FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Kỹ thuật bón phân cho cây Dưa Hấu đạt năng suất cao

Dưa hấu cần nhiều Đạm và Kali. Trong đó, đạm có tác dụng giúp cây phát triển tốt trong giai đoạn đầu, nếu cuối thời kỳ bón nhiều phân đạm sẽ làm cho quả phát triển nhanh, năng suất có thể cao nhưng quả nứt ngay trên ruộng, quả tích lũy nhiều nước làm giảm lượng đường trong quả, phẩm chất quả kém và dễ bị thối sau khi thu hoạch.

Lân giúp rễ phát triển tốt, cho nhiều chồi mập, khỏe và cây sẽ cho quả sớm. Kali giúp quả ngọt, ruột chắc, vỏ cứng dễ vận chuyển đi xa.

1. Tổng lượng phân bón cần cho 1000m2 cây dưa hấu từ lúc mới trồng đến lúc thu hoạch

 
  • Phân chuồng hoai và tro trấu: tùy theo nguồn, càng nhiều càng tốt, chủ yếu để làm bầu hoặc bỏ vào hốc, có thể tận dụng cả xác mắm.
  • Vôi bột: Khoảng 300kg/ha.
  • Phân hóa học: Tổng lượng phân cho 1000m2 là 5-7 kg Wokozim hạt, 15-20 kg Urê, 50kg Supe Lân, 5kg DAP và 15kg KCl
2. Cách bón phân cho dưa hấu
 
 
 
 
 
  • Bón phân lót: 5kg Wokozim hạt, toàn bộ lượng 50kg Supe Lân, 5 kg DAP,  phân chuồng.
  • Thúc lần 1 (10 - 15 ngày sau khi trồng): 5kg Urê + 4 kg KCl. Khi dưa bắt đầu bò, đánh rãnh cách gốc 20 – 30cm theo hướng dưa bò, bón phân rồi lấp lại. Trên đất ruộng lúa nên rải phân lên trên mặt sau đó lấp bùn quanh gốc dưa.
  • Thúc lần 2 (20 - 25 ngày sau trồng): 5kg Urê + 4kg KCl . Khi dưa bắt đầu ra hoa, đánh rãnh cách gốc 30 - 45 cm theo hướng dưa bò, bón xong rồi lấp lại như bón lần 1
  • Thúc nuôi trái (sau khi đã để trái): 5kg Urê + 7kg KCl
Chú ý: Có thể dùng phân hỗn hợp NPK (16-16-8-13S) với lượng 500 kg/ha để thay thế phân đơn. Khi bón thúc các đợt nên dựa theo hàm lượng nguyên chất của Urê, DAP, Lân, Kali và tỷ lệ N-P-K trong hỗn hợp để xác định số lượng phân bón hỗn hợp cho thích hợp.

3. Phòng trị bệnh trên dưa hấu

 
Loại sâu bệnh Triệu chứng Cách phòng trị
Nhện đỏ Chích hút mặt lá dưới, ngọn, quả. Truyền bệnh xoắn đọt. Dùng thuốc Sulfex 80WG hoặc thuốc có chứa hoạt chất Hanfenprox
Bọ dưa Dưa vàng lá, có thể chết ngay, bọ trưởng thành cắn thành những đường vòng, thường xuất hiện từ 2 lá mầm đến 5-6 lá Dùng thuốc Tricel 48EC hoặc Regent 0,3G.
Rệp dưa Chích hút nhựa làm lá quăn queo, cây kém phát triển Dùng thuốc Tricel 48EC hoặc Regent 0,3G.
Bệnh chạy dây Gốc thân màu vàng nâu, rễ không phát triển, cây bị thối, héo đột ngột Nhổ bỏ, đốt vì không có thuốc trị
Bệnh héo vàng Cây héo vài nhánh, sau đó lan các nhánh khác, đôi khi thân nứt, rễ thối, gây hại trong tất cả các thời kỳ Dùng Bavistin 50FL, Benomyl, Rovral..nồng độ 2%, Ridomyl, Benlate 1% phun lên lá hoặc tưới gốc
Bệnh thán thư Lở trái dạng tròn 4-5mm, cuống quả teo lại, bệnh rễ phát sinh từ vết cắn của côn trùng Dùng Sulfex 80WG, Bavistin 50FL, Benlat-C, Rovral, Ridomil, Topsin

Bài viết được thực hiện bởi: Th.S TRẦN VĂN TUYẾN - Công ty Vinhthinh Biostadt JSC
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi