Theo GS.TS Ngô Ngọc Hưng - Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Cần Thơ kiến giải thực trạng đất ở một số vùng ở ĐBSCL hiện nay như sau:
Khảo sát đất cho thấy từ tầng mặt đến độ sâu 100cm, nhóm đất phù sa ven sông có hàm lượng sét 35 - 45% và nhóm đất phù sa xa sông lớn có hàm lượng sét trên 55%.
Đồng thời do lịch sử trồng lúa thâm canh ở ĐBSCL dẫn đến khuynh hướng làm giảm tính sản xuất của đất. Mặc dù lượng chất hữu cơ trong đất được ghi nhận có gia tăng vì khi trồng nhiều vụ lúa trong năm, lượng hữu cơ của rễ lúa được tạo thêm trong đất qua các vụ trồng. Tuy nhiên do tình trạng đất bị ẩm liên tục, điều này đã làm giảm sự phân hủy chất hữu cơ trong đất. Hơn nữa, trong điều kiện khử do sự ngập nước trong thời gian dài, các hợp chất hữu cơ khó khoáng hóa mang nhiều gốc phenol đã được hình thành trong đất và nó đã gây trở ngại khả năng cung cấp N cho cây.
Đối với đất thấp ở vùng trũng, nếu đất nằm trong vùng đê bao, vẫn cần nâng cao mặt liếp để tránh sự ngập nước gây hại đến tầng rễ. Việc lập liếp với đất có hàm lượng sét cao (trên 55%) thì đất liếp thường sẽ bị nén dẽ, kém thoát nước, điều này không thuận lợi đối với sinh trưởng của cây trồng.
Trong các năm gần đây, giá trị kinh tế mà cây sầu riêng mang lại cao hơn nhiều lần so với trồng lúa nên nhiều bà con đã chuyển đổi canh tác từ trồng lúa sang trồng cây này. Cây sầu riêng được mệnh danh là cây ăn trái “nắng không ưa mưa không chịu”. Do đó khi lên liếp trồng sầu riêng trên nền đất lúa, nên mặt liếp thấp, mực thủy cấp thấp, hệ thống thủy lợi không phù hợp nên cây thường xảy ra tình trạng ngập úng.
Cũng theo phân tích của GS.TS Ngô Ngọc Hưng thì đất ĐBSCL có tỷ lệ sét cao do nên kết cấu đất rất dễ bị nén chặt và tập tính bón quá nhiều phân hóa học làm cho rễ cây thiếu trầm trọng lượng oxy trong đất để thực hiện quá trình hô hấp tạo năng lượng hoạt động, không nhận và cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho lá làm cho lá bị cháy khô, hệ quả là lá không tạo và dữ trự đủ dinh dưỡng để nuôi trái làm cho trái rụng hàng loạt. Bên cạnh đó, đất bị nén dẽ thiếu oxy làm tăng hoạt động yếm khí của các vi sinh vật sản sinh ra độc chất trong đất, ảnh hưởng xấu hơn đối với rễ cây.
Điều này dẫn đến hệ lụy cây sầu riêng dễ xảy ra hiện tượng cháy và rụng lá hàng loạt từ giai đoạn mang hoa đến đậu trái. Kéo theo việc rụng trái làm giảm năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.
Còn theo thống kê từ nhiều nguồn khảo sát của Liên hiệp các Hội KH&KT Sóc Trăng thì diện tích đất phèn tại ĐBSCL có diện tích 1.600.263 ha chiếm 41,1%. Nhóm đất phèn thường có hàm lượng hữu cơ khá cao, nhất là loại hình tích lũy hữu cơ có hàm lượng từ 5 - 15% ở tầng mặt và ít thay đổi ở các tầng dưới. Đạm tổng số 0,15 - 0, 5%; lân tổng số rất thấp, tầng mặt 0,031 - 0,071%, các tầng dưới 0,023 - 0,043%; kali tổng số 1,0 - 1,3%; lân dễ tiêu nghèo... Điều quan trọng của tính chất đất phèn là có pH thường dưới 3,5.
Với chỉ số thấp như thế làm cho hệ thống rễ cây bị bó chặt nên việc hấp thu dinh dưỡng có trong đất không được nhiều nên cây ngày càng suy kiệt, gây ra hiện tượng cháy lá và rụng nhiều lá là tất yếu. Bên cạnh đó, pH đất thấp cũng là điều kiện tốt cho vi sinh vật có hại hoạt động, chúng tấn công lấy nguồn dinh dưỡng từ rễ làm cho rễ ngày càng suy kiệt và chết.
Với những đặc tính kết cấu đất này, công ty Vinhthinh Biostadt đã bắt tay vào quá trình tìm hiểu thực tế và phân tích tại một số vườn để đưa ra các giải pháp khuyến cáo bà con khắc phục hai nguyên nhân trên một cách hiệu quả nhất.
Xử lý tốt ngay từ khâu chuẩn bị đất trồng:
Đắp mô: mô trồng sầu riêng với đường kính tiêu chuẩn1-1.2m, cao 0.6-0.8m. Không nên đắp mô quá lớn, vì trong 1-2 năm đầu, rễ cây chưa ăn ra đến phía ngoài sẽ dễ làm chai đất (nhất là với các vườn sử dụng phân bón hóa học thường xuyên). Thay vào đó chỉ đắp mô vừa phải kết hợp bón phân hữu cơ và bồi mô hàng năm sẽ giúp cây sầu riêng phát triển tốt hơn.
Xử lý phèn: Rải vôi 2 – 3 lần liên tục trên mô và mương sau khi đắp mô. Cho nước ra vào liên tục và phơi mô đất trồng ít nhất 2 tháng.
Lót hố trồng: phân hữu cơ hoai mục + 50g Wokozim hạt
Nguyên tắc bón phân:
Trong quá trình bón phân từ giai đoạn kiến thiết đến kinh doanh cần cắt giảm lượng phân hóa học từ 20-30% để hạn chế tối đa quá trình nén dẽ đất, ổn định pH đất từ 5.5 - 6 bằng phân bón hữu cơ sinh học Wokozim.
Với nguồn gốc sản phẩm phân bón Wokozim được chiết xuất từ nguồn tảo biển Na Uy Ascophyllum Nodosum là loài duy nhất trong chi Ascophyllum, sản phẩm phân bón Wokozim sở hữu đồng thời 2 chất điều hòa sinh trưởng Auxin, Cytokinin, bổ sung các khoáng vi lượng thiết yếu như Fe, Cu, Mn, Bo,... gia tăng hàm lượng diệp lục tố trên lá. Tăng sức chống chịu của cây với điều kiện thời tiết bất lợi.
Ngoài ra để nâng cao hiệu quả quý bà con nên áp dụng thật tốt quy trình xử lý ra hoa nghịch vụ, trong đó hạn chế việc sử dụng Paclobutazol chỉ nên phun ở dạ cành, tránh phun trùm lên lá.
Điều khiển và kiểm soát tốt quá trình ra đọt khi xử lý đậu và nuôi trái bằng cách tăng lượng dinh dưỡng qua lá với sản phẩm Wokozim dạng lỏng phun qua lá và kết hợp sử dụng đồng thời bộ ba sản phẩm NPK của công ty Vinhthinh Biostadt vào các giai đoạn theo quy trình: http://vinhthinhbiostadt.com/vi/ung-dung-san-pham/dieu-khien-dot-cay-sau-rieng-giai-doan-xo-nhuy-254.html
Anh Võ Minh Giang chia sẻ: “Vườn anh bị nhiễm phèn nặng pH đất trong vườn rất thấp, cây sầu riêng thường xuyên bị cháy lá một số cây nặng sau khi mang trái đã trụ không nỗi và chết. Anh đã sử dụng qua nhiều dòng sản phẩm phân bón hữu cơ có hóa học cũng có để hồi phục vườn nhưng các dòng sản phẩm đó chỉ giúp cây sung nhất thời trong thời điểm vừa bón xong chứ không cho hiệu quả kéo dài, nhưng gần đây biết đến sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học Wokozim và sử dụng thử anh đã thấy được sự khác biệt rõ rệt pH đất trong vườn đã tăng lên, các cây điển hình cho hiện tượng cháy lá nặng cũng không còn cháy nữa, các chồi đâm mạnh, xuất hiện nhiều rễ cám hơn. Anh cho biết thêm trong quá trình sử dụng phân bón hữu cơ sinh học Wokozim anh còn kết hợp sử dụng thêm Wokozim dạng lỏng để tăng cường cung cấp dinh dưỡng qua lá.”
Hình ảnh cây sầu riêng anh Giang sau khi sử dụng qua sản phẩm công ty:
Bài viết có tham khảo thêm tài liệu từ các trang: https://lienhiephoi.soctrang.gov.vn/index.php/di-n-dan/245-tim-hi-u-v-d-t-d-ng-b-ng-song-c-u-long
https://nongnghiep.vn/dat-dong-bang-song-cuu-long-hien-nay-d277669.html
Bài viết được thực hiện bởi: KS. Trần Thị Cẩm Vân - bộ phận Nông Nghiệp - công ty Vĩnh Thịnh Biostadt
Tư vấn kỹ thuật: 0915 446 744
Fanpage: Wokozim- Phân bón hữu cơ sinh học
Youtube: Wokozim Vĩnh Thịnh Biostadt
HOTLINE0912.889.542