FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Hỏi và đáp thắc mắc chương trình " NHÀ NÔNG THÔNG THÁI"





Trả lời: 

Để phòng trừ sâu đục bông/ quả, công ty khuyến cáo quý bà con sử dụng sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học HALT 5WP với liều lượng 150g/ 200 lít nước. Sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học HALT 5WP với hoạt chất là Bacillus Thurigiensis var. Kustaki. không gây nóng bông đỏ gai trái.

Giai đoạn trái lớn từ 500g thì thường xuất hiện tình trạng úng đít trái, công ty khuyến cáo quý bà con sử dụng thuốc trừ nấm thán thư kết hợp SULFEX 80WG với liều lượng 1kg/ 500 lít nước. Ngoài ra giai đoạn trái lớn khi bón phân cần bổ sung thêm phân bón hữu cơ sinh học WOKOZIM từ 300- 1kg/ gốc tùy độ tuổi cây, phối trộn với phân có hàm lượng Canxi cao để ngừa thối đít trái.





Trả lời: 

Mời quý bà con tham khảo hai đường link bên dưới

Phương pháp điều khiển đọt cây sầu riêng trước khi xổ nhị

http://vinhthinhbiostadt.com/.../dieu-khien-dot-cay-sau...

Quy trình bón phân cho cây sầu riêng và xử lý những tình huống thường gặp

https://www.youtube.com/watch?v=RaZDghQwTro&t=56s



Trả lời: 

Việc tạo mầm cho cây chanh quyết định tỷ lệ ra hoa cao hay thấp.

Để nuôi trái to thì bà con cần áp dụng bón phân hợp lý. Chủ yếu sử dụng NPK 16- 16- 8+ TE công ty Vinhthinh Biostadt ở giai đoạn trái non. Đến khi trái lớn thì chuyển sang công thức NPK 20- 15- 17+ TE công ty Vinhthinh Biostadt. Liều lượng bón là 25kg NPK/ 1 công chanh 1.000 m2, định kỳ 1- 1,5 tháng bón lại 1 lần.

Bên cạnh đó cần sử dụng phân bón hữu cơ sinh học Wokozim dạng lỏng để phun dưỡng trái với liều lượng 500ml/ 400 lít nước, phun ướt đều trái và tán lá.



Trả lời:

Bệnh chủ yếu do các loại nấm dưới đất gây bệnh như Fusarium, Phytophthora, Pythium, Rhizoctonia… Tuy nhiên, nguyên nhân ban đầu do tuyến trùng, côn trùng… gây thương tổn, tạo cửa ngõ để nấm bệnh xâm nhập gây hại, nhất là nấm Fusarium sp., Phytophthora sp. Bộ rễ chết khô, vỏ bong tróc dẫn đến cành tương ứng bị khô khốc, lá vàng và rụng

Cách khắc phục

Kiểm tra pH trên vườn, nếu pH trên vườn nằm ở mức quá thấp từ 4- 4.5 thì tiến hành ngâm vôi với liều lượng 2kg/ 200 lít nước, chắt lấy nước trong tưới ướt gốc

03 ngày sau tiến hành tưới gốc bằng sản phẩm
phân bón hữu cơ sinh học Wokozim dạng lỏng ( 500ml/ 500 lít nước) pha chung với Ridomil hoặc Mancozeb để diệt nấm bệnh hại rễ và kích thích rễ mới phát triển. Sau đó rải phân hữu cơ ủ hoai với 5kg phân bón hữu cơ sinh học WOKOZIM rải cho 1 công chanh 1.000 m2.

Định kỳ 7- 10 ngày phun sản phẩm
phân bón hữu cơ sinh học Wokozim dạng lỏng ( 500ml/ 500 lít nước). Cây sẽ dần phục hồi sau 12- 15 ngày xử lý, lá non bắt đầu nhú ra và rễ tơ mới phát triển.



Trả lời:

Về cơ chế thì sự rụng trái là do một số tế bào ở cuống trái bị chết tạo thành một tầng rời.

Để khắc phục hiện tượng rụng trái non sinh lý ở chanh bông tím và chanh không hạt thì bà con cần chú ý:

Khi thiếu dinh dưỡng cây chanh sẽ không đủ sức nuôi số trái nên phải rụng bớt đi để dồn sức nuôi một số trái còn lại. Để khắc phục thì ngay sau khi thu hoạch vụ trước phải bón đầy đủ phân hữu cơ kết hợp phân bón hữu cơ sinh học WOKOZIM có tăng cường Auxin và Cytokinin để phục hồi hệ rễ già cỗi. Liều lượng sử dụng thì bà con bón 5kg phân phân bón hữu cơ sinh học WOKOZIM
  trộn với hữu cơ hoai mục rải đểu cho 1 công chanh 1.000 m2 .
 
Đến thời kỳ cây ra hoa thì bổ sung thêm điều hòa sinh trưởng cho cây ức chế hình thành tầng rơi với dòng sản phẩm 
phân bón hữu cơ sinh học Wokozim dạng lỏng với liều lượng 500ml/ 400 lít nước phun định kỳ từ lúc ra hoa đến lúc đậu trái.

Ngoài ra, trong giai đoạn mùa khô thì bà con cần lưu ý giữ ẩm cho đất,. Tuyệt đối không tưới đột ngột sẽ làm cây bị sốc nước dẫn đến rụng trái. Khi bón phân nuôi trái thì nên sử dụng công thức 
NPK 16- 16- 8+ TE công ty Vinhthinh Biostadt  ở giai đoạn trái non. Đến khi trái lớn thì chuyển sang công thức NPK 20- 15- 17+ TE công ty Vinhthinh Biostadt.. Liều lượng bón là 25kg NPK/ 1 công chanh 1.000 m2, định kỳ 1- 1,5 tháng bón lại 1 lần.



Trả lời:

Trên cây chanh có 2 bệnh chủ yếu gây giảm chất lượng trái đó là ghẻ loét và ghẻ nhám

-      Ghẻ loét trên cay chanh do vi khuẩn Xanthomonas campestris gây ra.

-      Ghẻ nhám trên cây chanh do nấm Elsinoe fawcettii gây ra.

Vi khuẩn Xanthomonas campestris hay nấm Elsinoe fawcettii đều xâm nhiễm qua vết thương ở các bộ phận của cây như lá, đọt non do côn trùng ( sâu vẽ bùa, nhện đỏ). Lá, cành non, trái thường bị nhiễm qua không khí khi có sương hay mưa gió làm ướt vết bệnh, vi khuẩn trong vết bệnh sẽ tràn ra và từ đó gió, nước mưa, côn trùng (sâu vẽ bùa, nhện đỏ) sẽ làm lây lan bệnh.

Do đó để quản lý bệnh ghẻ loét và ghẻ nhám trên cây chanh thì bà con cần phun thuốc trừ nhện SULFEX 80WG với liều lượng 1kg/ 500 lít nước, đối với sâu vẽ bùa thì bà con sử dụng thuốc trừ sâu sinh học HALT 5WP với liều lượng 200g/ 250 lít nước. Phun định kỳ vào các đợt cây ra đọt, lá non, hoa, trái. Sau đó phun định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần. 






Trả lời:

Hiện tượng mít bị hở/ nứt múi đầu cuống do nguyên nhân như:

Nguyên nhân thứ nhất: có thể do thiếu Canxi và Kali. Khắc phục bằng cách bón phân cân đối. Sử dụng công thức 
NPK 16- 16- 8+ TE công ty Vinhthinh Biostadt ở giai đoạn trái non.

Đến khi trái lớn thì chuyển sang công thức 
NPK 20- 15- 17+ TE công ty Vinhthinh Biostadt. Liều lượng bón là 25kg NPK/ 1 công 1.000 m2; có thể bổ sung thêm 5kg phân bón hữu cơ sinh học WOKOZIM bổ sung trung vi lượng để rải 1 công, định kỳ 1- 1,5 tháng bón lại 1 lần.

Bắt đầu từ năm thứ 2 nên bón vôi vào đầu mùa mưa. Phun dưỡng trái định kỳ bằng sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học Wokozim dạng lỏng ( 500ml/ 400 lít nước) pha với phân bón lá có hàm lượng Canxi và Bo cao.

Nguyên nhân thứ hai: do nấm xâm nhập từ khi trái nhỏ có đường kính từ 1- 3cm tạo ra các điểm đen nhỏ trên vỏ trái, đến khi trái lớn thì các điểm đen này nứt và tách ra. Khắc phục bằng cách tạo vườn thông thoáng, không nên trồng quá dày; phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh có hoạt chất Azoxystrobin hoặc Difenoconazole hoặc Chlorothalonil với 
SULFEX 80WG không pha chung với thuốc gốc đồng.


 
Trả lời:

Trong trường hợp bệnh gây hại trên hoa và trái non, làm trái thối đen và rụng. Vết bệnh khởi đầu là đốm màu nâu đen, sau bệnh lan dần cả trái, làm cả trái bị thối đen. Trên vết bệnh sản sinh các sợi nấm và túi bào tử màu đen mọc tua tủa. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào của trái. Bệnh lây lan nhanh từ trái này sang trái khác. Bệnh chỉ gây hại giai đọan trái non.
 
Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, đất ẩm thấp đọng nước. Sợi nấm sẽ sản sinh rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa.
 
Biện pháp phòng trừ:
 
+ Vệ sinh vườn cây,  thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy. Chú ý  loại bỏ những hoa mít đực đã khô.

+ Tỉa cành thông thoáng hơn.

+ Chọn giống ít nhiễm sâu, bệnh.

+ Bao trái lúc còn nhỏ.

+ Phát hiện bệnh mới chớm phun các lọai thuốc hóa học: có hoạt chất trừ nấm bệnh với SULFEX 80WG trừ thuốc gốc đồng.


Bài viết được cập nhật bởi: Phòng marketing- bộ phận Nông Nghiệp- công ty Vĩnh Thịnh Biostadt

Tư vấn kỹ thuật: 0915 446 744

Fanpage: Wokozim- Phân bón hữu cơ sinh học

Youtube: Wokozim Vĩnh Thịnh Biostadt






Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi