FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcSẢN XUẤT GIỐNG CÁ, TÔMXử lý nước thải trong cơ sở sản xuất giống

Xử lý nước thải trong cơ sở sản xuất giống

Hoạt động và khả năng tồn tại một cách thích hợp của các cơ sở sản xuất tôm giống phụ thuộc vào sự cung cấp nguồn nước sạch liên tục, sự xử lý nước thải hợp lý trước khi thải ra môi trường xung quanh, đặc biệt ở những khu vực có nhiều cơ sở sản xuất giống cùng hiện diện.


 
Ao lắng là hình thức đơn giản nhưng hiệu quả nhất để làm giảm đáng kể hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS - Suspended Solids) trong nước thải từ trại giống

Về chất lượng và số lượng, nước thải từ các cơ sở sản xuất giống tôm rất khác so với các trang trại nuôi tôm. Nước thải từ các ao tôm đặc trưng chỉ số BOD cao (BOD - chữ viết tắt là Biochemical Oxygen demand có nghĩa là nhu cầu oxy sinh học, là hàm lượng oxy cần thiết cung cấp cho vi sinh vật để oxy hóa chất hữu cơ - người dịch) và chất hữu cơ hòa tan cao (DOM - Dissolved Organic Matter) nhưng nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn nói chung là tương đối thấp. Ngược lại chất thải ở các cơ sở sản xuất giống tôm có hàm lượng chất hữu cơ và tổng số vi khuẩn thấp nhưng lại có nguy cơ truyền bệnh rất cao.

Do đó, phương pháp và mục tiêu xử lý nước thải phụ thuộc vào phương pháp xử lý được áp dụng. Trong các cơ sở sản xuất giống, mục tiêu là giảm thiểu sự thải ra các tác nhân gây bệnh tiềm tàng hoặc giảm tổng tải lượng vi khuẩn, mặc dù hầu hết các hệ thống xử lý nước thải đều có các thành phần chuyên dụng phục vụ cho cả hai mục đích đó.

Bài viết này - được điều chỉnh và tóm tắt từ ấn bản gốc trong Revista Acuacultura: Cámara Nacional de Acuacultura, số 122, tháng 4 năm 2018) - thảo luận một số phương pháp thực tế có thể được thực hiện trong các cơ sở sản xuất giống tôm.

Chất rắn

Ao lắng là hình thức đơn giản nhưng hiệu quả nhất để làm giảm đáng kể hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS - Suspended Solids) trong nước thải từ trại giống. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là dành một khoảng thời gian thích hợp để vật chất hữu cơ lơ lững lắng đọng lại trong ao lắng trước khi xả nước ra môi trường – các chất hữu cơ lơ lửng thường bao gồm thức ăn thừa, phân và các hạt floc bao gồm tảo và vi khuẩn - trước khi thải ra môi trường xung quanh. Nó phân tách các vật liệu mật độ cao hơn bằng cách lắng đọng, và các vật liệu mật độ thấp hơn bằng cách tuyển nổi và sau đó bằng cách thoát nước mặt. Bằng cách này, các chất hữu cơ tỷ trọng cao sẽ lắng xuống, các chất có tỷ trọng thấp thì nổi lơ lửng và sau đó được xả ra ngoài bằng cách tháo lớp nước mặt.

Thông thường,  cũng có các quy trình khác  được bổ sung vào - chẳng hạn như sục khí và tách đạm - trước khi xả thải nhằm tiếp tục làm giảm BOD. Bộ tách protein được sử dụng để loại bỏ các hợp chất hữu cơ như thực phẩm và chất thải trao đổi chất từ ​​nước, và việc sử dụng chúng rất phổ biến ở các nhà máy xử lý nước thải đô thị. Thiết bị tách đạm được dùng chủ yếu để loại bỏ các chất hữu cơ như thức ăn, các chất chuyển hóa trong nước và chúng được sử dụng rất phổ  biến trong ngành công nghiệp xử lý nước thải đô thị.

Bể lắng hay các ao lắng (sedimentation basins) có thể là công nghệ thích hợp nhất cho việc xử lý nước thải từ trại giống vì ít tốn năng lượng vận hành, dễ dàng thiết kế, xây dựng và vận hành đơn giản, tuy nhiên nó lại cần diện tích lớn và chính điều này có thể là yếu tố hạn chế đáng kể đối với một số cơ sở sản xuất giống có diện tích đất sử dụng nhỏ.



Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải điển hình có thể được thực hiện để xử lý nước thải của trại giống, với (1) bể hút nước thải; (2) bể tách trung gian; và (3) bể chứa nước đầu ra (được điều chỉnh từ Robinson, 2003).


Hiệu quả của việc lắng đọng phụ thuộc vào thiết kế, diện tích bề mặt và thời gian giữ nước thải. Khả năng lọc giảm đáng kể với các hạt vật chất hữu cơ rất nhỏ hoặc dễ vỡ (dễ vỡ hoặc đã bị vỡ); nói cách khác, nó hoạt động tốt hơn với các hạt vật chất hữu cơ kích thước lớn, cứng và nặng. Hệ thống này không thể loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan và chất keo huyền phù (lipid), mặc dù chúng có thể được loại bỏ bằng cách dùng thiết bị ly tâm, tuy nhiên chi phí lại rất cao.

Lọc sinh học

Lọc sinh học là một công nghệ rất đơn giản, rất hiệu quả trong việc xử lý nước thải, nó được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước đô thị. Nguyên tắc cơ bản của nó là sử dụng vi khuẩn dị dưỡng để giảm hữu cơ và “giải độc” các chất chuyển hóa trong nước thải. Một hệ thống lọc sinh học thường bao gồm một diện tích bề mặt lớn cho vi sinh vật bám vào và công cụ để tăng nồng độ oxy hòa tan nhằm đáp ứng nhu cầu sinh học của hệ thống lọc. Các vi khuẩn dị dưỡng chuyển đổi các chất hữu cơ thành dịch tế bào và các chất chuyển hóa dễ bay hơi như carbon dioxide (CO2) và amoniac (NH3), hoặc cố định protein.

Một bộ lọc sinh học hoạt động với một loạt các vi khuẩn, nhưng có hai nhóm có chức năng rất quan trọng cho việc xử lý nước. Nitrosomonas spp. và Nitrobacter spp. làm việc cùng nhau để chuyển đổi nitrit thành nitrat và sau đó làm bay hơi nitơ dưới dạng NH3 tự do. Vì vậy, một bộ lọc sinh học là giải pháp tinh tế và kinh tế cho việc “giải độc” chất thải sinh học và một cách để giảm tải trọng của chất hữu cơ hòa tan mà chúng không thể được loại bỏ bằng phương pháp lắng. Vì lý do này, hầu hết các nhà máy xử lý cũng có hệ thống lọc sinh học sau ao lắng.



Một ví dụ về bộ lọc sinh học phản ứng đa buồng phù hợp để xử lý nước thải từ trại sản xuất giống tôm (được điều chỉnh từ Robinson 2006).


Lọc sinh học có nhiều ưu điểm, chi phí tương đối thấp, không sử dụng chất gây ô nhiễm và hiệu quả cao, nhưng hoạt động của nó đòi hỏi kiến ​​thức kỹ thuật về tương tác, hoạt động giữa các quần thể vi khuẩn và nguồn chất dinh dưỡng cần thiết (cho vi khuẩn) để hệ thống đạt được kết quả tốt nhất.

Những công nghệ khác

Nước thải cũng có thể được khử trùng bằng cách sử dụng công nghệ oxy hóa tiên tiến như ứng dụng ôzôn hoặc tia cực tím, nhưng chi phí cao và tái phát vi khuẩn nhanh sau khi xả. Do đó, trong trường hợp trạm xử lý nước thải tập thể từ một khu vực sản xuất (có nghĩa là dùng cho nhiều cơ sở sản xuất giống), ozone có thể là một cách rất hiệu quả để ngăn ngừa khả năng tái nhiễm cùng mầm bệnh.

Quan điểm

Cần có kế hoạch thiết thực, toàn diện và hiệu quả để xử lý nước thải của trại giống tôm. Việc thực hiện các công nghệ xử lý các chất thải này không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn là một yếu tố thiết yếu cho sự phát triển bền vững của ngành tôm.

Nguồn: PHILIP BUIKE, Technical Manager, National Aquaculture Chamber (Cámara Nacional de Acuacultura), Guayaquil, Ecuador - Treatment of shrimp hatchery effluents. www.aquaculturealliance.org

Người dịch: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận - Công ty Vinhthinh Biostadt

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi