Tìm hiểu kết cấu đất phù hợp để trồng cây cam sành và kỹ thuật chăm sóc cây cam giai đoạn kiến thiết cơ bản
I.Điều kiện sinh trưởng của cây cam sành.
Nhiệt độ: Cây cam sinh trưởng tốt ở nhiệt đới. Trừ một số vùng có sương muối kéo dài, thì các vùng khác có thể phù hợp với việc trồng cây cam.
Ánh sáng: Cây cam không ưa ánh sáng trực xạ, thích hợp ánh sáng tán xạ. Nhưng không nên trồng cây cam ở dưới những cây to vì sâu bệnh có thể gây hại cho trái cam. Nên trồng cây ở mật độ hợp lý, nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời.
Nước: Cây Cam là giống cây có đặc tính ưa ẩm và chịu hạn kém. Chúng có nhu cầu nước cao ở những giai đoạn: nảy mâm, phân hóa mầm hoa, tạo quả và phát triển quả. Nhưng chúng lại là loại cây chịu úng kém.
Thổ nhưỡng: Cây cam thích hợp với vùng đất có nhiều mùn, khả năng thấm nước và thoát nước tốt, có tầng đất dày, giữ ẩm tốt. Không nên trồng cam ở nơi có đất sét nặng, đất cát già hoặc tầng đất mỏng. Độ pH của đất thích hợp trồng cam là từ 5.5 – 6 . Những nơi có pH thấp thì nên bón phân để nâng độ pH lên.
Nhu cầu dinh dưỡng: Để cây phát triển tốt cũng như các loài cây khác, cây cam cũng cần được cung cấp cân đối và đầy đủ các nguyên tố đa lượng NPK và các nguyên tố vi lượng như Ca, Mg…
II.Quy trình bón phân cho cây cam sành giai đoạn kiến thiết cơ bản
Với quy trình kỹ thuật, bà con sẽ giải quyết được các yếu tố về thổ nhưỡng nâng độ pH của đất thích hợp trồng cam là từ 5.5 – 6 khi định kỳ bón phân bón hữu cơ sinh học Wokozim hạt như khuyến cáo. Đồng thời bộ sản phẩm NPK Vĩnh Thịnh bón qua gốc cũng cung cấp cân đối dinh dưỡng đa lượng, vi lượng và cả chất điều hòa sinh trưởng Auxin, Cytokinin giúp cho cây cam phát triển cơi tược tròn đều tán.
Hình ảnh vườn cam sành giai đoạn kiến thiết cơ bản sử dụng quy trình trên:
Link tham quan vườn cam sành theo quy trình kỹ thuật công ty Vinhthinh Biostadt:
Bài viết được cập nhật bởi: KS. Nguyễn Ngọc Sơn- bộ phận Nông Nghiệp- công ty Vĩnh Thịnh Biostadt