FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Giải pháp bón phân cho lúa thay thế Ure, DAP, Kali với phân bón hữu cơ sinh học Wokozim đã được ứng dụng trên nhiều vùng đất trồng lúa

Chia sẻ của chuyên gia đầu ngành nông nghiệp - Giáo sư Võ Tòng Xuân với báo Lao Động về hiệu quả của việc chỉ sử dụng 40% lượng phân bón.

Ông nhấn mạnh: Nông dân Việt Nam phần lớn phí phạm rất nhiều phân bón. Phí phạm ở chỗ, họ đợi cây lúa lên rồi mới bón phân, bón nền thì chỉ bón phân hữu cơ, phân chuồng nhưng phân ure chỉ được bón khi đã sạ lúa hoặc cấy lúa. Mặc dù lý thuyết nêu rõ: Bón phân phải bón nền bởi hạt lúa khi có những rễ đầu tiên (nảy mầm) đã bắt đầu sử dụng phân, lúc đó nếu có sẵn phân đã bón lót thì cây lúa sẽ mọc rất khỏe. Nhưng tiếc rằng, phần lớn nông dân không tin và không làm theo.
 
GS Võ Tòng Xuân cho biết: “Cách đây 5 năm theo phương pháp bón lót phân trước khi sạ giống. Kết quả đã giúp hạ giá thành 1kg lúa từ 4.000 đồng xuống chỉ còn từ 2.000-2.500 đồng. Khi bắt đầu thực hiện, nông dân vẫn chưa nghe theo, cho rằng chưa có lúa mà bón phân sẽ bị trôi mất, tốn tiền. Tôi có nói rằng, giá thành sản xuất 1kg lúa lên tới 4.000 đồng là cao vì bón phân sai. Bón sai không chỉ gây tốn kém, khiến nhiều sâu bệnh mà còn làm hạt gạo giảm độ ngon.

Nông dân phải hiểu nguyên lý, phân và đất “hút” nhau như sắt với nam châm, nếu bón phân trước khi sạ, sau đó trục để nhào trộn phân nhuyễn với đất và nhận phân sâu xuống dưới trước khi sạ lúa, thì phân bón không thể trôi mất. Tôi đã động viên nông dân làm theo kiểu mới. HTX Tân Tiến đã thực hiện theo cách làm mới trên diện tích 50ha lúa, kết quả là lượng phân bón chỉ tốn 40% so với trước, lúa lên nhiều, năng suất không giảm nhưng giá thành sản xuất đã giảm, chỉ còn hơn 1 nữa.”.

Trong quá trình thực hiện, cơ quan khuyến nông của Sở NNPTNT Đồng Tháp đã giám sát, tính toán chi phí thì kết quả là, trước đây sản xuất tốn 4.000-4.200 đồng/kg lúa, nhưng làm theo cách này giảm tới trên 50% lượng phân bón, giảm hóa chất bảo vệ thực vật, giảm công, mỗi kilogam lúa chỉ có giá từ 2.200-2.400 đồng. 
 
GS Võ Tòng Xuân nói thêm: “Cách bón này khiến sâu bệnh ít hơn, bởi nếu lượng phân được bón ở mức vừa phải thì lá lúa không “ngon” như khi bón nhiều phân, nên sâu bệnh cũng “chê”, do đó tỉ lệ sâu bệnh giảm. Điều này có lợi kép: Vừa tốn ít phân (chỉ bón 40%), vừa tốn ít hóa chất bảo vệ thực vật (do ít sâu bệnh). Sau thành công ở vụ thứ nhất, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm vụ thứ 2 thì kết quả cũng khả quan như vậy. Nông dân cứ làm theo kinh nghiệm cha ông để lại “cho chắc ăn”. Chắc ăn, nhưng tốn phân, làm tăng giá thành sản xuất lúa, và còn gây ô nhiễm môi trường. Như vậy là sản xuất không hiệu quả.”.
 
Cũng theo GS Võ Tòng Xuân: “Trên mặt đất và dưới mặt nước có một lớp mỏng ôxy hóa. Lớp ôxy hóa này khiến ure khi bón xuống ruộng bị bốc hơi, bởi lúc này, cây lúa chưa có rễ vươn lên trên để lấy phân nổi trên mặt đất (vì không được sục nhuyễn sâu xuống đất). Phân ure bị ôxy hóa biến thành khí oxit nitơ (NO2 hoặc N2O), cơ sở khoa học cho thấy khí này làm biến đổi khí hậu mạnh gấp 310 lần so với CO2. Mà chúng ta đã biết, carbon là đơn vị tính biến đổi khí hậu.
 
Như vậy, để tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa bảo vệ môi trường, khí hậu, thì ngay từ bây giờ, bớt phân đạm là thời cơ rất tốt để nông dân thay đổi cung cách sử dụng phân bón, phải bón nền tức là bón lót và chỉ sử dụng 2/5 đến 3/5 lượng đạm, lân và kali để bón lót, sau đó trục kỹ để trộn phân nhuyễn vào đất, san phẳng mặt đất rồi mới sạ. Lượng phân còn lại sẽ được bón vào 2 đợt tiếp theo: Đợt 1 khoảng 20- 25 ngày sau khi lúa lên, đợt cuối bón khi lúa đón đòng. 2 đợt bón sau được cây lúa đã lớn khỏe rồi nên hấp thu rất nhanh.
 
Nếu thực hiện bón lót phân trước khi sạ lúa, sẽ giảm được trên 50% lượng phân bón, vừa tiết kiệm vừa không gây ô nhiễm môi trường và không làm biến đổi khí hậu. Tôi nhấn mạnh một lần nữa rằng, việc cắt giảm phân bón theo tỉ lệ trên chỉ hiệu quả khi thực hiện bón lót 1/3 và trục kỹ trong đất trước khi sạ lúa. 2/3 lượng phân còn lại được thực hiện vào 2 thời điểm như tôi đã nói ở trên.

Do đó, việc áp dụng sản phẩm Wokozim bón lót ngay từ đầu vụ với nhiều công dụng như sau là một giải pháp đúng đắn nhất cho Quý bà con trong thời điểm bão giá phân hóa học như hiện nay



Với nguyên tắc phân và đất “hút” nhau như sắt với nam châm như GS cho biết ở trên, công ty Vinhthinh Biostadt khuyến cáo quý bà con sử dụng công thức bón phân tiết kiệm chi phí như bên dưới:
 


Ý kiến đánh giá của Quý bà con đã áp dụng công thức bón phân trên ở link bên dưới
 



Bài viết có tham khảo nguồn thông tin từ: https://laodong.vn/kinh-te/gs-vo-tong-xuan-su-dung-40-luong-phan-bon-gia-thanh-san-xuat-giam-50-965816.ldo

Bài viết được thực hiện bởi: phòng marketing - bộ phận Nông Nghiệp - công ty Vĩnh Thịnh Biostadt

Tư vấn kỹ thuật: 0915 446 744

Fanpage: Wokozim- Phân bón hữu cơ sinh học

Youtube: Wokozim Vĩnh Thịnh Biostadt

 
 

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi