Quy trình bón phân cho mít hạn chế xơ đen khắc phục hiện tượng nám da trái
Một vài năm trở lại đây cây mít Thái siêu sớm đang là loại cây trồng phổ biến, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, để mít bán có giá trước tiên phải tỉa và chọn để trái có gai đều, dài, suông, cách gốc cây từ 7 - 8 tấc thì sau này trái mới to và nặng ký.
Chúng ta cùng tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng cây mít và cách tạo mầm xử lý ra hoa cũng như dưỡng trái sao cho mít đạt tiêu chuẩn loại 1 với quy trình của công ty Vĩnh Thịnh Biostadt.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây mít
Đạm: Rất cần thiết trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, giúp cây phát triển mạnh về thân, cành lá.
Lân: chủ yếu dùng bón lót, giúp cây phát triển bộ rễ, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi.
Kali: Có vai trò quan trọng trong việc hình thành hoa và nuôi quả, hạn chế hình thành tầng rời khi ra hoa.
Lưu huỳnh: Giúp tăng phẩm chất và hương vị.
Thời vụ và mật độ trồng:
Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm.
Mật độ trồng 30-50 cây trên 1000m2.
Phân Bón Lót:
Bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, 150-250 g Super lân, 30g Wokozim trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.
Quy trình bón phân cho mít từ mới trồng đến thu hoạch và cách tạo mầm:
Lưu ý:
Bón phân hóa học kết hợp với phân chuồng ở những giai đoạn tương ứng.
Quan tâm bổ sung cho cây, các loại phân trung lượng, vi lượng, giúp cây nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, nên kết hợp với những đợt xịt thuốc sâu rầy để cung cấp phân nuôi cây.
Bón phân cho cây trước khi ra hoa cần dựa vào kinh nghiệm xử lý ra hoa và các dự báo về thị trường ở thời kỳ thu hoạch.
Link tham quan vườn mít sử dụng theo quy trình trên:
Bài viết được thực hiện bởi: KS. Nguyễn Ngọc Sơn- công ty Vĩnh Thịnh Biostadt