FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Giải pháp phòng và trị bệnh phân trắng trên tôm nuôi

Bệnh phân trắng là loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm chân trắng. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn 40 – 70 ngày tuổi và có liên quan mật thiết đến việc quản lý cho ăn và mật độ thả nuôi. Bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn ở những ao nuôi cho ăn dư thừa. Nguyên nhân gây bệnh phân trắng là do ký sinh trùng gregarine ký sinh trong ruột tôm và vi khuẩn, một số trường hợp khác là do độc tố tảo lam và tảo giáp. Tuy nhiên nhìn chung, ở các ao nuôi có tôm bị bệnh phân trắng đều có chung nguyên nhân là hệ thống cung cấp oxy không đạt yêu cầu. Các ao nuôi luôn đảm bảo hàm lượng oxy hoà tan > 4 ppm hầu như không xảy ra bệnh phân trắng.
Cho dù các điều kiện tiên phát dẫn đến bệnh phân trắng là gì đi nữa thì nguyên nhân chính nhất vẫn là do vi khuẩn. Phân lập vi khuẩn trong đường ruột tôm bị bệnh cho thấy luôn có một lượng lớn vi khuẩn tồn tại trong huyết tương, các chủng phát hiện bao gồm: V. vulnificus, V.fluvialis, V.parahaemolyticus, V.alginolyticus, V.damseles, V.minicus và V.cholera với tỷ lệ phần trăm theo trình tự là 80%, 44%, 28%, 20%, 18%, 8% và 6%. (Nguồn: Dr. Chalor Limsuwan)

Người nuôi quan sát thấy dấu hiệu phân trắng sớm khi tôm bắt đầu giảm ăn. Những con tôm bệnh trở nên đen (sậm màu) hơn bình thường, cá biệt sẽ có những con tôm không có thức ăn trong ruột (điều này trái ngược hoàn toàn với việc tôm chân trắng khỏe mạnh luôn có thức ăn trong đường ruột). Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan tụy và ruột tôm sẽ có màu trắng. Sau một thời gian, những con tôm bệnh bị ốp, vỏ mềm, lờ đờ và chết. Thông  thường khi tôm bị phân trắng thì người nuôi thường thu hoạch sớm và mất mùa so với mục tiêu dự kiến ban đầu. Hầu hết những con tôm kích thước lớn thường chết trước và những con nhỏ hơn thì vẫn tồn tại nhưng sau đó thì chúng cũng chết dần. Hệ số thức ăn cao hơn mức bình thường và sản lượng thu hoạch thấp. (Nguồn: Dr.Chalor Limsuwan)

Tôm bệnh có màu sậm hơn (con trên) Bệnh gây ảnh hưởng đến gan tuỵ và đường ruột tôm có màu trắng.
 
Khi một lượng lớn thức ăn được cho vào ao sẽ chẳng có vấn đề gì nếu như tôm nuôi khoẻ mạnh, lớn nhanh và tỷ lệ sống cao. Tuy nhiên, nếu sau tháng nuôi đầu tôm chậm lớn và tỷ lệ sống thấp, trong khi đó một lượng lớn thức ăn vẫn được thêm vào thì nước ao nuôi bắt đầu chuyển dần sang màu tối hơn và không lâu sau đó thì phân trắng bắt đầu xuất hiện. Điều này càng diễn ra nhanh hơn trong những ngày có thời tiết biến đổi liên tục.

PHÒNG NGỪA BỆNH PHÂN TRẮNG

1. Ao nuôi cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thả giống. Đối với ao đất, toàn bộ chất cặn bã, bùn phải được loại bỏ hoàn toàn. Nước cấp vào ao nuôi cần phải được xử lý hoá chất để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. (Nguồn: Dr. Chalor Limsuwan)

2. Không cho tôm ăn dư thừa. Lượng thức ăn ngày đầu tiên thả giống chỉ nên vào khoảng 2 kg/100.000 con và sau 30 ngày thả nuôi, lượng thức ăn không được vượt quá 200 kg/100.000 con. Người nuôi cần phải ước lượng được tỷ lệ sống và tính toán lượng thức ăn dựa trên phần trăm trọng lượng trung bình của tôm như đã trình bày ở phần “Cho ăn trong các tháng kế tiếp”. (Nguồn: Dr. Chalor Limsuwan)

3. Nên duy trì hệ thống quạt nước sao cho hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi luôn ở mức thấp nhất là 3,5 – 4 ppm trước lúc bình minh. (Nguồn: Dr. Chalor Limsuwan)

4. Bổ sung MERA CID (liều dùng: 05 – 10g/kg thức ăn) định kỳ để khống chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng và DIZYME (liều dùng 02 – 03 ml/kg thức ăn) để giúp tôm tiêu hóa tốt và hạn chế ô nhiễm môi trường.

LÀM GÌ KHI TÔM BỊ PHÂN TRẮNG?

Nếu phát hiện tôm bị phân trắng, trong trường hợp nhẹ và mật độ nuôi thưa, biện pháp đơn giản sau đây có thể giúp giải quyết nhanh chóng vấn đề với chi phí thấp:
Ngưng cho ăn tức thời, mở hết quạt nước với tốc độ cao nhất nhằm hỗ trợ nhanh chóng phân huỷ chất thải trong ao nuôi. Sau khi ngừng cho ăn khoảng 01 ngày thì chất lượng nước sẽ được cải thiện đáng kể, màu nước trở nên sáng hơn và phân trắng giảm rõ rệt hoặc đôi khi phân trắng hết hoàn toàn. Sau đó, người nuôi nên tiến hành cho ăn lại với lượng thức ăn ít hơn.

Tuy nhiên, các ao nuôi tại Việt Nam thường nuôi với mật độ cao và oxy không được cung cấp đầy đủ. Do đó, khi tôm bị phân trắng, giải pháp bên dưới có thể giúp tôm nuôi khỏi bệnh trong vòng 02 – 04 ngày. Trong trường hợp tôm bị bệnh gan cùng phân trắng, thời gian chữa trị khoảng 04 – 09 ngày.

Biện pháp chữa trị này được phát triển đặc biệt với sản phẩm MERA CID đi cùng với phác đồ xử lý môi trường hỗn hợp chẳng những giúp tôm nuôi khỏi bệnh nhanh chóng mà còn hỗ trợ tôm nuôi tăng trưởng tốt sau khi hết bệnh. Khác biệt này rất lớn và rất có ý nghĩa đối với biện pháp trị bằng kháng sinh trước đây. Thêm vào đó, acid hữu cơ trong MERA CID có thể sử dụng với liều cao hơn khuyến cáo mà không gây ra ảnh hưởng hạn chế tăng trưởng của tôm nuôi, thậm chí với liều cao hơn tôm có thể nhanh hết bệnh hơn.

PHÁC ĐỒ CHỮA TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG BAO GỒM 02 BƯỚC SONG SONG

Bước 1 – XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Giảm 30 – 50% lượng thức ăn hoặc ngưng cho ăn hoàn toàn cho đến khi hoàn tất bước 1.

2. Mở hết tất cả quạt và chạy quạt 24/24.

3. Diệt khuẩn bằng MIZUPHOR® với liều 0,5 lit/1.000 m3 vào buổi chiều từ 05h00 – 06h00 khi không còn ánh nắng mặt trời.

4. 02  - 03 ngày sau khi diệt khuẩn cấy lại vi sinh liều cao. Có thể sử dụng:

a. MERA BAC W                 : 250 gam/1.000 m3
b. Hoặc ENVIRON – AC       : 02 kg/1.000 m3 (hoặc BIORON – ACENVISO)
c. Hoặc ECOSEN                 : 250 gam/1.000 m3

Bước 2 – CHO ĂN

1. Trộn MERA CID với liều 10 – 15 gam/kg thức ăn, cho ăn tất cả các cữ. Không dùng sản phẩm nào khác để áo, chỉ trộn MERA CID, để khô trong mát 20 – 30 phút trước khi cho ăn.
 
Bài viết được thực hiện bởi: KS. NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN

Tài liệu tham khảo

1. Niti Chuchird - White Feaces and Hepatopancreatic Syndrome Reason and Prevention - Aquaculture Business Research Center, Kasetsart University, THAILAND (Presentation)

2. Chalor Limsuwan – White Feaces Syndrome and Early Mortality Syndrome in Pacific White Shrimp  - Faculty of Fisheries,Kasetsart University Thailand (Paper) 

3. Chanratchakool, P., Turnbell, JF., Funge-Smith, SJ., MacRae, IH. & Limsuwan, C. (1998). Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi, tái bản lần 3. Viện nghiên cứu sức khỏe động vật thủy sinh, Phòng Thủy Sản, Đại học Kasesart, Bangkok, Thailand.

4. Chalor Limsuwan – White Shrimp Culture (WSSV, White Feaces and EMS) - Faculty of Fisheries,Kasetsart University Thailand (Presentation)
 
5. Chalor Limsuwan – The Importance of Dissolved Oxygen in Pacific White Shrimp Culture  - Faculty of Fisheries,Kasetsart University Thailand (Paper)
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi