Giải pháp gia tăng chồi hữu hiệu trên cây lúa không cần sử dụng Paclo
Đối với cây lúa, quá trình đẻ nhánh ( nảy chồi), nở bụi có quan hệ mật thiết đến quá trình ra lá bao gồm 4 giai đoạn:
1. Phân hóa mầm nhánh
2. Hình thành nhánh
3. Nhánh dài ra trong bẹ
4. Nhánh xuất hiện
Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào phạm vi mắt đẻ, giống, điều kiện ngoại cảnh, mật độ gieo sạ hay cấy, cách bón phân và mực nước trên ruộng
Về cách bón phân: có một nguyên tắc, nếu bón lượng phân cao hơn và sớm hơn, tập trung thì số nhánh đẻ cũng nhiều hơn, tập trung và ít đẻ chồi vô hiệu. Nếu bón phân nhiều, bón phân muộn thì thời gian đẻ nhánh sẽ kéo dài hơn. Ngoài ra, một số bà con còn lạm dụng Paclo để làm giảm sự phân chia tế bào, không chế sự phát triển chiều cao của cây để cây tập trung cho sự phân hóa chồi nhưng dẫn đến hệ lụy là đòng lúa trổ dễ bị nghẹn đòng,lúa không trổ thoát.
Do đó công ty Vinhthinh Biostadt khuyến cáo bà con sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học Wokozim dạng hạt để cung cấp thêm chất điều hào sinh trưởng Cytokinin kích thích sự phân hóa chồi của cây lúa.
Ngoài ra, trong trong sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học Wokozim còn chứa chất điều hòa sinh trưởng thứ 2 là Auxin kích thích sự phát triển của rễ, giúp rễ ăn sâu hơn vào đất. Tăng diện tích bề mặt lá giúp tăng diện tích quang hợp tổng hợp dinh dưỡng.
Liều lượng sử dụng: 5kg Wokozim hạt bón cho 5 công ( 5.000m2) và có thể giảm được 20% lượng phân hóa học như Ure, DAP, Kali
Thời điểm bón tốt nhất: sau dặm vá hoặc sau khi cấy.
Mời quý bà con tham quan ruộng lúa sử dụng sản phẩm phân bón Wokozim hạt từ đầu vụ
Tải app ứng dụng kỹ thuật sản phẩm trên CH play hoặc App store để tích lũy điểm đổi quà tặng khi mua sản phẩm
Bài viết được cập nhật bởi: Phòng marketing- bộ phận Nông Nghiệp- công ty Vĩnh Thịnh Biostadt