FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Ảnh hưởng của đất phèn đến tôm nuôi và các giải pháp khắc phục

ĐẤT PHÈN TIỀM TÀNG

Đất phèn tiềm tàng
(theo phân loại FAO: Proto-Thionic Fluvisols) là đơn vị đất thuộc nhóm đất phù sa phèn. Đất phèn tiềm tàng được hình thành trong vùng chịu ảnh hưởng của nước có chứa nhiều sulfat. Trong điều kiệm yếm khí cùng với hoạt động của vi sinh vật, sulfat bị khử để tạo thành lưu huỳnh và chất này sẽ kết hợp với sắt có trong trầm tích để tạo thành FeS2. Thành phần khoáng vật của đất phù sa phèn vùng nhiệt đới có thể rất đa dạng và tùy thuộc chủ yếu vào nguồn gốc của vật liệu phù sa.

2CH2O (hữu cơ) + SO4 2-  →  H2S + 2HCO3-

Fe(OH)2 +H2S           →    FeS + H2O

FeS + S          →    FeS2 (pyrit)

Để có thể nhận dạng đất phèn, một trong những đặc điểm quan trọng nhất là hình thái phẫu diện đất. Do hiện diện trong điều kiện khử và có tầng sinh phèn nên thường nền đất có màu xám đen, nhất là nơi có chứa khoáng pyrit (FeS2). Mật độ và phân bố của các khoáng pyrit đủ để hình thành một tầng sinh phèn (sulfidic). Ngoài ra, trong phèn tiềm tàng có thể có nhiều hợp chất khác như H2S, các ôxít Fe, Al, các hợp chất hữu cơ...



Hình 1 - Đáy ao nuôi tôm trên vùng đất phèn tiềm tàng

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẤT PHÈN ĐỐI VỚI CÁ, TÔM VÀ CÁC ĐỘNG VẬT THỦY SINH KHÁC

Ảnh hưởng chung
 
- Đất phèn có pH rất thấp, hàm lượng Canxi ở vùng đất phèn không cao, ảnh hưởng đến quá trình cân bằng áp suất thẩm thấu và tạo vỏ của các lòai giáp xác. Môi trường ao acid sẽ hạn chế sự khuếch tán của Na+, K+ từ bên ngòai vào cơ thể.

- Ảnh hưởng đến sự họat hóa các enzyme trong cơ thể động vật thủy sinh nói chung.

- Ảnh hưởng đến quá trình hô hấp - tôm cá sống trong vùng đất phèn thì quá trình hô hấp tăng cao vì khả năng gắn kết oxy và hemoglobin giảm; tôm cá tăng hô hấp làm cho tôm, cá, thủy sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình hô hấp, giảm sức tăng trưởng, sinh sản, hợp chất phèn trong nước sẽ bám mang nhiều hơn (thường thấy tôm, cá bị vàng mang, phèn bám mang đối với các ao bị nhiễm phèn)

- pH thấp làm cho khí H2S trở nên độc hơn, xâm nhập trực tiếp qua màng tế bào, ức chế quá trình trao đổi chất, ức chế quá trình chuyển hóa oxy…

- Ao nuôi bị phèn pH thấp các ion Fe2+, Al3+ sẽ kết hợp với phospho (lân) tạo thành hợp chất khó tan, hạn chế dinh dưỡng cho tảo phát triển (khó gây màu nước).
 
Các trường hợp thường gặp đối với ao nuôi tôm bị nhiễm phèn

- Mềm vỏ: trong ao bị nhiễm phèn hoặc phèn tiềm tàng, hàm lượng ion Ca2+, Mg2+ rất hạn chế. Do đó, lượng Canxi và các khóang cần thiết cho quá trình tạo vỏ luôn bị thiếu hụt. Việc bổ sung vôi vào ao bị phèn cần tốn một lượng rất lớn và hợp chất tạo ra là thạch cao không có lợi nhiều cho ao nuôi.

CaCO3 + 2H+ + SO42- + H2O → CaSO4.2H2O + CO2

- Lột xác không hoàn toàn: pH nước ao nhiễm phèn thường thấp, pH thấp dưới 7.0 sẽ làm cho tôm khó lột xác, nếu pH quanh ngưỡng 7.3-7.5 thì sẽ kích thích tôm lột xác. Tuy nhiên, khi quá trình tạo vỏ không hòan chỉnh, phèn bám…thì tôm lại lột xác không hòan tòan và dính vỏ. Tôm nhỏ sẽ gặp trường hợp này thường xuyên hơn và giảm tỉ lệ sống của tôm nuôi.

- Tôm chậm lớn, màu sắc kém: Tôm nói riêng và động vật nuôi nói chung trong môi trường ao nuôi bị phèn, pH thấp sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với các ao nuôi khác, sắc tố kém…quá trình hô hấp với tầng suất ao, áp suất thẩm thấu thay đổi làm cho tôm mất năng lượng, các họat động enzyme ngừng trệ, hấp thu khóang chất kém dẫn đến khả năng tăng trưởng của vật nuôi ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Khó gây màu nước: ao nuôi ở những vùng bị ảnh hưởng của phèn tiềm tàng thường rất khó gây màu và nước liên tục trong hoặc biến động tảo rất lớn. Nguyên nhân do các in Fe2+, Al3+ kết hợp với phospho trong nước và trong đất, hạn chế nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển ổn định.




Hình 2 - Một ao nuôi ở Cần Giờ được xây dựng trên vùng đất phèn tiềm tàng - khó gây màu nước



Hình 3 - Tôm sú bị mềm vỏ kéo dài, hoạt động kém và chậm lớn trong ao nuôi không xử lý phèn triệt để

XỬ LÝ AO NUÔI BỊ PHÈN
 

- Cải tạo ao trên vùng đất phèn tiềm tàng: khóang pyrite sắt dễ oxy hóa để tạo ra hợp chất sắt hydroxit và giải phóng ion H+ làm cho nước ao có pH thấp và nước ao bị phèn đỏ.
 
Fe2O3(rắn) + 4SO42-(dd) + 8H2O + 1/2O2(dd) → 2FeS2(rắn) + 8HCO3-(dd) + 4H2O
 
4FeS2 (pyrit) + 15O2 + 14H2O → 4Fe(OH)3  + 8SO42- + 16H+
 
Do đó, chúng ta không nên cải tạo khô và phơi đáy ao quá lâu đối với những ao phèn tiềm tàng. Những vết nứt trên nền đáy tạo điều kiện cho Oxy xâm nhập và oxy hóa Pyrit sắt, khi cấp nước vào hợp chất này giải phóng làm cho nước ao bị phèn và đỏ, rất khó xử lý.

Giải pháp cải tạo tốt nhất cho những vùng đất này là cải tạo ướt và xổ xả liên tục. Nếu có cày đáy ao thì nên cày ướt và ngâm nước ngay, sau đó xổ xả phèn. Nếu có phơi thì cũng chỉ nứt châm chim là vừa.


- Bón Lân đáy ao: Giải pháp bón phân lân với mục đích để các ion sắt kết hợp, khử sắt, giảm phèn và tăng lượng phospho giúp dễ gây màu thường được áp dụng ở những vùng đất phèn tiềm tàng. Tuy nhiên, một nguy cơ cũng rất dễ xảy ra là khi gây màu tảo bất lợi như tảo lam, tảo giáp sẽ phát triển chiếm ưu thế. Như vậy sẽ phát sinh vấn đề khác cần xử lý, chúng ta cần cân nhắc khi bón lót phân lân đáy ao.

- Bón vôi đáy ao: mục đích bón vôi đáy ao để nâng pH đáy, khử phèn, tạo hệ đệm cho ao…Tuy nhiên, lưu ý khi bón vôi đá (vôi nung cục) hoặc vôi nóng bột, chúng ta rải vôi lúc chiều mát và cấp nước ngay ngày hôm sau, không nên rải vôi và phơi ao quá lâu.

- Gây màu nước và xử lý phèn:

+ Sau khi cấp nước hòan chỉnh, quạt nước để trứng tạp nở và tiến hành sát trùng nước, diệt tạp…

+ Quy trình xử lý gây màu nước đối với ao phèn (nước bị phèn) cần thực hiện thêm các bước sau:


Ngày 1
  • Sáng POLYZYME 50cc/1.000m3 mục đích phân cắt nhanh giải phóng phèn nhanh chóng, hỗ trợ tăng kiềm…
  •  
  • Chiều CLINZEX - DS hoặc AQUAZEX - DS 5-7kg/1.000mmục đích kết lắng nhanh ván phèn, hạ phèn, bổ sung khóang chất giúp tảo dễ phát triển.
Ngày  2

Lập lại nếu nước chưa giảm phèn nhiều, thêm vôi Dolomite + vôi nóng ngâm lấy nước tạt vào ban đêm để nâng kiềm.


Ngày 3

BLOOM STARTER 1kg/5.000m
2 đánh vào buổi sáng.

Ngày 4

Lập lại 
BLOOM STARTER. Nếu kiềm <80 thì tiếp tục vôi ban đêm. 


Khi đã có màu thì duy trì BLOOM STARTER liều 1kg/1ha xen kẽ khoáng ENVOMIN 2kg/1.000m3, cách ngày xử lý 1 lần, tăng quạt.

Xử lý Vi sinh liều cao trước khi thả để giải quyết đáy ao bị ô nhiễm do quá trình xử lý kết lắng phèn tạo ra.

Bài viết được thực hiện bởi: KS LÊ TRUNG VIỆT - Công ty VinhthinhBiostadt
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi