1. SỨC KHỎE CON GIỐNG - QUYẾT ĐỊNH 50% THÀNH CÔNG CỦA VỤ NUÔI
Lựa chọn con giống như thế nào là tốt?
Nhà cung cấp con giống có lịch sử kinh doanh tốt trong 3 năm gần nhất.
Trại giống thân quen, sản xuất theo quy trình sinh học. Nguồn gốc tôm bố mẹ rõ ràng & chất lượng.
Thả post thích hợp nhất là PL 10 trở lên (con giống có ít nhất 4 gai trên chủy). Độ mặn thấp hơn 5 phần ngàn thì PL12 thích hợp hơn.
Kiểm tra vi khuẩn Vibrio sp gây bệnh bằng môi trường TCBS, môi trường đặc trưng cho vi khuẩn V.parahaemolyticus hoặc bằng máy PCR (khuyến cáo nên kiểm tra con giống và nước trong bọc tôm để có hướng xử lý tốt).
Thả giống như thế nào là đúng cách?
II. KỸ THUẬT MỚI TRONG SỬ DỤNG VI SINH - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO THẤP NHẤT
Lời khuyên:
Kiểm tra khuẩn Vibrio sp thường xuyên bằng môi trường TCBS hoặc môi trường đặc trưng:
Môi trường TCBS: mật số vi khuẩn dưới 1.000 khuẩn lạc/ml, trong đó khuẩn lạc xanh < 30%.
Môi trường đặc trưng: <30 khuẩn lạc màu tím hoa cà (vi khuẩn gan tụy V.parahaemolyticus) và hạn chế tối đa khuẩn lạc xanh, trắng (vi khuẩn gây bệnh phân trắng).
Thời gian kiểm tra vi khuẩn định kỳ:
Môi trường nước : 3-7 ngày/lần
Tôm (gan tụy & ruột) : 3 ngày/lần
III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHOÁNG TRONG PHÒNG CHỐNG EMS
Sử dụng khoáng chất liên tục trong 60 ngày đầu (1-2 kg/1,000m3) nhằm hỗ trợ tôm nhanh cứng vỏ sau khi lột xác vì giai đoạn này tôm dễ bị vi khuẩn tấn công nhất.
Nên đánh khoáng chất vào lúc nào? Tốt nhất nên bổ sung khoáng vào buổi tối lúc 10-12 giờ đêm vì tôm nuôi thường lột xác vào ban đêm.
EMS thường bùng phát vào giai đoạn triều cường và thời gian trăng tròn. Lời khuyên như sau:
03 ngày trước và 2 ngày sau trăng tròn hoặc triều cường nên giảm 30-50% lượng thức ăn
Điều chỉnh tất cả các chỉ tiêu chất lượng nước về mức tối ưu.
Bổ sung khoáng chất đầy đủ (cho ăn và tạt xuông nước)
Kiểm soát mật số Vibrio trong gan tụy và nước
Ngoài ra cần chú ý một số chủ điểm kỹ thuật khác hỗ trợ phòng chống bệnh gan tụy: