ít nhất 12 tiếng trước khi đánh vào bể ương.
  • Ngày 3: Kiểm tra, đánh giá quyết định liều vi sinh thứ 2.
  • Ngày 4: Cấy vi sinh liều 2 (lặp lại như ngày 2).
  • Ngày 5: Kiểm tra floc và tiến hành thả tôm.

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi