FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Quy trình phòng ngừa bệnh đốm trắng (nấm tắt kè) trên Thanh Long với SULFEX 80 WG

Theo ghi nhận của Viện Cây ăn quả miền Nam, trên thực tế bệnh đốm trắng (nấm tắt kè, đốm nâu...) đã xuất hiện rải rác đầu tiên vào năm 2008 tại Bình Thuận, Tiền Giang và đến năm 2011 trở lại đây thì bệnh tấn công mạnh và lây lan nhanh hơn. Mức độ bệnh ở các vườn, địa phương khác nhau, dao động từ 20-50%, có những vườn mất trắng năng suất do trái bị nhiễm bệnh không thể thu hoạch được, thiệt hại rất lớn cho nhà vườn trồng thanh long.

Mặc dù đã có rất nhiều khuyến cáo của ngành Bảo vệ thực vật và địa phương trong việc quản lý bệnh đốm trắng trên thanh long nhưng chưa mang lại kết quả như mong muốn. Sau đây là biện pháp sử dụng thuốc và phân bón giúp bà con nông dân phòng ngừa bệnh đốm trắng một cách hiệu quả:

Giai đoạn búp: 5 ngày phun 1 lần

Lần 1: Phun dưỡng búp

 
  • Phun dưỡng búp:  Wokozim lỏng (20ml/16 lít) + Gibberellin + phân N-P-K (20-20-20) với liều lượng 15g/16 lít.
  • Phòng ngừa nấm bệnh hay đốm trắng thanh long: Kết hợp Sulfex 80WG (40g/16 lít) với các thuốc có hoạt chất Trifloxystrobin và Tebuconazol
  • Thuốc sâu: Tricel 48EC (30ml/16 lít):  phòng rệp sáp gốc
  • Chú ý: Kết hợp bón Wokozim hạt 50g/trụ (Hệ vi sinh vật trong Wokozim sẽ giúp tiêu diệt các loại nấm gây hại cho thanh long, đồng thời bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho cây) và phân N- P- K có hàm lượng Kali cao để đạt năng suất và chất lượng tốt hơn.
Lần 2: Phun búp lớn
 
  • Phun dưỡng búp:  Wokozim lỏng (20ml/16 lít) + Gibberellin + phân N-P-K (20-20-20) với liều lượng 15g/16 lít.
  • Thuốc nấm bệnh: Kết hợp Sulfex 80WG (40g/16 lít) với các thuốc có hoạt chất Hexaconazole
Lần 3: Phun lấy tai đầu (chiều phun tối trổ hoặc tối trổ chiều hôm sau phun)
 
  • Wokozim lỏng (20ml/16 lít) + Gibberellin + phân N-P-K (20-20-20) với liều lượng 15g/16 lít.
  • Thuốc nấm bệnh: Phối hợp Sulfex 80WG (40g/16 lít) với các thuốc có hoạt chất Thiophanate-methyl.
  • Thuốc sâu: Tricel 48EC (30ml/16 lít) phòng rệp sáp gốc.
Giai đoạn trái: 5 ngày phun 1 lần

Lần 1: Phun trái

 
  • Phun dưỡng trái: Wokozim lỏng (20ml/16 lít) + Gibberellin +  + phân N-P-K (20-20-20) với liều lượng 15g/16 lít.
  • Phòng ngừa đốm trắng thanh long: Kết hợp Sulfex 80WG (40g/16 lít) và các thuốc có hoạt chất Propineb.
  • Thuốc sâu: Tricel 48EC (30ml/16 lít) phòng rệp sáp gốc.
  • Chú ý: Kết hợp bón Wokozim hạt 50g/trụ và phân N- P- K có hàm lượng Kali cao để đạt năng suất và chất lượng tốt hơn.
Lần 2: Phun trái
 
  • Phun dưỡng trái: Wokozim lỏng (20ml/16 lít) + Gibberellin +  phân N-P-K (20-20-20) với liều lượng 15g/16 lít.
  • Thuốc nấm bệnh: kết hợp phun Sulfex 80WG (40g/16 lít) với các thuốc có hoạt chất Azoxystrobin.
  • Thuốc sâu: Tricel 48EC (30ml/16 lít) phòng rệp sáp gốc.
 Lần 3: Phun trái lớn (cách 7 ngày trước khi chín )
 
  • Phun dưỡng trái: Wokozim lỏng (20ml/16 lít)  + Gibberellin + phân N-P-K (20-20-20) với liều lượng 15g/16 lít.
  • Thuốc nấm bệnh: Kết hợp Sulfex 80WG (40g/16 lít) và các sản phẩm có hoạt chất Tebuconazole và Trifloxystrobin.
  • Thuốc sâu: Tricel 48EC (30ml/16 lít) phòng rệp sáp gốc.
Lần 4: Phun khi trái bắt đầu chín
 
  • Sử dụng phân bón hàm lượng Kali cao phun dưỡng trái (50g/ bình 16 lít).
  • Phòng ngừa nấm bệnh: Phối hợp Sulfex 80WG (40g/16 lít) và các thuốc có hoạt chất Thiophanate-methyl.
  • Thuốc sâu: Tricel 48EC (30ml/16 lít) phòng rệp sáp gốc.
Ngoài ra, bà con nông dân có thể phối hợp các biện pháp kỹ thuật sau đây:
 
  • Tỉa bỏ và tiêu huỷ bằng cách chôn sâu hoặc đốt cành, nụ bông, trái bị nhiễm bệnh. Tuyệt đối không được vứt bỏ trên mặt liếp hay quăng xuống mương nước sẽ làm mầm bệnh dễ lây lan. Ngoài ra, nên tỉa loại bỏ bớt những cành vô hiệu, cành ốm yếu, cành nằm sâu bên trong tán để tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây.
  • Nên bón vôi cho toàn bộ vườn theo định kỳ 1-2 lần/ năm vào đầu và cuối mùa mưa.
  • Dọn sạch cỏ và tạo điều kiện thoát nước tốt, nhanh chóng cho vườn thanh long trong điều kiện mưa bão.
  • Đối với những vườn được trồng bằng trụ sống (me Tây) phải khống chế tối đa sự che phủ phía trên đầu (đỉnh) trụ để tạo điều kiện thuận lợi cho cành thanh long có thể nhận ánh sáng được đầy đủ hơn.

Bài viết được thực hiện bởi Th.S TRẦN VĂN TUYẾN - Công ty Vinhthinh Biostadt

 
Từ khóa: Đốm trắng
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi