Quy trình dưỡng dây phục hồi cho cây thanh long và kỹ thuật xử lý ra hoa mùa nghịch cho thanh long ruột đỏ
Có thể nói năm 2021 là năm khó khăn cho chuỗi sản xuất và xuất khẩu nông sản nói chung và thanh long nói riêng. Nhiều bà con phải trải qua “cuộc chiến” này với chiến lược “lấy số lượng bù giá cả”. Và cứ thế, cây thanh long phải tự vận thân nó để nuôi thêm “đàn con nhỏ” với nhiều loáng trái, nụ có độ tuổi khác nhau.
Hầu hết người nông dân trồng thanh long đã gần như đã vắt kiệt “ sức’ của cây trồng này bằng cách cắt giảm tối đa chi phí đầu tư: phân bón, thuốc BVTV. Với lối canh tác “ thắt eo buộc bụng” này thì hiện nay nhiều vườn thanh long đã dần xuống dốc, giàn dây teo tóp và cây suy kiệt trầm trọng.
Hình ảnh vườn thanh long suy sau giai đoạn hàng mùa
Công ty Vĩnh Thịnh Biostadt luôn đồng cảm với những khó khăn, trăn trở của bà con về vụ đèn sắp tới nên đã chiết lọc đưa ra một quy trình cân đối cho một ca đèn, lưu ý liều lượng bón cho 1 gốc thanh long như sau:
Giai đoạn phục hồi:
Trước khi vô đèn 10 - 15 ngày: bà con nông dân nên xử lý bộ rễ và dưỡng lại giàn dây để dây thanh long có lực lại sau một thời gian mùa siết trái, với liều lượng bón 100g NPK 16 – 16 – 8 + TE Vĩnh Thịnh + 50g Wokozim hạt + 0,5 kg Lân.
Giai đoạn xử lý trước chong đèn:
3 ngày trước xông đèn: sử dụng thêm 50ml Wokozim lỏng + 2 gói PBL NPK 10-52-10 cho bình 16 lít. Ngoài ra bà con có thể phun Sulfex 80WG để phủ dây trước khi gắn đèn nhằm hạn chế nấm bệnh phát sinh trong thời gian xông đèn.
Khoảng cách treo đèn chong
Giai đoạn trước khi rút đèn 1 ngày hoặc sau khi rút đèn 1 ngày: bà con cần bón thêm 50g Ure + 40g KNO3, kết hợp phun thêm lần 2 với liều lượng 50ml Wokozim lỏng + 2 gói PBL NPK 10-52-10 cho bình 16 lít.
Giai đoạn sau khi rút đèn: Tưới nước 4 - 5 ngày vào khoảng thời gian giữa ngày khi trời đang nắng để làm cho mắt gai ấm sẽ nứt ra nhiều hơn.
Giai đoạn nuôi nụ
Giai đoạn nụ 10 ngày:150g NPK 16 – 16 – 8 + TE Vĩnh Thịnh + 50g Wokozim hạt. Để khắc phục hiện tượng đỏ nụ thanh long, bà con pha bình 8 lít: 30ml Wokozim lỏng + 1 gói PBL NPK 10-52-10 + 50g Sulfex 80WG phun ướt đều nụ.
Giai đoạn nụ 20 ngày (nụ 1 tấc): tiếp tục bón 150g NPK 20 – 15 – 17 + TE Vĩnh Thịnh. Lưu ý nên bón trước trổ 4 - 5 ngày. Phun dưỡng nụ lần 2 với 30ml Wokozim lỏng + 1 gói PBL NPK 10-52-10 + 50g Sulfex 80WG pha bình 8 lít.
Vườn thanh long đủ lực trong giai đoạn mang nụ
Hình ảnh vườn thanh long ra nụ tròn đều trụ
Giai đoạn nuôi trái
Giai đoạn hình thành trái non (trái 7 ngày): Giai đoạn này nếu hệ rễ cây yếu, dây teo tóp trái thanh long rất dễ bị bó trái, đỏ tai. Vì vậy bà con nên áp dụng bón phân theo công thức 150g NPK 16 - 16 – 8 +TE Vĩnh Thịnh + 50g Wokozim hạt giúp trái thanh long có màu mỡ gà và giãn trái hơn.
Giai đoạn trái 14 - 15 ngày: bà con nông dân cần tăng thêm lượng phân bón 200g NPK 20 - 15 - 17 Vĩnh Thịnh +TE + 50g Wokozim hạt để thúc trái lớn với kích cỡ tối đa.
Ở 2 giai đoạn trái 7 ngày và 14 ngày, bà con nên pha thêm 30 ml Wokozim lỏng cho bình 8 lít để giãn nở tế bào trái và cứng tai ngoe hơn.
Giai đoạn 20 - 24 ngày:150g NPK 17 - 5 – 25 +TE Vĩnh Thịnh, kết hợp phun tạo màu dòng PBL NPK 12 – 3 – 42 + TE để trái bóng đẹp, nặng kí.
Bộ sản phẩm được ứng dụng trong quy trình trên:
Bài viết được thực hiện bởi: KS. Nguyễn Thị Thanh Ngân - bộ phận Nông Nghiệp - công ty Vĩnh Thịnh Biostadt