FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Các biện pháp quản lý hạn mặn hạn chế thiệt hại cho vườn cây ăn trái

Theo thông tin từ Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết tình hình xâm nhập mặn tại ĐBSCL sẽ xảy ra sớm hơn, sâu hơn và nghiêm trọng hơn năm 2015-2016. Theo đó, giữa tháng 12-2019, xâm nhập mặn sẽ vào sâu trong đất liền 40-50km, cao hơn năm 2016 khoảng 3-5km. Tháng 1, 2 và đến giữa tháng 3-2020, ranh mặn 4g/l xâm nhập sâu vào đất liền 55-110km, cao hơn từ 3-7km so với năm hạn mặn lịch sử.  Tình trạng xâm nhập mặn như vậy gây rủi ro rất lớn cho vụ đông xuân tại khu vực cách biển 50-60km. Xâm nhập mặn sẽ tác động đến 10/13 tỉnh của ĐBSCL gồm Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau và Kiên Giang.

Do đó, nhà vườn trồng cây ăn trái ở những vùng có thể bị nhiễm mặn cần có biện pháp phòng ngừa và khi vườn bị mặn cần có biện pháp làm giảm nhẹ thiệt hại:  

1. Biện pháp phòng ngừa mặn xâm nhập vườn cây ăn trái

Để phòng ngừa mặn xâm nhập vườn cây ăn trái, nhà vườn cần phải làm những việc sau đây:

Ngăn mặn: Gia cố đập, đê bao và bờ bao ngăn mặn. Lưu ý đất sét ở ĐBSCL dễ bị co rút gây nứt nẻ khi khô, cho nên khi đấp đất cần phải tấn nylon để mặn không theo đường nứt xâm nhập vào vườn.

Trữ nước ngọt: Phải trữ nước ngọt trong mương vườn lúc nào cũng đầy. Nếu được, sử dụng một đoạn kênh, rạch, ao đìa để trữ thêm nước, bảo đảm đủ nước tưới cho cây trong suốt mùa nắng.



Đo độ mặn mỗi khi đưa nước vào mương vườn: Mặc dù nhà vườn phải theo dõi dự báo xâm nhập mặn, nhưng trước mỗi lần đưa nước vào mương vườn phải đo lại độ mặn. Khi đo mặn cần lưu ý: Kiểm tra độ chính xác của dụng cụ đo mặn: Đo nước khoáng đóng chai có độ mặn bằng không thì dụng cụ mới chính xác; Chọn vị trí đo mặn trong kênh rạch: Đo mặn ngay đầu nguồn nước đưa vào vườn, hoặc đo ở vị trí đầu máy bơm nước; Kiểm tra độ mặn thường xuyên trong lúc lấy nước: Do độ mặn của nước sông, rạch luôn thay đổi, nhất là thời điểm nước “đứng lớn”; Theo dõi thủy triều để lấy nước ngọt: Độ mặn trong kênh, rạch không giữ cố định mà thay đổi theo con nước “kém” hay “rong” trong tháng và thay đổi theo nước “lớn” hay “ròng” trong ngày. Vào thời điểm con nước kém (khoảng mùng 9-10 và 24-25 âm lịch, có 2 con nước mỗi tháng), nhà vườn canh lúc nước ròng để lấy nước ngọt, vì lúc này nước biển xuống thấp nhất đó là cơ hội để nước ngọt trong sông đẩy mặn lùi xa ra biển

 
Nhóm cây Cây trồng
Nhóm cây mẫn cảm với mặn
(chịu được nồng độ mặn dưới 1‰)
Bơ, chuối, khế, nhãn, đu đủ, chanh dây, sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, măng cụt
Nhóm cây chịu mặn trung bình
(chống chịu được nồng độ mặn từ 2‰ - 3‰)
Sơri, ca cao, cây có múi, ổi, khóm, vú sữa
Nhóm cây chống chịu khá với mặn
(chống chịu được nồng độ mặn 4‰ - 5‰)
Mít, xoài, mãng cầu Xiêm, na
Nhóm cây chống chịu tốt với mặn
(chống chịu được nồng độ mặn > 5‰)
Dừa, sapô, me, nho

Hạn chế thất thoát nước trong vườn cây: Có 3 nơi mất nước trong vườn cây ăn trái: Nước bốc hơi ở mương vườn: Lục bình, bèo, cỏ dại trong mương vườn làm gia tăng lượng nước bị mất, cần phải được làm sạch. Phủ nylon hay màng phủ nông nghiệp lên mặt nước để giảm bốc hơi; Nước bốc hơi qua mặt đất líp: Cỏ dại làm tăng mất nước ở líp vườn, cần được làm sạch. Phải phủ líp bằng những vật liệu có sẳn tại địa phương như rơm rạ, lá dừa, lá mía… có thể dùng nilon hay màng phủ nông nghiệp trải lên mặt líp. Nước thoát hơi qua mặt lá của cây: Trên bề mặt lá của cây có nhiều khí khổng thoát nước. Vì vậy, cần tỉa bỏ những lá nằm khuất trong tán quang hợp kém, để giảm lượng nước mất do thoát hơi.  

Vườn sau khi thu hoạch: nên bón vôi dolomite (CaMg(CO3)2) để cải tạo đất, tăng pH, cung cấp dinh dưỡng Ca, Mg,… giúp giảm nhẹ thiệt hại khi bị nhiễm mặn. Bón phân NPK 20-15-17; NPK 16-16-8; NPK 17-5-25 kết hợp với Wokozim hạt để phục hồi lại vườn, giúp ra tược mới đồng loạt, giúp dày lá, tăng tính đệm của đất giúp chống chịu với hạn mặn; Tăng cường bón phân hữu cơ.

Vườn đang mang nhiều lá non thì cần tiến hành phun Wokozim lỏng kết hợp MKP để cho lá mau già, giúp giảm thoát hơi nước, tăng sức chống chịu với độc tố do mặn (Cl-; Na+).
 
2. Biện pháp khắc phục vườn cây ăn trái khi bị nhiễm mặn

Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn là một tai nạn, không những gây thiệt hại trước mắt cho nhà vườn mà còn làm cho đất xấu đi nhiều năm sau đó. Do đó, nhà vườn cần thực hiện những biện pháp sau:

Lúc vườn cây đang bị mặn: Cần thực hiện các những việc làm sau đây:

Giảm nhu cầu nước của cây: Cần phải tỉa bỏ bớt cành lá. Không để cây mang bông hay trái.

Giảm mất nước trong líp: Phải che phủ mặt líp bằng những vật liệu như trình bày ở phần “hạn chế bốc hơi qua mặt đất líp”.

Cung cấp dinh dưỡng và tăng tính chống chịu cho cây: phun qua lá phân Wokozim lỏng (1-2ml/lít) kết hợp với phân Đạm Nitrat (KNO3) hoặc Đạm Magie (KNO, Mg(NO3)2) liều lượng (10 gam/L). Phun ướt đẩm cả 2 mặt lá.

Thường xuyên tưới nước ngọt bù lại lượng nước bốc hơi trên mặt liếp và làm giảm nồng độ muối vùng rễ cây, nên áp dụng các biện pháp tưới nhỏ giọt hoặc phun mưa để tiết kiệm nước ngọt nhưng vẫn đảm bảo đủ độ ẩm cho đất vùng rễ cây.

Sau khi vườn có được nước ngọt:

Phải rửa mặn đã tích tụ trong đất líp: Xới nhẹ lớp đất mặt và dùng nước sông rạch hay nước mưa để rửa mặn. Nên bón phân có canxi như bón 500-1.000 kg/ha đá vôi nung.

Có thể kết hợp phân Wokozim hạt + NPK (NPK 16-16-8; NPK 20-15-17; NPK 17-5-25) để phục hồi lại bộ rễ mới, để cây không bị thiếu N, P, K do mặn cạnh tranh. Nên bón phân chứa KCl để hạn chế sự đối kháng của Na đối với K, giúp cây trồng hấp thụ đủ K trong điều kiện mặn. Nếu đất có pH trên 5,5 có thể bón K dạng K2SO4.
 
Bài viết được cập nhật bởi: Bộ phận marketing phòng Nông Nghiệp- Công ty Vinhthinh Biostadt

Tư vấn kỹ thuật: 0915 446 744
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi