FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Biện pháp chữa trị “Bệnh đốm đen” trên tôm thẻ chân trắng



“Bệnh đốm đen” (click vào đây để tìm hiểu chi tiết về bệnh) xuất hiện tại Việt Nam vào đầu năm 2013, ban đầu tập trung nhiều tại tỉnh Sóc Trăng, sau đó lan sang nhiều tỉnh thành khác. Mặc dù không gây ra dịch và thiệt hai nghiêm trọng cho nghề nuôi, nhưng nếu không có biện pháp chữa trị thích hợp và kịp thời thì người nuôi sẽ gặp phải một mùa vụ thất bát hoặc không có lợi nhuận như ý.

Phòng kỹ thuật công ty Vinhthinhbiostadt đã tiến hành nhiều thực nghiệm nghiêm túc để tìm hiểu cặn kẽ về bệnh này cũng như thực hiện việc chữa trị trên những ao nuôi bị bệnh trong thời gian qua. Sự thành công trong rất nhiều trường hợp khác nhau tại các tỉnh thành trên cả nước là cơ sở để chúng tôi trình bày với người nuôi một qui trình hoàn chỉnh bên dưới bằng sản phẩm chất lượng cao của công ty Vinhthinhbiostadt.

Để áp dụng thành công việc chữa trị “bệnh đốm đen” trên tôm thẻ chân trắng, người nuôi cần phải tiến hành đánh giá tỷ lệ nhiễm bệnh ao nuôi của mình bằng biện pháp chài kiểm tra hoặc dùng lồng bắt tôm (trường hợp không thể chài do tôm còn nhỏ hoặc không có chài với kích thước mắt lưới phù hợp). Bên cạnh đó, người nuôi cũng cần đánh giá tình trạng sức khỏe chung của bầy tôm, kiểm tra chất lượng nước và quan sát các dấu hiệu lâm sàng một cách kỹ lưỡng để chắc chắn rằng tôm chỉ bị "bệnh đốm đen" mà không phải bệnh khác (chẳng hạn như EMS – hoại tử gan tụy cấp tính). Kiểm tra PCR tôm bệnh cũng cần phải được thực hiện nếu như người nuôi có điều kiện để khẳng định tôm không bị EMS (vì các triệu chứng "bệnh đốm đen" ở giai đoạn nặng hơn khá giống với EMS) hoặc TSV (hội chứng Taura) ở giai đoạn mãn tính (cũng có nhiều đốm đen trên thân).

Bảng hướng dẫn điều trị bệnh đốm đen tùy theo tỷ lệ nhiễm bệnh được trình bày bên dưới:

 

Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị vì chúng có khả năng gây lờn thuốc nếu sử dụng không đúng cách, tái nhiễm với cường độ cao hơn dẫn đến khó chữa trị, nhiễm bệnh khác vì vô tình gây ra tình trạng lờn thuốc, biến thể với chủng vi khuẩn gây bệnh khác.

Với tỷ lệ nhiễm bệnh dưới 40% bầy đàn, môi trường không bị ô nhiễm trầm trọng và sức khỏe bầy tôm tốt, phác đồ chữa trị trên hoàn toàn có thể giúp người nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn và có một mùa vụ thành công.

Quan trọng hơn hết là việc phát hiện sớm bệnh đốm đen thông qua các dấu hiệu ban đầu như mất nhớt, sần sùi, chậm lột, lột dính vỏ,...để có giải pháp xử lý kịp thời, rút ngắn thời gian và chi phí điều trị. 



Phòng kỹ thuật công ty Vinhthinhbiostadt
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi