FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Wokozim giúp tiết kiệm 20-30% phân hóa học trong sản xuất lúa ở ĐBSCL


Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó phòng phụ trách vùng Nam Bộ (Cục Trồng trọt), mỗi năm, chỉ riêng phân Urê Việt Nam thất thoát khoảng 1 triệu tấn so với tổng nhu cầu sử dụng là 2 triệu tấn, tương đương mất 10.000 tỉ đồng. Đây cũng là thông tin mà đa số các đại biểu nhận định tại Hội thảo “Tăng năng suất sản xuất nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch” vừa được tổ chức tại Tiền Giang.

Thực tế, nông dân ở ĐBSCL luôn luôn bón phân cao hơn nhu cầu thực tế của cây lúa, nhiều nông dân có cách tính là mình có bao nhiêu công (1.300 m2) thì mỗi vụ sẽ sử dụng bấy nhiêu bao phân thì mới đủ, có khi dư giả mua thêm để cho cây lúa sung hơn và trúng hơn kẻo phải có năng suất thấp hơn ông bạn lân cận mình!?

Theo PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ (Khoa Nông nghiệp, ĐH Cần Thơ) thì chỉ cần bón theo lượng phân theo công thức 90 – 80 – 50 cho vụ Hè Thu (cho vùng đất phèn) và 100 – 60 – 40 cho vụ Đông Xuân là đạt, nhưng nông dân luôn luôn bón rất nhiều hơn so với khuyến cáo.

Một điều cần phải biết là, chúng ta sản xuất lúa thì sản phẩm cuối cùng thu về là hạt lúa chứ không phải là rơm rạ, từng loại phân bón sẽ cần thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây và từng thời điểm mà cây lúa cần một lượng phân nhất định. Mặc khác, khi cây lúa đã hấp thu đủ để dự trữ cho các quá trình quang tổng hợp của nó rồi và đã bảo hoà rồi thì nó cũng sẽ thôi không hấp thu nữa chứ không phải là cây lúa lúc nào cũng hấp thu liên tục, đến khi nó sử dụng vơi đi lượng dinh dưỡng dự trữ rồi thì nó lại tiếp tục hấp thụ. Vì thế trong lúc nó ngưng hấp thu thì trong khi đó phân bón đã được bón vẫn tiếp tục phân giải và chuyển hoá nên sẽ dẫn đến sự mất mát phân bón là chuyện không thể tránh khỏi. Các yếu tố như thời tiết nắng hạn hay mưa dầm, cỏ dại, thấm sâu, chảy tràn…cũng góp phần vào sự mất mát phân bón cho lúa hiện nay. Do vậy chúng ta cần phải hiểu được nhu cầu của cây lúa và tác động đúng lúc đúng lượng thì mới làm giảm đi sự thất thoát này.

Cây lúa có 3 giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến năng suất nhất:

Giai đoạn 1: từ khi sạ đến kết thúc đẻ nhánh:  0- 30 ngày sau sạ

Trong giai đoạn này cây lúa cần  phải phát triển chồi và thân lá, đặc biệt bộ rễ phải phát triển mạnh, mọc sâu và lang rộng thì mới có thể hấp thu dưỡng chất đủ để cho chồi nhánh và lá phát triển. Cây lúa phải to khoẻ, lá dày thẳng đứng, thân đừng quá cao thì chắc chắn sẽ hạn chế đổ ngã về sau và sẽ cho bông lúa to và nhiều hạt. Đạm và Lân  là 2 dưỡng chất lúa cần nhiều nhất để phát triển sinh khối và chuẩn bị cho quá trình tượng khối sơ khởi tạo hạt.

Giai đoạn 2giai đoạn làm đòng (bắt đầu tượng khối sơ khởi đến trổ): 30 – 50 ngày sau sạ

Quyết định đến số hạt trên bông lúa, giai đoạn này cây lúa cần nhiều dinh dưỡng để thực hiện quá trình phân hoá mầm hoa và tạo hạt. Nếu thiếu dưỡng chất do cây suy yếu (hệ quả của giai đoạn 1) thì sẽ cho số hạt trên bông ít.

Ngoài ra, sự thụ phấn cũng tác động đến tỷ lệ số hạt chắc trên bông rất lớn, ở thời điểm thụ phấn nếu bị mưa bão thì lúa sẽ thất vì tỷ lệ thụ phấn sẽ rất thấp, giai đoạn bung nhụy này rất mẫn cảm với thời tiết là mưa bão. Đặc biệt, ở thời điểm từ 9h sáng đến 14h chiều, trong thời gian này tỷ lệ các hoa lúa đang bung phấn nên hai vỏ trấu hở ra khoảng vài giờ để tạo điều kiện cho quá trình tự thụ phấn, sau khi nhiệt độ và ẩm độ giảm thì hai vỏ trấu này khép lại, kết thúc quá trình thụ phấn. Nếu trong giai đoạn này, nước rơi vào bầu nhụy của hoa lúa sẽ làm cho nhụy hoa đó bị thối hoặc bất thụ, dẫn đến hạt lúa đó bị lép. Cho nên giai đoạn này cần phải tránh phun xịt vào buổi trưa.

Giai đoạn 3: giai đoạn vào gạo

Trong giai đoạn này, các dưỡng chất tập trung ở lá đòng (lá đài) sẽ chuyển vị vào hạt lúa. Mối quan hệ giữa bông lúa và lá đài  ở giai đoạn này giống như người mẹ và đứa con, trong đó con là hạt lúa. Nếu như lá đài bị sâu cuốn lá ăn bớt hoặc bệnh hại thì quá trình nuôi dưỡng hạt sẽ bị hạn chế và kết quả sẽ dẫn đến hiện tượng “lép cậy”. Nếu như lá đài vẫn xanh tốt đến cuối quá trình vào hạt thì chắc chắn rằng các hạt lúa sẽ được nhận đầy đủ dưỡng chất từ “mẹ” thì chúng sẽ no tròn và “chín chắc tới cậy”. Tuy nhiên, trong giai đoạn này là giai đoạn lão hoá nên lá đài có xu hướng vàng đi theo thời gian, nếu lá càng mau chóng vàng úa thì quá trình vào gạo sẽ càng chậm và “gạo” sẽ vào hạt ít hơn nên hạt sẽ nhẹ hơn và ngược lại. Vì thế cần phải giữ cho lá đài xanh tốt đến khi hoàn tất quá trình này thì trọng lượng của hạt mới cao và cho năng suất cao hơn.

Trên cơ sở đó, công ty Vĩnh Thịnh Biostadt đã áp dụng phân bón Wokozim dạng hạtdạng lỏng nhập khẩu từ Ấn Độ vào quy trình canh tác lúa từ năm 2011 đến nay ở các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Trà Vinh…rất thành công, tiết kiệm được 20-30% lượng phân hoá học mà năng suất lúa vẫn cao hơn so với điều kiện canh tác thông thường trước đây.

Chú Út Râu, nhà ở Xã Mỹ Hoà, huyện Tháp Mười  tỉnh Đồng Tháp, là một nông dân giỏi và được cả xóm tin tưởng và hay học theo những kỹ thuật của chú Út. Chú ÚT được giới thiệu về sản phẩm Wokozim cả dạng hạt - dạng lỏng và chú được nhân viên kỹ thuật của công ty hướng dẫn cụ thể về quy trình sử dụng để áp dụng trên ruộng lúa của mình trong vụ Hè Thu 2013. Kết quả tiết kiệm được gần 30% lượng phân bón hàng năm nhưng năng suất vẫn đạt và thậm chí cao hơn mọi năm. Chi tiết cụ thể như diễn giải bảng sau:


Phân bón sử dụng Đông Xuân năm 2012 (Kg) Hè Thu năm 2013 (Kg) Giảm phân (Kg)
Ure 150 130 20
DAP 250 175 75
KCl 100 70 30
Tổng 500 375 125
Năng suất 7.3 tấn/ha 7 tấn/ha  
 

Như vậy cho thấy năng suất của vụ Hè Thu 2013 (7 tấn/ha) tuy thấp hơn Đông Xuân năm 2012 (7,3 tấn/ha) nhưng lượng phân bón giảm thấp hơn đáng kể là 125 kg so với Đông Xuân 2012,  tiết kiệm được hơn 30% trong vụ Hè Thu 2013.

Thông thường năng suất của vụ Hè Thu không bao giờ cao hơn vụ Đông Xuân và mọi năm chú Út không bao giờ đạt được 7 tấn/ha trong vụ Hè Thu, chú Út cho biết nếu trong vụ Hè Thu chỉ đạt tốt lắm và tối đa là 6 tấn/ha, nhưng khi áp dụng Wokozim thì lại cho năng suất cao hơn mà lạ giảm phân hơn so với thường niên. Và hiện nay, vụ Thu Đông 2013 chú lại tiếp tục sử dụng Wokozim bón gốcWokozim phun trên lá theo quy trình, vụ này mặt dù chưa thu hoạch nhưng nhìn đồng lúa xanh tốt. Chú Út Râu mãn nguyện và nói vui rằng: “Năm nay, cũng nhờ có Wokozim mà lúa tui ăn chắc lúa của ông suôi của tui”. Chú Út dự đoán lúa sẽ có năng suất không dưới 6 tấn/ha trong vụ Thu Đông này. Hiện nay, chú Út Râu đang hướng dẫn cụ thể và giới thiệu cho bà con trong xóm để nhằm làm giảm chi phí mà năng suất vẫn tăng hơn để góp phần tăng chất lượng đời sống cho bà con xã Mỹ Hoà, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.


Bài viết được thực hiện bởi: Th.S NGUYỄN KHIẾT TÂM - Công ty Vinhthinh Biostadt JSC
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi